Hiện nay, trên thị trường Gỗ rất đa dạng. Các bạn đã biết đến sự phổ biến của gỗ Lim, gỗ Hương và gỗ Me Tây… Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại gỗ này rất thân thuộc trong ngôi nhà có nhiều Kiến Trúc cổ điển. Chắc rằng các bạn đang ngạc nhiên và tò mò muốn biết loại gỗ Bằng Lăng này vì sao rất được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu nhé.
Tên gọi: Cây gỗ thường được gọi là: Sàng Lẻ, Bằng Lang, Bằng Lăng (miền nam), kwer (dân tộc Ma, tây nguyên), Thao Lao, truol (Rađê, Tây Nguyên), Bằng Lăng Cườm, Bằng Lăng Lá Hẹp, Bằng Lăng nước, Bằng Lăng Tía, Bằng Lăng Lông, Bằng Lăng Ổi ...
Tên Khoa Học: Lagerstroemia calyculata.
Thuộc họ: Cây thuộc họ Tử vi Lythraceae.
Bộ: Thuộc Bộ Sim Myrtales.
Thuộc lớp (nhóm): Cây thuộc nhóm IA và IIIA theo Bảng phân loại Gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Đặc điểm nhận dạng:
Thuộc loại Cây gỗ lớn. Cây thân cao 30 - 35m, đường kính 40 - 80cm. Vỏ màu vàng nhạt, xen những mảnh màu nâu lục rất nhẵn, thịt màu vàng nhạt, nhiều xơ.
Cành mảnh, có lông màu vàng. Lá hình mác thuôn, gốc tù, hơi lệch, đỉnh kéo dài thành múi, dài 7 - 14cm, rộng 2-5cm. Gân bên 10 - 13 đôi, có lông. Cuống lá dài 3 - 5mm, có lông.
Cụm hoa hình chùy, có nhiều lông vàng, dài 12 - 20cm. Cánh đài hình chuông nhiều lông hình sao, trên mang 6 thùy hình tam giác. Cánh tràng 6, hình tròn hay hình tim ngược, rộng 2,5mm. Nhị nhiều, gần bằng nhau. Bầu 5 - 6 ô, có lông ở đỉnh, vòi dài.
Quả nang hình trứng, dài 12mm, chìm 1/3 trong đài, nứt thành 6 mảnh. Hạt dài 8mm.
Đặc điểm sinh học, sinh thái:
Phân bố:
Trong nước: Cây Bằng Lăng thường mọc hoang ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng và nhiều tỉnh Nam bộ.
Thế giới: Ở Lào, Cam-pu-chia.
Gỗ Bằng Lăng có mấy loại ?
Gỗ Bằng Lăng được phân thành các loại sau:
Bằng Lăng Cườm thuộc nhóm IA nhóm thực vật gỗ quý hiếm, có vân gỗ thớ gỗ đẹp, màu sắc đẹp.
Bằng Lăng Nước thuộc nhóm IIIA.
Bằng Lăng Tía thuộc nhóm IIIA.
Đặc điểm, màu sắc, vân gỗ:
Loại gỗ được lấy từ cây Băng Lăng là loại cây gỗ cứng có độ dẻo tương đối so với nhiều loại gỗ khác.
Gỗ có giác và lõi phân biệt, giác màu trắng, lõi màu vàng xám hay màu nâu, cứng và nặng. Tỷ trọng 0,71 - 0,90, vòng năm khó thấy, tia rất nhỏ, mật độ rất cao.
Gỗ Bằng Lăng kém bền nếu để ra ngoài trời, dễ cưa xẻ nhưng khó gia công.
Ứng dụng:
Gỗ Bằng Lăng thường được dùng trong Kiến Trúc - Nội Thất như: Cửa gỗ, bậc thang, giường, đóng xà bần và dựng các công trình cổ điển…
Người ta coi Bằng Lăng là một thứ cây bản địa. Không chỉ là một loài cây cảnh đẹp, cây cho bóng mát quý hiếm mà bằng lăng còn có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khả năng chống chọi thiên nhiên tốt. Người ta đánh giá bằng lăng là loài cây thân gỗ dẻo dai, rất phù hợp với cảnh quan thành phố hay những khu đô thị. Thường gỗ Bằng Lăng rất được ưa chuộng trong các vật dụng trong nhà, các công trình kiến trúc hơn so với làm tượng gỗ mỹ nghệ.
Tình trạng tài nguyên cây gỗ Bằng Lăng
Là loại cây bị khai thác mạnh, nên không còn bắt gặp cây lớn.
Biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cây gỗ Bằng Lăng
Cần bảo vệ nguyên vẹn trong tự nhiên và làm giống. Loài được ghi trong Bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam được tổng hợp từ Quyết định số 2198- CNR của Bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành ngày 26 tháng 11 năm 1977 quy định bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước. Hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/1978 và Quyết định số 334/CNR ban hành ngày 10 tháng 5 năm 1988 của Bộ Lâm Nghiệp về việc điều chỉnh phân loại xếp hạng một số chủng loại gỗ sử dụng.
Uống Trà Thôi
(Sưu tầm Internet)