/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Câu chuyện “Không bằng một đứa trẻ”
Câu chuyện “Không bằng một đứa trẻ”
19:55, 04/03/2022 Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN
Câu chuyện “Không bằng một đứa trẻ”
Lụi cụi ra khỏi nhà trong một tâm trạng đầy hỗn độn. Đời người có nhiều cái sai, có cai sửa được, cũng có cái khó lòng mà thay đổi. Trong số đó, cái sai lớn nhất của мìɴh không phải là biết quá nhiều thứ mà là để cho người khác biết cái gì мìɴh cũng biết, thành ra trăm dâu đổ đầu tằm.
Vừa tàn tàn chạy chiếc Dream cùi, tôi chậm nghĩ “Hay мìɴh cứ làm hết khả năng, còn lại cứ để trời xanh tự an bài”.
Hướng về phía Phú Hữu, nhìn đồng hồ đeo tay mới có 7 giờ mấy, tôi bèn tấp vào một quán nhỏ văn đường. Mấy cái bàn inox gọn ghẽ, thực khách thì đủ mọi tầng lớp trong xã hội, từ cô chú bán vé số, đến anh honda công nghệ, chú thợ điện, anh thợ hồ,…Lúc tiến vào quán, tôi vô tình lướt ngαɴg qua một thằng bé bán vé số.
Vừa ngồi vào bàn, chị chủ hiền hiền nói: “Cậu! Cậu ăn bánh cuốn hay bánh ướt?”
“Dạ, chị cho em 2 dĩa bánh cuốn!”, tôi trả lời.
“Cậu đi мìɴh hay còn chờ bạn?”, chị chủ lại hỏi.
“Dạ, em đi мìɴh ên thôi”, tôi cười cười nói.
Tôi thấy cuống họng nó cứ nhấp nhô vì nuốt nước bọt. Lúc tôi chịu hết nỗi cảnh đó thì chị chủ bưng ra 2 dĩa, đặt cẩn τɦậɴ lên bàn. Rồi tôi nhìn thoáng qua thằng bé bán vé số một cách đầy “tế nhị”.
“Dạ, của anh hết ba trăm ạ!”
Tôi đặt tờ 500 vào tay nói, rồi nói: “Em giữ luôn khỏi thối. Anh lỡ kêu dư 1 dĩa, em ngồi xuống ăn với anh cho vui”
Thằng bé nghe vậy, tay mân mê tà áo: “Dạ…áo quần em dơ quá, em không dám ngồi”
Mắt tôi long lên, cái long lên ấy chẳng phải vì tức giận mà là do xúc động. Tôi cất giọng hiền hiền nói: “Anh cũng như em, cũng lăn vào đời để kiếm sống thôi. Ta chỉ khác nhau ở vị trí được cuộc sống đặt để!”
Nói nhìn tôi, cười một cái thật rạng ngời rồi ngồi xuống bàn. Và chúng tôi cùng ngồi ăn bữa sáng ngon lành với nhau. Nó cố gắng ăn thật nhanh, nhưng chỉ ăn phần bánh còn miếng chả, nem, bánh tôm thì chừa lại. Thấy vậy tôi hỏi: “Sao cưng không ăn?”
“Dạ, tại em chỉ thích ăn bánh còn mấy cái kia…em ngán ạ!”, nó cười cười gãi đầu nói.
Tự dưng, cha nội ngồi ăn bàn bên lên tiếng: “Mẹ… vé số mà còn làm sang!”
Nghe vậy, máu trong người tôi ɴóɴg lên, quay sang tính “quạt” lại một trận thì nó ngăn tôi lại. Rồi nó đứng dậy, lịch sự cúi chào tôi, sau đó bưng cái đĩa ra cho chị chủ bỏ lại vào bịch mang về. Được một lúc, tôi đứng dậy ra chỗ chị chủ để tính tiền. Cha nội vô duyên lúc nãy cũng đi theo sau.
Bất giác chị chủ nói: “Thằng bé nãy chú mua vé số cho, rồi còn kêu một dĩa cho nó ăn. Chú có biết sao nó không ăn hết không?”
Tôi lắc đầu: “Dạ không…sao vậy chị?”
“Chị biết nhà nó, nó ở cùng với ngoại dưới gầm cầu. Mẹ nó thì bị “man man”, cũng cầm vé số đi bán dạo. Lâu lâu lại bị ai đó làm cho “một bụng”, hỏi gì cũng ú ớ vậy mà ngoại nó nuôi hết, không phá lần nào. Nó ăn không hết bánh là muốn mang về cho mẹ nó ăn đó!”
Trong khoảnh khắc đó, không chỉ có tôi mà cha nội vô duyên kia chắc cũng cảm thấy áy náy lắm. Nhanh mồm nhanh miệng dẫn đến những lời nói vô duyên, làm tổn thương thằng nhỏ, đúng là không bằng một đứa trẻ.
Rồi bỗng chị chủ nói tiếp: “À… mà nãy nó nhờ tôi gửi lại cậu 200, nó nói cảm ơn vì cậu đã cho đồ ăn sáng, thế là đủ với nó rồi.”
Tôi nghe chị nói vậy thì Ƅấτ ɴgờ vô cùng, dác dáo nhìn ngó xung quanh để tìm bóng hình gầy gầy đen đen kia mà chẳng thấy đâu cả. Quả thật, cậu bé bán vé số ấy đã để lại cho tôi rất nhiều Ƅấτ ɴgờ và bài học sâu sắc về cách ứng xử ở đời. Tôi phải công nhận một điều rằng, nhiều khi người lớn có ăn học đầy đủ cũng không bằng một đứa trẻ nghèo khổ trong việc đối nhân xử thế!
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!