/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
ĐỒNG CHÍ LÊ ĐỨC THỌ ĐÈ BẸP KISSINGER TRONG MÀN ĐẤU TRÍ ĐẦY CĂNG THẲNG TẠI CUỘC ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS - NƠI QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC
ĐỒNG CHÍ LÊ ĐỨC THỌ ĐÈ BẸP KISSINGER TRONG MÀN ĐẤU TRÍ ĐẦY CĂNG THẲNG TẠI CUỘC ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS - NƠI QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC
Trở lại Paris sáng 8/1/1973 trên đường đến chỗ họp ở Gifsur Yvette, Cố vấn Lê Đức Thọ kéo ông ra một góc: “Hôm nay toàn đoàn ta không thèm ra cửa đón đoàn Mỹ như thông lệ nữa. Và hôm nay mình sẽ nói mạnh đấy. Mình nói thong thả và cậu cố dịch theo đúng tinh thần”.

Dù đã được dặn trước và đã trực tiếp chứng kiến hàng chục lần Lê Đức Thọ “cương” (quyết liệt, dai dẳng, kiên trì và cả nổi nóng. Chắc đối phương cũng không ít lần nhầm vì Lê Đức Thọ với sắc mặt bừng đỏ! Ông Cố vấn vốn bị huyết áp cao, nhiều lần đoàn ta thảo luận trong phòng mật anh em đã phải tắt điều hoà mở cửa ra và thường bàn những thứ “đại sự” ở ngoài trời lúc đi dạo) nhưng chưa bao giờ ông thấy Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trút cơn thịnh nộ lên đối phương như buổi sáng xuân Paris ấy! L.ừa d.ối, n.g.u xuẩn, tráo trở, lật lọng…

Thôi thì đủ cả! Kissinger, “đạo diễn” chính của cuộc oanh tạc bằng B52 với dân lành Khâm Thiên, An Dương… chỉ biết cúi đầu đứng nghe.

Mãi sau ông ta mới lắp bắp: “Tôi có nghe thấy những tính từ… Tôi xin không dùng những tính từ đó ở đây. Xin ông Cố vấn nói khe khẽ thôi không các nhà báo ngoài kia nghe được lại đưa tin là ông m.ắng chúng tôi!”.

Kissinger một lần đã tò mò hỏi Lê Đức Thọ trong mấy phút nghỉ giải lao: “Bây giờ ông Cố vấn đàm phán với tôi, nói như m.ắng tôi. Thế còn sau này kết thúc đàm phán chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình rồi, ông Cố vấn m.ắng ai? Ngài có m.ắng cán bộ của mình như m.ắng tôi không?”.

Lê Đức Thọ điềm nhiên: “Xin Ngài chớ nặng lời lúc tôi trình bày với Ngài. Tôi chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân tôi thôi. Cán bộ của tôi có quay quắt, lật lọng, tráo trở đâu mà tôi phải mắng!”.

Sau Hiệp định Paris 1973, cả cố vấn Lê Đức Thọ và Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa Bình vì đã đạt thỏa thuận ngừng tập kích, tạo điều kiện rút quân Mỹ khỏi Việt Nam và tạo tiền đề cho kết thúc của cuộc CT đã tiêu tốn nhiều giấy mực của báo chí quốc tế.
Trước cơ hội trở thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải Nobel , ông đã thẳng thừng từ chối vì lý do ở Việt Nam chưa có hòa bình thực sự. Ông giữ im lặng, không giải thích thêm về quyết định này cho tới 20 năm sau, khi chính ông tiết lộ lí do chính xác trong bộ phim “From Hollywood to Hanoi” : “Họ trao giải cho cả người gây chiến tranh lẫn hòa bình, sự lẫn lộn đó khiến tôi không thể nhận giải Nobel được”.

Về phía Mỹ, giải Nobel Hòa Bình được đón nhận với tâm thế trái ngược. Kissinger rất vui vẻ khi biết tin, trong khi tổng thống Nixon thậm chí còn phát biểu cho rằng giải thưởng này là “sự tưởng thưởng xứng đáng cho nghệ thuật đàm phán của người Mỹ trong cuộc chấm dứt chiến tranh và mang lại hòa bình ở Việt Nam”.

Niềm vui đó không tồn tài được lâu vì truyền thông Mỹ hiển nhiên không đồng tình với Nixon và Kissinger. Tờ NYT gọi giải thưởng Nobel năm đó là “Nobel vì Chiến Tranh". Tờ Washington thì cho rằng “người Na Uy thực sự rất có khiếu hài hước”. Diễn viên hài nổi tiếng chuyên châm biếm chính trị Tom Lehrer thậm chí đã phát biểu: “Châm biếm chính trị đã trở nên lỗi thời kể từ khi Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa Bình’’.

Không chỉ dừng lại ở giới truyền thông Mỹ, sự phản đối còn thể hiện mãnh mẽ hơn khi hai thành viên Hội đồng xét duyệt giải Nobel đã lập đơn xin từ chức.

Kissinger sau đó không tới dự buổi trao giải tại Oslo vì lo lắng sẽ trở thành mục tiêu đả kích của các nhóm b.iể.u tì.n.h ph.ả.n c.hiến.
Năm 1975, khi chính quyền Sài Gòn thất thủ, ông đề nghị trao trả lại kỉ niệm chương nhưng không được Hội đồng Nobel chấp nhận.
Tháng 6/1968, ông Lê Đức Thọ (cố vấn cao cấp Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris) đến Paris, bắt đầu những chuỗi ngày đàm phán cam go và căng thẳng.

Ông phải đối đầu trực diện với Henry Kissinger – một nhân vật ngoại giao tầm cỡ và có rất nhiều thủ đoạn ngoại giao, được mệnh danh là “cây đại vĩ cầm về địa – chính trị” của Mỹ. Kể từ đây, ông Lê Đức Thọ trở thành một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và được cả thế giới biết đến.

Lê Đức Thọ và Kissinger thường “ăn miếng trả miếng”, tranh cãi tay đôi để bảo vệ lập trường, quan điểm của mỗi bên. Với những nhân chứng từng tham gia đàm phán, Lê Đức Thọ là một nhà chiến lược tài ba, sắc sảo và rất quyết liệt, kiên trì trong việc bảo vệ lập trường của ta. Thêm vào đó, chính nghĩa thuộc về cuộc kháng chiến của quân dân ta nên Mỹ và Kissinger dù dùng nhiều thủ đoạn quân sự và ngoại giao khác nhau cũng không thể giành được “hòa bình trong danh dự” như họ mong đợi.

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh, nguyên Đại sứ – thành viên phái đoàn VNDCCH tại Paris, kể có những buổi họp hai bên trao đổi lý lẽ, lập luận tương đối điềm tĩnh. Nhưng có những ngày không khí rất căng thẳng, thậm chí có cả chuyện đ.ập bàn, đ.ập ghế. Ông Thái kể:

“Một lần, Kissinger nói: “Ông Thọ này, nếu các ông cứng như thế này thì có lẽ chiến tranh sẽ còn tiếp tục, v.ũ kh.í sẽ còn tiếp tục rơi ở miền Bắc”. Nghe vậy ông Thọ “phang” ngay: “Tôi xin ngắt lời ông. Có phải tôi với các ông mới đ.ánh n.hau hôm qua đâu. Tôi với các ông đánh nhau bốn, năm năm rồi. V.ũ kh.í rơi bốn, năm năm rồi. Các ông đem v.ũ kh.í ra dọa tôi hôm nay không được đâu!”.

Lấy ý tưởng từ Tam quốc chí, giới báo chí phương Tây đã ví von ngắn gọn về cuộc đối đầu đặc biệt này, rằng: “Trời đã sinh Kissinger sao còn sinh thêm Lê Đức Thọ”. Còn người trong cuộc, TS Henry Kissinger, hơn 30 năm sau đã phải ngậm ngùi thừa nhận: “Tôi đã có thể làm tốt hơn nếu như người đối diện trên bàn đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt CT, lập lại hòa bình ở Việt Nam không phải là ông Lê Đức Thọ”…

Ông Kissinger uy h.iếp đối phương, nói “Tôi là giáo sư của ĐH Harvard, mà một giáo sư Harvard không bao giờ phát biểu ít hơn 54 phút”. Ông Lê Đức Thọ trả lời: “Tôi thì chả phải giáo sư tiến sĩ gì nhưng tôi có đứa con trai là tiến sĩ”.

Chuyện vui bên lề hội nghị

Cánh nhà báo “bé cái nhầm”

Ở Pa-ri, đoàn ta nhận được sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí thuộc Đảng Cộng sản Pháp. Vào kỳ nghỉ hằng năm, một số đồng chí tình nguyện tham gia phục vụ hậu cần các đoàn đàm phán của ta. Một số người còn mang theo cả ô tô riêng tới phục vụ việc đi lại của đoàn. Có lần họp quan trọng với đoàn Mỹ ở địa điểm do ta chọn, vì không muốn bị cánh báo chí làm phiền, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Trưởng đoàn Xuân Thủy đã lên xe của một đồng chí Pháp đi theo lối cổng sau, chạy thẳng tới chỗ họp. Trong khi đó, một xe khác đi lối cổng chính đằng trước hòng đánh lạc hướng cánh báo chí đang tập trung chờ bám theo. Là xe xịn nên khi kéo kính lên và đóng cửa xe thì khó nhìn được bên trong. Ngoài cổng chính vẫn có mấy ông bảo vệ mở cửa, bảo vệ đứng gác bồng 🔫 chào như bình thường.

Thế nên các nhà báo đã bị nhầm là xe chở đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Xuân Thủy nên vội vã phóng mô tô đuổi theo. Nhưng đi một lúc, ngó nghiêng mãi thì các tay săn tin, săn ảnh phát hiện không phải hai ông trên xe nên vội vàng quay lại. Lúc đó, thì xe hai chở hai đồng chí đã đi lâu rồi nên địa điểm lần họp đó được giữ kín.

Nguồn: Sưu tầm
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!