Trung Quốc là quê hương, là chiếc nôi của cây trà, và người Trung Quốc cũng là một trong những dân tộc đầu tiên tiếp xúc và tìm ra cách chế biến lá trà. Trong lịch sử trà đạo Trung Quốc có rất nhiều cuốn sách liên quan đến trà, như: Trà Kinh, Trà Lục, Trà Phổ, Trà Sử,...
Truyền thuyết về Thần Nông nếm thử trà đầu tiên
Hiện tại, truyền thuyết phổ biến và nổi tiếng nhất về nguồn gốc của trà xuất hiện vào khoảng 3.000 năm TCN (ước tính dưới triều nhà Thương vào 1.600-1046 TCN), tại đất nước Trung Hoa.
Người Trung Hoa có vài câu chuyện huyền thoại về sự tích cây trà. Đó là một sự tích mang đặc trưng của người Hoa Bắc và một sự tích mang sắc thái của người Hoa Nam.
Người Hoa Bắc cho rằng người đầu tiên phát hiện ra trà chính là Thần Nông (2737-2697 TCN). Truyền thuyết này được giới thiệu trong cuốn “Trà Kinh” của Lục Vũ (năm 780 sau CN).
Theo thần thoại, Thần Nông đứng thứ ba trong các vị vua thần thánh được gọi là Tam Hoàng. Nữ Oa, Phục Hi và Thần Nông là những nhà cai trị huyền thoại mà tất cả người Trung Quốc đều coi đó là niềm tự hào.
Thần Nông giỏi về nông nghiệp và y dược. Ngài nếm nhiều loại cây cỏ để tìm dược tính trị bệnh cho dân. Năm 2737 TCN, một ngày dài sau khi lang thang trong rừng để tìm các loại hạt và thảo được ăn được, Thần Nông mệt mỏi vì đã vô tình trúng độc 72 lần.
Khi các chất độc đang dần giết chết ông thì một chiếc lá đã rơi vào miệng Ngài. Ông đã nhai nó và thật kỳ lạ lá cây đó có thể giúp ông thanh lọc những chất độc đã thử trước đó. Chiếc lá ấy chính là lá trà.
Cũng có truyền thuyết nói rằng, một hôm Thần Nông đang đun nước dưới một gốc cây thì có vài chiếc lá trà rơi vào ấm nước sôi của ông. Sau khi uống thử vài ngụm, ông phát hiện nó có mùi vị thơm ngon, uống vào hết khát và mình có một năng lực kỳ diệu. Và ngay lập tức, ông đã xếp trà vào danh sách các loại thảo dược của mình.
Do sự ảnh hưởng của truyền thuyết này, người Trung Hoa xưa ban đầu chỉ dùng trà phục vụ mục đích chữa bệnh mà thôi. Xuyên suốt các triều đại nhà Tây Chu (1122-249 TCN), nhà Tần (221-206 TCN)... trà chỉ được dùng cho tầng lớp hoàng gia, quý tộc và luôn được coi là một biểu tượng tôn giáo truyền thống.
Còn người Hoa Nam lại cho rằng chính Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), Sơ tổ Thiền Trung Hoa là người mang cây trà tư Ấn Độ vào Trung Hoa (519 sau CN). Chính nhờ cây trà mà Ngài thức suốt 9 năm để ngồi nhìn vách đá quán tưởng công án.
Cũng có huyền thoại nói rằng, trong lúc tọa thiền, Bồ Đề Đạt Ma đã ngủ quên nên sau khi thức dậy, ông tức giận tự cắt mí mắt của mình và quăng xuống đất. Nơi mà mí mắt của Ngài rơi xuống đã mọc lên một thứ cây kỳ lạ, người Trung Hoa hái lá nấu nước uống thì thấy tâm hồn tỉnh táo. Từ đó trà trở thành thức uống thông dụng của thiền môn.
Góc nhìn từ các bằng chứng khảo cổ về cây trà
Trong cuốn “Bách khoa toàn thư có minh họa về người tiền sử”, năm 1978 của tác giả K.Jelinek cho rằng, những lá trà đầu tiên đã được sử dụng vào thời kỳ đồ đá cũ, khoảng 500.000 năm trước. Nhận định này được chứng minh bằng các chứng cứ khảo cổ từ thời kỳ đó chỉ ra rằng lá trà Camellia sinensis. Loại lá của loài cây này được người tiền sử Homo erectus cho vào nước sôi ở khu vực hiện nay là Trung Quốc.
Bên cạnh đó, trong cuốn “Văn minh trà Việt” của tác giả Trịnh Quang Dũng, được biết, các nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử và sinh học xác định được vùng đất nguyên sản của trà ở một nơi hiện nay là tại vùng Vân Nam (Trung Quốc), sát biên giới Việt Nam), Thượng Lào, Bắc Thái Lan và vùng Tây Bắc Việt Nam, đây là là nơi khởi nguồn của cây trà cổ.
Ở thượng nguồn sông Mekong, dòng sông Lan Cang (tên gọi ở Trung Quốc). Có một khu vực đặc biệt có đến 7 loại khí hậu trong ngày. Quanh năm nhiều mưa, nhiều nắng, nhiệt độ chênh lệch lớn, thích hợp rất thích hợp cho việc phát triển của cây trà. Trong một khu vực, gần Phổ Nhĩ (cách Việt Nam 50km) có đến 20 núi trà cổ tập trung. Đây chính là khu vực hình thành những lá trà đầu tiên trên thế giới.
Trà cổ quý giá xuất hiện tại Việt Nam rất nhiều ở vùng trà cổ thụ ở vùng núi phía Bắc như: Shan Tuyết Suối Giàng (Yên Bái), Tủa Chùa (Điện Biên), Tà Xùa (Sơn La), Lũng Phìn (Hà Giang), Pà Cò (Hòa Bình), Tô Múa (Sơn La)...
Chính rừng chè shan tuyết cổ thụ này đã mê hoặc một chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu chè của thế giới thuộc Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ) là ông M.K.Djemukhatze.
Năm 1976, ông Djemukhatze đã đến nghiên cứu vùng trà cổ thụ trong 2 năm, bằng phương pháp sinh hóa thực vật, ông đã tìm ra những vết tích cây và lá trà hóa thạch từ thời đồ đá ở Phú Thọ. Tại Yên Bái, ông tìm thấy một vùng trà hoang khoảng 40.000 cây. Trong đó, ông tìm ra có 3 cây Trà cổ thụ hàng ngàn năm, cây lớn nhất chiều cao đến 9m, vòng thân độ 3 người ôm không xuể, ở vùng Cao Bắc Lạng có những cây Trà hoang cổ thụ cao tới 18m. Kết luận của ông xác định Việt Nam chính là một vùng quê hương của cây trà trên thế giới. Đây là nguồn gốc đầu tiên của cây trà Việt Nam.
Các truyền thuyết luôn nói trà là sản vật của phương Nam. Xét theo lịch sử, nước Văn Lang tồn tại 2622 năm (2879-258 TCN) có vùng địa lý lớn hơn rất nhiều ngày nay. Phía Tây giáp đến Ba Thục, phía Bắc đến Động Đình (phía Nam sông Trường Giang), Nam đến nước Hồ Tôn (Chiêm Thành). Vị trí này cho thấy toàn bộ vùng nguyên sản trà vốn thuộc về nước Văn Lang.
Do vậy nói trà không thể phát triển vào 3 triều đại này. Chỉ có nhiều thư tịch do người Trung Hoa thường hay đi đó đi đây và ghi chép thành sách nên trà có thể biết đến. Như Thánh trà Lục Vũ thì mãi đến đời Đường mới xuất hiện.
Tuy vậy, lịch sử lâu dài, chiến tranh giữa các quốc gia, vùng nguyên sản trà dần chuyển chủ. Nam Chiếu rồi đến triều Đại Lý tồn tại trên vùng đất này từ năm 937 cho đến năm 1253; kế tiếp nhau bởi 22 đời xưng đế, có nhân vật Đoàn Chính Thuần được Kim Dung hư cấu vào tiểu thuyết võ hiệp của mình. Sau năm 1253, Đại Lý mất vào tay Nguyên Mông, trước khi bị diệt hoàn toàn dưới tay Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương vào năm 1378.
Nước Đại Lý đổi thành phủ Đại Lý, người Bạch và người Di lưu lạc xuống phương Nam. Một số thành các dân tộc người ở Việt Nam, Lào và Myanmar (như Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ, Lô lô, Nùng).
Một nhóm đông hơn di chuyển sâu về hướng Nam thành lập nước Thái Lan ngày nay. Sau đời nhà Minh, trà trở nên cực kỳ phát triển. Đến đời Thanh trà hội nhập nhiều với thế giới.
Từ góc độ cổ tích và truyền thuyết làm bằng chứng cho nguồn gốc lịch sử của trà Việt Nam, hẳn nhiều người ngỡ ngàng khi biết rằng trà đã xuất hiện từ thời Hùng Vương cùng với bánh chưng - bánh dày.
Dấu vết trà Việt Nam từng xuất hiện trong truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương, một mối tình lãng mạn từ thời cổ sử Việt. Diễn ra trong bối cảnh thời đại các vua Hùng (2879-257 TCN). Và bằng chứng đáng tin cậy nhất là các địa danh từng xuất hiện trong câu chuyện kể vào đời Hùng Duệ Vương, một vị quý phi của vua Hùng đã về làng Văn Luông (nay là Văn Phú), Phú Thọ dạy dân trồng chè, trồng bông sinh sống. Để ghi nhớ công nghiệp khai sáng ấy của bà, vùng đất trồng chè, trồng bông năm xưa, dân cư tụ về sinh sống và đã tạo dựng nên những xóm làng mang tên: xóm Bãi Chè, xóm Bông vẫn tồn tại mãi tới ngày nay.
Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet