Trong thiết kế và sản xuất nội thất, hiện nay gỗ tự nhiên là loại gỗ được mọi người vô cùng ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi . Trong đó, không thể không nhắc đến gỗ Lát cùng với sự ưa chuộng của gỗ Lát hiện nay thì rất nhiều người thắc mắc “Gỗ Lát có tốt không? Gỗ Lát thuộc nhóm mấy?” Hãy cùng tìm hiểu về gỗ Lát qua bài viết dưới đây.
Tên gọi : Thường gọi là cây gỗ Lát
Tên khoa học : Có tên là Chukrasia
Thuộc họ : Cây gỗ Lát thuộc họ Xoan (Meliaceae)
Thuộc bộ : Cây gỗ thuộc bộ Sapindales
Cây gỗ Lát thuộc nhóm I trong bảng phân loại gỗ Việt Nam.
Xuất xứ: Có nguồn gốc từ các nước Châu Á .
Đặc điểm nhận dạng :
Đây là một loại cây thân gỗ thẳng, có đường kính thân gỗ khá lớn và có chiều cao từ 20 – 30m. Đặc biệt là các cây gỗ có tuổi đời càng cao thì sẽ cho thớ gỗ mịn và vân gỗ dày rất đẹp mắt.
Gốc có bạnh vè lớn, cành rậm, vỏ thân màu nâu nhạt rạn nứt dọc. Cành non có màu đỏ nâu với lớp lông mịn. Lá kép lông chim một lần chẵn mọc cách, lá có kích thước 30 - 50 cm. Hoa màu trắng kem, có mùi thơm nhẹ, kích thước hoa 1,2 - 1,5 cm. Quả hình cầu hoặc bầu dục màu xám vàng đến nâu, kích thước từ 3,5 - 4 cm.
Đặc điểm sinh thái , sinh học :
Cây ưa sáng sống lâu, giai đoạn non ưa bóng, sinh trưởng nhanh tới 5 tuổi, từ tuổi thứ 6 trở đi sinh trưởng trung bình tới chậm. Phân bổ tự nhiên ở rừng hỗn giao lá rộng thường xanh hoặc rụng lá, cũng thường rải rác ở thảm thực vật thưa thớt. Độ cao phân bổ từ 300 – 1600m núi đất tới núi đá vôi.
Phân bố :
Nó có phân bổ rộng rãi ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam. Cũng được nhân giống trồng ở nhiều nước khác như Cameroon, Costa Rica, Nigeria, Puerto Rico, Nam Phi, và Hoa Kỳ.
Ở Việt Nam nước ta thì cây gỗ Lát được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc và trải dài từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh.
Đặc điểm màu sắc và vân gỗ :
Gỗ Lát có màu sắc khá đẹp mắt, gỗ có màu nâu đỏ, phần tâm và giác gỗ có màu ánh hồng. Các đường vân gỗ đồng đều, thớ gỗ mịn. Màu sắc của gỗ Lát bền theo thời gian, giúp duy trì được vẻ đẹp vốn có ban đầu.
Gỗ Lát là cứng có độ bền sử dụng cao. Chúng có khả năng chịu lực va đập và chịu ẩm cực tốt. Gỗ Lát có độ dẻo dai cao, dễ dàng cho việc gia công sản xuất với những được chạm khắc ấn tượng.
Hạn chế tối đa tình trạng nứt nẻ, cong vênh và co ngót dưới sự tác động của thời tiết, có khả năng kháng sâu mọt tấn công cao.
Phân loại :
Gỗ Lát hoa: Có vân đẹp và dày, nổi cuộn cuộn nhìn giống như mây khói hay tạo hình giống như hoa dong đỏ có nhiều lớp ẩn hiện.
Gỗ Lát chun: Vân có màu sắc rực rỡ, có nhiều kích cỡ vân từ nhỏ nhủ chun chiếu tới vân lớn tép bưởi hoặc vân to tầm bằng đầu đũa.
Ứng dụng :
Gỗ Lát với độ bền sử dụng cao, màu sắc cùng các đường vân gỗ đẹp. Chính vì vậy mà chúng được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất. Chúng mang đến một không gian sang trọng và ấm cúng, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Gỗ Lát được dùng làm vật liệu để sản xuất nội thất từ phòng bếp, phòng khách đến phòng ngủ.
Độ bền cao, khả năng chịu lực và chịu ẩm cực tốt, có độ dẻo dai cao nên rất dễ cho việc gia công, chạm khắc các sản phẩm ấn tượng.
Gỗ Lát có thể phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau từ hiện đại đến cổ điển. Gỗ có thể dễ dàng để chạm khắc hoạt tiết tinh tế và cầu kỳ. Đồ nội thất sử dụng gỗ lát mang 1 vẻ đẹp sang trọng, ấm cúng, khẳng định được đẳng cấp của chủ nhà như Sập gỗ.
Cây còn nhiều ưu điểm như cho nhựa màu vàng trong suốt sử dụng trong ngành công nghiệp lá và vỏ cây chứa 15 – 22 % tinh màu dùng nhuộm sợi vải. Lát là gỗ có màu sắc vân thớ đẹp, gỗ có đặc tính vật lý bền chắc, có hương thơm và khan hiếm.
Giá thành :
Giá của gỗ Lát sẽ phụ thuộc vào chất lượng của gỗ. Trên thị trường, gỗ Lát có giá phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau.
Tình trạng nguồn tài nguyên :
Nhu cầu sử dụng gỗ Lát để thiết kế nội thất hay các đồ mỹ nghệ khác đang khá cao nên loại cây này đang dần trở nên khan hiếm và dần cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Biện pháp bảo vệ :
Nằm trong danh sách gỗ quý hiếm nhóm IA và không được khai thác tận diệt. Chính vì vậy, chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí không những vậy còn phải có ý thức bảo vệ để nguồn gen quý hiếm này không bị biến mất.
Uống Trà Thôi
(Sưu tâm internet)