Loạt bài về Trà khí gồm 3 phần:
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÀ KHÍ
PHẦN 2: TRÀ KHÍ - DÒNG NĂNG LƯỢNG TỪ VŨ TRỤ
PHẦN 3: TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂ
Một người yêu trà nên hiểu và cảm ngộ trà khí như là sự hàm dưỡng và tưởng thưởng bản chất của nó bởi vì tinh túy của Trà nằm ở cảm ngộ chiều sâu của các giác quan và dòng năng lượng của nó hoàn toàn nằm ngoài các đặc tính hóa học của lá. Chính sự những cảm ngộ này sẽ mở ra cánh cổng để chúng ta gắn kết mật thiết hơn với trà, rộng hơn nữa là kết nối với vật thể xung quanh.
Đạo lấy khí làm gốc. Cũng giống như Đạo, khí là một danh từ hàm nghĩa rất khó để bao quát trừ phi chính bản thân họ đã thực sự trải nghiệm nguồn khí. Có thể tạm cắt nghĩa Khí là năng lượng, là dòng chảy, hay đơn giản hơn khí là hơi thở - tổng quát hơn, khí là dòng năng lượng đang vận hành trong trời đất, là nguồn sống của vạn vật. Khí tương tự như prana trong Hindu hay Yoga của Ấn độ, là dòng chảy tinh tủy duy trì cho sự sống phát triển và thăng hoa. Khí sinh ra từ sự vận hành của vũ trụ, hoá thân vào từng thể sống trong vạn vật, cho nên chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận nguồn khí đang lưu xuất của cơ thể, rộng hơn là dòng khí đang dâng tràn trong đất đá, cây cỏ, động vật cũng như trong cơ thể người khác – và xa hơn nữa nguồn năng lượng vận hành trong trời đất. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, khí được xem như là chìa khóa của các tông phái đạo thông qua thiền định và các bài rèn luyện thân tâm để tu luyện nguồn khí trong cơ thể, liên kết với vũ trụ.
Trong lĩnh vực thể chất, khí là sự rung động của các hạt nguyên tử cấu thành nên tất cả vạn vật – là bản chất hữu hình của vũ trụ. Thực tế nền khoa học đã chứng minh, thế giới được cấu thành bởi các hạt nguyên tử dao động với tốc độ rất lớn, tồn tại dưới cả hai dạng sóng và hạt. Điều này hoàn toàn đồng nhất với các thuyết vũ trụ phương đông từ ngàn xưa, rằng tất cả vật chất đều do nguồn năng lượng thiêng liêng hình thành, tồn tại bằng cách chuyển động liên tục xung quanh nhân thể. Do vậy, thông qua cảm nhận dòng năng lượng này, ta có thể phần nào cảm nhận dòng năng lượng tồn tại trong vạn vật. Khí giúp ta gắn kết với Đạo, mở ra sự hiểu biết, giúp sự sống của chúng ta hòa hợp với thế giới vật chất.
Khí đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống ở các nước phương Đông. Khi có sự giao thoa văn hóa Đông Tây, khí bị nhầm lẫn là tồn tại riêng bên trong vật chất, từ vật chất và là kết quả của vật chất. Điều này là đúng, nhưng chỉ đúng ở một khía cạnh nổi. Khí vật chất và khí phi vật chất thực tế đã là vấn đề tranh luận trong nội ban của tất cả các môn phái Đạo từ xưa đến nay, cho nên không có gì gây ngạc nhiên khi Đông Tây đồng thoại về định nghĩa Khí như vậy. Dòng Khí toàn thiện luôn bao gồm phần tối của Mặt Trăng.
Tuy nhiên, sự nhầm lẫn đó chỉ là nhầm lẫn về mặt lý luận định nghĩa triết học, còn thực tế cảm ngộ, Khí xa xưa và khí bây giờ hoàn toàn chúng ta có thể trải nghiệm nó một cách chân thực và rõ rệt.
Điều quan trọng để tiếp cận Khí không phải nằm ở khái niệm hình tượng giáo lý của một tôn giáo nào đó. Khí chỉ có thể được cảm ngộ khi con người biết lắng đọng và gạt bỏ đi những rườm rà trong tâm thức. Khí tồn tại và tuôn chảy bên trong bản thể chúng ta cho nên ta hoàn toàn có thể cảm nghiệm nguồn năng lượng dồi dào đó. Việc hiểu và lý giải khí chỉ là tiền đề để ta tìm hiểu ban đầu, và khi cảm nhận được nó, ta sẽ hiểu khí một cách khác hơn. Đây là nguyên tắc chung khi bắt đầu tiếp cận một vấn đề gì đó hoàn toàn mới lạ.
Bản thể vũ trụ là một khái niệm rất rộng lớn trừu tượng và khí vũ trụ là một trạng thái năng lượng tinh túy nhất. Càng phát triển xa trên con đường chân lý, dòng khí năng lượng không đơn giản chỉ là những cảm giác tinh tế mà chúng ta cảm nhận trong bản thể mình, chúng ta còn cảm ngộ được dòng khí chu lưu trong các thể sống khác, xa hơn nữa là trực ngộ về huyền vi của Vũ trụ - đây là những cảm nghiệm hoàn toàn mới lạ so với cảm nghiệm trong thể sống vật chất hữu hình ở môi trường chúng ta đang sống. Hay nói cách khác, khí là những làn sóng năng lượng vô hình chu lưu trong toàn bộ Vũ trụ. Tuy nhiên, bước đầu tiên vẫn là trải nghiệm những cảm ngộ tinh tế về khí trong bản thể. Đây là mối gắn kết gần gũi và bền chặt nhất với khí sóng vô hình, cho nên trọng tâm vẫn là dòng khí sóng tinh túy trong nội thể vì nếu không có kinh nghiệm về thể sống gần gũi nhất, ta sẽ hoàn toàn lạc lối trong những ngôn từ khái niệm diễn tả về khí cũng như không thể hợp nhất với chân thể của sự sống, của Đạo.
Thông qua nhận thức bản thân và thăng hoa những định kiến về nhận thức xã hội, nhờ vào các phương pháp thực hành đến trực giác, ta hoàn toàn có thể lĩnh hội được dòng khí bên trong thân tâm. Các phương pháp người xưa thường dùng là Thái cực quyền, Khí công, Yoga,… đến phương pháp đi sâu hơn là Thiền định. Bên cạnh những lúc thực hành tinh tấn, chúng ta còn phải trao đổi và học hỏi lẫn nhau qua các buổi gặp gỡ trò chuyện. Và Trà luôn có mặt trong giây phút suy tư độc ẩm hay trong những thời khắc vui vẻ xum vầy.
Các bậc hiền nhân thời xưa thường thưởng trà luận đạo và thiền hay trà khí luôn là một trong những đề tài cũng như yếu tố quan trọng. Khi thưởng ẩm, dòng khí của trà sẽ chu du hợp nhất với dòng năng lượng trong bản thể, giúp buổi thưởng trà có thêm những nét bừng sáng trong nhận thức, mang lại niềm vui và an lạc trong thâm tâm của mỗi người.
Không có một chuẩn mực nào để đánh giá dòng khí đang cảm nghiệm là đúng hay sai nhưng có một điểm chung để làm tiêu chí là sự nhẹ nhàng của cơ thể và an yên trong tâm hồn. Trà khí cũng vậy. Trà chỉ đóng vai trò trung gian để dòng khí chuyển động, nó lưu xuất trong trà, từ đó hòa quyện trong ta. Trà và ta, hợp nhất thành một.
Các loại trà khác nhau sẽ có dòng năng lượng khác nhau. Khi dòng khí thay đổi chiều chuyển động nó sẽ gây một số cảm giác như có một luồng nhiệt nóng ấm lưu chuyển nhanh hoặc dồn dập hay ran rần khắp cơ thể. Đôi khi dòng chí chỉ nổi trên lớp ngoài da thịt, nhưng có lúc nó thấm sâu trong cốt mạch, hoặc đôi khi chẳng có cảm giác gì hoặc giả nó quá tinh tế đến mức chúng ta khó mà cảm nhận. Dòng trà hữu cơ tự nhiên (không ướp hương và cây trà phát triển tự nhiên) hay những lá tươi non lại có khí trà thấm hậu, từ từ tăng dần trong suốt cuộc trà. Với vài tách đầu tiên, chúng ta hầu như không cảm ra dòng khí, nhưng sau khi thấm dần vào mạch tế bào, nó chầm chậm di chuyển tạo ra những rung động râm ran hay những tinh tế khác trong bản thể.
Những tương tác đầu tiên của tôi với khí thông qua những lúc thiền định và yoga chứ không đến từ thưởng trà. Nhờ các bài tập thở để làm dịu tâm trí, dừng những xung động trong tâm thức để tạo ra một khoảng không tĩnh lặng trong không gian sống của linh hồn. Từ đó tôi mới dần khám phá những rung động tinh tế trong bản thể. Qua nhiều năm tháng, từ từ chúng ta sẽ cảm nhận được dòng khí tuôn trào trong nội thể, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong; từ tản mát mờ nhạt đến khí hội thành dòng, rung động đều đặn. Sau đó, dòng năng lượng này như ‘quét’ khắp cơ thể, lên xuống nhịp nhàng theo chuyển động từng nhịp của hơi thở, tạo thành làn sóng năng lượng dạt dào. Ban đầu, hầu hết các môn sinh đến với thiền thực hành do bị cuốn hút từ những kì bí của thiền mang lại cũng như những cảm nhận vi tế trước đây chưa hề được biết đến, cố tâm thiền bằng nhiều cách từ các loại tưởng khác nhau hình thành: thiền trong hơi thở, thiền trong hành động, thiền trong lời nói, thiền này thiền kia… nhưng lợi ích lớn nhất của hành thiền mang lại là sự bình thản, điềm tĩnh và lưu suất tự nhiên trong các tình huống ứng xử, an yên hơn so với mình trước đây.
Bên cạnh thiền định và các bài tập bổ trợ, một hình thức hành thiền khác giúp con người trở nên chính chắn, trầm tĩnh và khoan dung hơn được các bậc hiền sĩ trà nhân xưa nay thường nhắc đến là thiền trà. Nhiều năm trôi qua, cùng với sự truyền lưu trong huyết cốt, sự quyện kết giữa chúng ta với trà ngày càng bền chặt không còn ranh giới, ta chợt hiểu ra rằng chính dòng Khí giúp chúng ta gắn kết với nhau, và khí cũng là nguyên tố gắn kết ta với thế giới. Chính cảm ngộ này giúp ta tan quyện vào dòng khí của trà. Từ đó có những cảm nhận tinh tế hơn về Trà khí cũng như dòng khí của vật thể xung quanh.
Trà
Trà được nhiều tầng lớp trong xã hội yêu thích và trân trọng, đặc biệt là với những người tu tâm luyện tánh. Trong trà có chất Entheogens – một loại chất tồn tại trong thực vật có tác dụng tạo cảm giác hưng phấn và sảng khoái, cho nên từ thời xưa trong các nền văn minh cổ đại đã dùng các loại thực vật có Entheogen trong các nghi lễ tế tự. Trước khi trở thành một thú vui thưởng lãm, trà vốn là một loại cây được các thầy thuốc xem trọng, gọi là tiên dược. Đã đến lúc chúng tra nên đánh thức giá trị thật sự của Trà, không phải quay lại thời xa xưa với một số tập tục không hợp thời, thay vào đó là sự trân trọng đối với loài thực vật mang giá trị thức tỉnh tâm linh. Một số trường phái gọi Trà theo những cách mỹ miều không hẳn để nhân hóa mà là họ dành cho Trà sự trân trọng yêu mến khi cảm nhận được những công dụng và lợi ích mà trà mang lại cho thân tâm cũng như trong cuộc sống thường ngày. Thông qua ‘Trà’, mọi người cùng nhau tri ân thế giới sinh thực đồng tồn tại xung quanh cuộc sống chúng ta.
Đến Với Trà Khí
Hiện nay, hầu hết thưởng trà người ta chỉ chú ý đến hương hậu hay độ luyến mịn của trà mà không biết rằng trà vốn mộc mạc hơn thế. Nhiều người cảm thấy khái niệm về Trà Khí là quá sức trừu tượng, vẽ vời hoặc không cần thiết; đa phần sẽ bác bỏ hoặc giả như lại nằm ngoài kinh nghiệm của một người thưởng trà thông thường hoặc cho rằng trà khí là một trường phái nào đó liên quan đến tôn giáo hoặc đức tin; có lẽ họ đang nghĩ về một thế lực vô hình tác động lên cơ thể tạo nên một sự bùng vỡ trong niềm khoái cảm như câu ‘Khí đắc bách hội’ – tất cả nghe thật sự vời. Ngay cả đối với những người chuyên sâu về khảo cứu các thuyết về Đạo học, Khí đắc bách hội là một khái niệm quá vô hình và khó hiểu nếu không có trải nghiệm thực tiễn cảm ngộ dòng khí xuyên thông. Mặc dù để đạt khí bách hội cần trải qua nhiều duyên cơ lẫn kì ngộ, thế nhưng, dòng năng lượng của trà xuyên thông cơ thể là điều hoàn toàn chúng ta có thể lĩnh hội được nếu tuân theo một số nguyên tắc nhất định trong thưởng trà lẫn bản thân người thưởng phẩm. Trà khí trở thành chìa khóa quan trọng trong mọi khía cạnh của Thiền Trà, từ việc có được những lá trà ngon, đến nguồn nước, dụng cụ thưởng thức cho đến không gian thưởng trà và cả tâm thái của trà nhân. Nhưng dù chúng ta có cảm nhận được trà khí hay không, hãy nhớ rằng, thưởng trà giúp ta điềm đạm, an yên và vui vẻ.
Rất nhiều thảo luận về trà lâu năm tốt hay nước suối tốt hơn nước đóng chai, ấm cổ tốt hơn ấm hiện đại,… tất cả những yếu tố này đều bao hàm dòng khí. Nhiều người chỉ đăm đăm vào trà được ủ lâu năm đắt tiền bởi vì dòng năng lượng của nó rất tốt. Điều này không sai, nhưng chỉ nếu chú tâm vào hương hậu của vị giác, có rất nhiều sản phẩm thay thế trà vẫn cho ra vị nhưng chi phí thấp hơn rất nhiều.
Nước tốt nhất là nước suối đầu nguồn vì nơi nguồn nước nơi đây có thêm nguồn vi lượng và vì dòng nước tinh nguyên chảy nhẹ nhàng sẽ làm tăng nguyên khí khi pha trà. Và bất cứ ai từng thưởng trà trong ấm tử sa cổ đều đồng ý với ý kiến rằng ấm cổ sẽ nâng cao hương hậu. Cuối cùng, nguồn năng lượng khí của trà nhân cũng tác dụng đến khí trà không kém. Bởi vì năng lượng vốn cùng chung nguồn gốc, sau đó dung hòa trong bản thể của từng cá thể độc lập rồi từ đó tương tác với các trường khí của cá thể xung quanh. Cho nên, năng lượng của trà nhân có ảnh hưởng rất lớn đến trà khí. Nếu trong lòng an tĩnh, dòng khí trong cơ thể dồi dào làm cho con người vui vẻ. Người vui, vạn cảnh vui. Chính điều này làm cho sự tương tác hòa quyện với trà khí ở mức tối đa. Và tất cả những điều trên, góp phần làm thưởng trà trở thành hội lễ cho mỗi lần.
Khí là cốt của vạn vật, là cốt của Thiền trà, dù ta có nhận ra hay không, trà khí vẫn tồn tại nơi nó. Chính Trà khí đã giúp cho trà trở thành tri kỷ của các bậc hiền nhân ngày xưa, và đến bây giờ, nó vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thế hệ. Học cách cảm ngộ với trà, ta học được cách cảm nhận luồng khí trong cơ thể, học cách quán chiếu nội tâm, trở thành một người điềm đạm, an yên và ung dung trong mọi lĩnh vực của đời sống thường ngày. Không chỉ là đại diện cho sự giản đơn thanh nhã, thông qua trà ta còn học được cách cảm thụ cuộc sống, cảm nhận niềm an tĩnh, cảm ngộ sự sống dạt dào đang tuôn thao bất tận trong bản thể chính mình và trong tất cả sinh vật đang tồn tại trong trời đất. Đây là triết lý hiện sinh của Trà, của Trời Đất và của toàn Vũ Trụ.
Thiền Trà
Khí là một cảm nghiệm rất khó để giải thích hoặc chia sẻ, khí có được khi chúng ta lắng đọng, gạn lọc dần những bóng chơn tâm đang chập chờn trong tư tưởng, loại bỏ những xa hoa của cuộc sống đời thường. Khí khai sáng nhận thức của con người. Giả dụ như khi thực hành thiền, chúng ta cố gắng để thăng hoa những chướng ngại thô thiển đến từ tâm ý thức, luôn cố gắng quán sát nguồn gốc tinh vi phát sinh tư tưởng hành vi cảm giác – đến một mức độ thuần chín nào đó, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu rung động ở tầng số cao và tinh tế hơn, lúc đó ta dễ dàng nhận thấy luồng khí đang dào dạt trong bản thể mình. Một điều rõ ràng rằng, dù với những người thiền định sâu hay không, các hạt nguyên tử trong tế bào chúng ta đều đang dao động với tầng số rất lớn, bất kể chúng ta có cảm giác được sự rung động của nó hay không. Thế nhưng điều đáng buồn là trong thời đại hiện nay, chúng ta đang dần đánh mất đi sự nhạy cảm tinh tế đó vì hiện giờ, ta chỉ tập trung chạy theo những kích thích từ cuộc sống bên ngoài, đơn giản như khi chúng ta sẽ thấy dễ chịu và thoải mái khi uống các loại trà hảo hạng.
Nói như vậy không phải chúng ta bác bỏ mà kèm theo, ta nên để tâm đến chiều sâu của các loại trà ngon hảo hạng đó. Bởi nhiều yếu tố như sức khỏe kém, ít vận động, ăn uống không điều độ,.. làm cho khí huyết trong cơ thể không lưu thông dẫn đến bế tắt hoặc trì trệ. Khi giải phóng khỏi cảm giác này, cơ thể bắt đầu có những cảm giác hoặc là bị rung động ở phần thô, làm cho cảm xúc dâng cao. Bên cạnh dòng khí trong cơ thể bắt đầu lưu thông, bản thân trà cũng mang đến những cảm giác không thích hợp cho cơ thể như nóng rực đột xuất, ra nhiều mồ hôi hoặc kích thích tim đập nhanh và dồn dập hơn. Bất kỳ tác động nào kể trên đều do dòng khí bế được lưu chảy hoặc là do loại trà hoặc lượng trà không phù hợp với cơ địa của mỗi người. Nó cũng xuất phát từ khí, nhưng không nên nhầm lẫn những cảm giác trên với dòng nguyên khí dào dạt trong cơ thể.
Dưới một góc độ thiển cận nào đó có thể đồng nhất caffeine với Khí, nhưng khí không gây cảm giác hiếu động mà là trạng thái an yên cùng với cảm giác ấm nóng trong lồng ngực hay là toàn bộ cơ thể, khí không gây ra mồ hôi hoặc nóng ran. Dòng năng lượng khí giúp ta điềm tĩnh ôn hòa, tỉnh táo trong nhận thức và dễ đi vào giấc ngủ an bình - hoàn toàn khác với caffeine.
Khi nhận ra những cảm giác đến từ trà hoặc khi giải phóng dòng khí bế, ta có thể từ từ lĩnh hội được dòng nguyên khí của thiền trà - của Đạo, vì nó luôn luôn ở đó. Thiền trà không phải là một khái niệm huyễn hoặc từ tâm trí ảo tưởng suy biện, không phải một niềm tin hay một trường phải tôn vinh nào đó. Nó là một cảm ngộ thực tế khi trà nhân lắng nghe bản thể mình, và với học thức nông cạn, tôi không đủ ngôn từ để mô tả cụ thể xúc tích về trà khí. Đối với nhiều người, thiền trà là một cảm giác rơn rơn nhưng lại như kim châm râm trên da thịt, hơi ngứa, có khi lại ấm áp hay mát mẻ ngấm ngầm lan tỏa khắp người nhưng lại làm ta nhẹ nhàng thư thái và hơn hết là khỏe. Đó là những làn sóng của các rung động làm ngứa ran nhưng tinh tế. Không một câu nói hay cách phóng bút nào đủ để nắm bắt cho trọn bản chất của khí.
Khí Trong Đời Sống
Từ thời xưa, y học Trung hoa đã chú trọng đến sự vận động của khí và phát hiện ra rằng bệnh tật là do dòng khí không lưu thông tại nơi đó. Bệnh tật hầu hết đều bắt nguồn từ sự tắt nghẽn của dòng khí trong cơ thể.
Châm cứu – sau này có thêm giác hơi, là một kỹ thuật nằm giải phóng những điểm tắt nghẽn đó. Thực tế Thiền trà cũng di chuyển trong cơ thể một cách trôi suốt như vậy, nghĩa là, nó cũng giúp ích trong việc phòng và chữa bệnh. Bằng cách thưởng trà với tâm thái điềm nhiên trong một không gian yên tĩnh thoải mái, trà khí thâm nhập vào các đường kinh mạch trong cơ thể, biến nó thành luồng dẫn cho dòng khí xuyên thông. Trà giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh, giải trừ các cặn bã bám dính trên thành mạch máu, giúp tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh hành thiền, các bài tập thể chất cũng giúp máu huyết lưu thông, khai phóng dòng khí trong cơ thể, mang lại niềm vui và sự thanh thản trong đời sống giúp thân tâm khỏe mạnh. Nhờ sự chu du của khí giúp chúng ta phần nào cảm nghiệm sự vận động trong mình và sinh vật, từ đó cảm ngộ ‘đồng nhất thể’, tất cả là một và là toàn bộ trong trời đất này.
Quan điểm về ‘đồng nhất’ sớm đã xuất hiện trong nền y học Trung hoa. Trong ‘Hoàng đế nội kinh’ thông qua cuộc thảo luận giữa Hoàng đế và hiền sĩ Tề Bân khi vua hỏi về Khí, Tề Bân mô tả nó đơn giản như một phép đo thời gian bằng góc 150 so với 3600 mà quả đất di chuyển một năm xung quanh mặt trời. Vua không hiểu cách so sánh và mối liên hệ đó. Vốn là người đam mê Đạo giáo, ông cho rằng khí rất huyền bí khác hẳn với những thứ đơn giản bình thường mà Tề Bân nêu ra.
Những gì Tề Bân nói thực chất là những thay đổi nhịp nhàng theo chu kỳ quay của quả đất kết nối với hằng hà sa số hành hằng tinh trong vũ trụ, và khí chính là dòng chảy của sự tương tác đó, và được nhân gian gọi là tự nhiên, khí tiết, vụ mùa,... và đến cả cá nhân, tập thể, xã hội,… hay về sức khỏe… cũng nằm trong quy luật vận hành như thế. Nói chung, khí tồn tại khắp tất cả mọi mặt trong cuộc sống, và tất cả đều là đại diện từng phần của Khí.
Vào thời xa xưa, thiên văn học và chiêm tinh học được coi trọng hàng đầu và là điều kiện để nhà vua ra quyết lệnh đến các ngành nghề khác trong đất nước, và nó rất được các hiền sĩ ưu chuộng và là căn cứ để ‘ngồi một chỗ mà biết tất cả việc trong thiên hạ.’ Tề Bân ám chỉ với nhà vua rằng: hãy nhìn vào Tự nhiên, nhịp điệu của thiên nhiên và trời đất là câu trả lời hay nhất cho câu hỏi về khí và sự chuyển động của nó. Tuy nhiên, không có một khảo cứu cụ thể để lấy làm đáp án như nhất, tất cả đều nằm ở trí huệ chiều sâu của mỗi cá nhân. Đọc đến đây, tôi thấy rằng hoàng đế sẽ bối rối hơn cả trước lúc hỏi mặc dù con đường theo chân các vị hiền triết, nhà vua cũng đã bước đi. Chúng ta hãy học cách để có được sự gắn kết cơ bản với thiên nhiên, trở thành một phần và chính nó. Từ đó dòng khí 15 sẽ xuất sinh trong 360.
Giống như cuộc hành trình bất tận của chúng ta với bản thể chính mình, những khía cạnh tinh tế của Đạo và bản chất của Thiền là một quá trình siêu việt, không ngừng thăng hoa những giá trị đơn giản của sự tồn tại. Thoạt đầu, trà mang lại cho ta những khoái cảm, đem đến niềm vui, sự thích thú trong hương hậu của nó. Dần dần, khi bắt dầu cảm nhận được dòng khí của nó, phúc lạc của trà mời chúng ta đến thưởng lãm, cùng nhau khám phá những tầng sâu thẳm của thân tâm, của trà khí, của thiên nhiên và của Đạo.
Sự tương thông chúng ta có được thông qua trà chính là sự hiểu biết rằng không có cái gì tồn tại độc lập và khác biệt hoàn toàn giữa các khía cạnh trong trời đất vũ trụ, tất cả cùng tồn tại và cùng tương trợ lẫn nhau, cấu thành nên một tổng hòa toàn thiện. Và khí chính là nguồn năng lượng tương tác chu lưu và vận hành trong tổng thể này. Chúng ta có thể tập trung để cảm nghiệm nhận thức của sự tồn tại trong khoảnh khắc chúng ta đang sống, cảm nghiệm về dòng khí gắn kết chúng ta với nguồn năng lượng tổng thể, cảm nghiệm nó đang di chuyển ra vào giống như hơi thở đang tồn tại và gắn kết chúng ta với nhau, với thế giới này. Shunryu Suzuki đã từng nói: ‘Anh có nhận thức về vũ trụ dưới hành dạng của anh, tôi có nhận thức toàn thể dưới hình dáng của tôi. Cả tôi và anh đều đang xoay quanh cánh cữa. Nhưng cảm nghiệm này là cần thiết. Đây không phải cái gọi là hiểu biết, nó chỉ là một trải nghiệm thực tế của đời sống thông qua thiền định.’ Câu nói này diễn tả ngắn ngọn về quá trình mà chúng ta trải nghiệm hợp nhất những phân tách trong tư tưởng. Dòng năng lượng thiêng liêng đã hình thành trong bản thể chúng ta ngay từ khi chúng ta tồn tại cho nên mỗi cảm ngộ ta có được đều chan hòa trong dòng đại thể năng lượng đó. Bắt đầu từ khi ta có cảm ngộ chính mình, ta đã chính thức gắn kết ta với dòng chảy của cội nguồn linh thiêng, dòng chảy của Đạo.
Thông qua việc tập trung quán sát chính mình, chúng ta đã đi vào cánh cữa rộng mở dẫn đến vùng đất thánh của linh hồn. Chúng ta có thể quay về với thời kỳ trước đây, khi những kích thích từ thế giới bên ngoài chưa ồ ạt vào tâm trí. Thưởng trà trong một không gian tĩnh lặng yên bình và cảm nghiệm trà khí cũng như lắng đọng và bình thản thân tâm, ta đưa ta trở về với tâm hồn trẻ thơ của mình, cỡi làn gió mát trong ta đi đến ‘vùng đất của những người trường sinh bất tử’ mà Lỗ Tống nhắc đến trong bài ‘Thất bát trà’ nổi tiếng của ông.