Long Quy – Hóa giải sát khí, thu hút tài lộc
Theo quan niệm của người xưa thì sẽ có bốn nguyên tố làm nên Trời Đất chính là : Nước, Gió, Đất và Lửa. Cùng với đó là sự xuất hiện của Tứ Linh tượng trưng cho bốn nguyên tố đó : Long, Lân, Quy và Phụng. Và việc lựa chọn nơi để làm thành kinh đô phải hội tụ hòa hợp giữa các nguyên tố ấy.
Tứ Linh là biểu tượng của sự cao sang, phú quý đồng thời cũng là vật phẩm có giá trị phong thủy cao, đem lại nhiều lợi ích cho gia đình. Rồng và Rùa chính là hai trong số Tứ Linh, mà Long Quy chính là sự hóa thân kết hợp giữa Long Thần và Quy Linh bởi vậy lại càng có “linh thụy chi khí”, tự mang điềm lành.
Nguồn gốc của Long Quy:
Trong truyền thuyết thì Long sinh chín đứa con, mỗi phẩm là một tính cách khác nhau được phân biệt như sau : Con lớn là Tù Ngưu thích âm nhạc ; tiếp thứ hai là Nhai Tý háo sát ; ba là Triều Phong thích nguy hiểm ; bốn là Bá Hạ thích mang vật nặng ; năm là Bệ Ngạn thích tranh cãi ; sáu là Xuy Vẫn thích nuốt mọi vật ; bảy là Thao Thiết thích ăn ; tám là Kim Nghê thích khói lửa ; chín là Bồ Lao thích la hét .
Trong chín con của Rồng thì chỉ có con thứ tư tên là Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình giống con Rùa, đầu thì giống Rồng. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại phúc trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn.
Long Quy kết hợp giữa hai con vật Rồng và Rùa. Phần thân là mình Rùa, đầu là Rồng nên có tên gọi khác là Rùa đầu Rồng. Long Quy còn có tên gọi khác đó là Kim Ngao hoặc Bích Thủy Thú, đầu đuôi như Rồng, thân như Rùa, toàn thân màu vàng kim, là Rùa thần sống dưới biển.
Hình tượng Long Quy trong Phong Thủy
Rồng trong truyền thuyết được coi là con vật của Trời, có quyền năng tối cao hơn các loài vật khác. Sự xuất hiện của Rồng được quan niệm là mang lại điều tốt lành, may mắn, thuận lợi và bình an. Nhân dân xưa quan niệm Rồng là sứ giả để con người có thể gửi gắm những ước nguyện của cuộc sống như cầu mưa thuận gió hòa, cầu phồn thực. Rồng không phải loài vật có thật nhưng hình tượng Rồng lại được miêu tả hết sức chi tiết: Thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Rồng đóng vai trò quan trọng với người Việt Nam, đại diện cho ngành công nghiệp lúa nước.
Rùa tượng trưng cho sự trường tồn bất diệt, hình ảnh Rùa đội bia đá ghi lại sử sách Việt Nam và 82 bia đá ghi tên Tiến sĩ đỗ đạt tại Quốc Tử Giám được cho là một cách thể hiện sự tôn kính đối với công ơn của các vị anh hùng, truyền thống uống nước nhớ nguồn, thể hiện tinh thần văn hiến bất diệt của dân tộc ta. Rùa tuy không phải là linh vật trong Phật giáo nhưng sự trường tồn của rùa được gắn liền với sự trường tồn của Phật Giáo được ví với tinh thần thanh cao, thoát tục. Rùa từ lâu đã gắn liền với văn hóa người Việt thông qua câu chuyện thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây và bảo vệ thành Cổ Loa.
Chính vì sự kết hợp hoàn hảo này mà hình tượng Long Quy được sử dụng và khắc họa khá phổ biển trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam từ kinh đô, đền chùa cho đến nhà dân như một hiện trạng sống động của linh vật này trong tâm thức người Việt.
Long Quy là con vật mang ý nghĩa lớn về chiêu tài lộc, bền vững thịnh vượng đặc biệt cho những người kinh doanh buôn bán. Trong phong thủy hiện nay để có những phương vị tốt và nhiều tài lộc thì không thể bỏ qua linh vật Long Quy được.
Ý nghĩa của Long Quy trong Phong Thủy
Tượng Long Quy mang ý nghĩa chiêu tài, rất lợi về đường tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài trong kinh doanh. Tượng Long Quy có chú Rùa ngậm trong miệng một đồng tiền vàng. Một chú Rùa nhỏ trên lưng tượng Rùa lớn cũng là một cách hay để thu hút vượng khí, vượng đường tài lộc. Long Quy rất lợi cho tài vận, con vật này cũng có tác dụng trong việc giải trừ vận hạn đặc biệt là các hung tinh như Nhị Hắc, Tam Bích, Thất Xích, Hoạ Hại.
Long Quy thuộc Tứ Linh cát tường, ngụ ý giải tai trừ hung, tăng cường nhân duyên, là bảo khí có năng lượng giúp người ta gặp được quý nhân mạnh nhất trong phong thủy. Đồng thời, Long Quy cũng ngụ ý trấn sát nghênh phúc, ngoài khả năng chế ngự sao Thái Tuế, tuổi xấu và sát khí, nó còn có thể chiêu phúc lộc. Người cổ đại nếu gặp lúc vận suy sẽ nuôi Rùa vì cho rằng mai Rùa có thể cản tai họa. Rùa là biểu tượng cho trường thọ, đặt Long Quy trong nhà cũng như bày điềm cát tường, có thể mang đến sức khỏe. Bởi thế, người già thường đặt tượng Long Quy trong nhà để có được sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi.
Những điều nên làm khi thỉnh Long Quy :
Muốn hút được nhiều tài lộc thì bạn cần đặt tượng Long Quy ở hướng cửa sổ có sông, biển hay hồ bởi Long Quy rất thích vùng vẫy trong nước nên hút được nhiều khí tốt. Ngoài ra bạn có thể đặt tượng ở cửa sổ hướng đông là rất tốt bởi theo phong thủy thì khí lành thường đến rất nhiều từ hướng Đông mang lại.
Khi đặt Long Quy không nên đạt ở trên cao, sát dưới nền nhà là tốt nhất. Cũng có thể để phía sau lưng bạn tại nơi làm việc, nó sẽ giúp bạn nhận được sự trợ giúp của mọi người, của cấp trên cũng như sự thăng tiến trong việc làm.
Ngoài ra, trong ban thờ Thần Tài cần đặt vật phẩm Long Quy để trấn sát, tránh tà khí xấu, những điều không tốt cho ban thờ nhà mình, hóa giải thị phi, tiểu nhân quấy phá.
Long Quy là linh vật mang ý nghĩa trấn trạch chiêu tài, rất lợi về tài lộc, bền vững. Chính vì thế việc sử dụng Long Quy phong thủy làm quà biếu bố mẹ, thầy cô … với ý nghĩa cầu mong sức khỏe và bình an là món quà vô cũng độc đáo thay cho những lời bày tỏ thông thường.
Uống Trà Thôi
Sưu tầm internet