/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Đất Đế Tào Thanh có đặc điểm gì?
Đất Đế Tào Thanh có đặc điểm gì?
08:49, 16/11/2022 Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
Đất tử nê là một trong ba nguyên liệu phổ biến chế tác nên các loại đồ gốm sứ Nghi Hưng trong đó nổi tiếng nhất chính là dòng ấm tử sa. Đất tử nê được chia thành nhiều loại khác nhau và Thiên Thanh Nê được đánh giá là loại đất chất lượng tốt nhất tuy nhiên loại đất này rất hiếm gần như đã tuyệt tích từ rất lâu. Vì vậy mà Đế Tào Thanh được sử dụng rộng rãi nhất với những đặc tính ưu việt để tạo nên những ấm tử sa Nghi Hưng nổi tiếng. Trong bài viết hôm nay chúng tôi cùng các bạn trả lời câu hỏi Đất Đế Tào Thanh có đặc điểm gì?

- Giới thiệu sơ lược về Đất Đế Tào Thanh?

Trước khi khám phá Đất Đế Tào Thanh có đặc điểm gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi nét về loại đất này để xem tại sao nó lại có cái tên này.

- Đất Đế Tào Thanh là gì?

Đế tào thanh là một trong những loại đất tử nê khá phổ biến và quen thuộc được đánh giá có chất lượng tốt để làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm sứ. Đế tào thanh là gì? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm và ngay sau đây chúng tôi sẽ giải đáp giúp các bạn.

Trước đây đất tử nê được gọi là thanh nê, loại đất này ở sâu trong bụng núi, nên thời xưa khi chưa có máy móc cùng công nghệ hiện đại người đời trước chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để khai thác đất và tìm các quặng. Bởi vì Tử Nê thường phân bố ở phần đáy (tức là “đế tào”) trong các hang nên loại Thanh Nê (cũng chính là Tử Nê) phân bố ở phần đáy hang được gọi là Đế tào thanh.

- Địa điểm phân bổ của Đất Đế Tào Thanh

Đế Tào Thanh chủ yếu phân bố ở mỏ Hoàng Long Sơn thị trấn Đinh Thục, ngoài ra khu vực Hồ Phủ cũng có loại đất tương tự và người trong ngành gọi đó là Đế Tào Thanh Hồ Phủ để phân biệt. Quặng chủ yếu phân bố ở đáy tầng Tử Nê nằm sâu trong bụng mỏ Hoàng Long Sơn. Các quặng Đế tào thanh phân bố không đồng đều, có loại nông có loại sâu và thường nó sẽ phân bố ở tầng dưới lớp tử nê phổ thông. Hiện tại mỏ 4 và mỏ 5 Hoàng Long Sơn đều có Đế tào thanh nhưng đất mỏ 4 là tốt nhất.

Người trong ngành thường gọi loại đất Tử nê có “các đốm màu xanh xám” (tức là mắt gà/kê nhãn) gọi là Đế tào thanh đồng thời dùng đặc điểm này để phân biệt Đế tào thanh với loại Tử Nê khác.

- Tìm hiểu về các tên gọi của Đế tào thanh

Đế tào thanh có nhiều cách gọi khác nhau như “Đế Tào Thanh số 1”, “Đế Tào Thanh số 2”, “Đầu Tào Thanh, Nhị Tào Thanh (Trung Tào Thanh), Đế Tào Thanh non, Đế Tào Thanh già…Mỗi tên gọi sẽ có một cách giải thích khác nhau cụ thể:

- Cách gọi theo thống kê phân tích các loại đất

Tên gọi “Đế Tào Thanh số 1”, “Đế Tào Thanh số 2” bắt nguồn từ việc trước kia xưởng nguyên liệu gốm sứ Nghi Hưng khi tiến hành thống kê phân tích các loại đất và đưa ra những đặc điểm khác nhau rồi đặt tên gọi cho từng loại.

Loại quặng có “kê nhãn” trên bề mặt to và ít gọi là “Đế Tào Thanh số 1” còn loại có “kê nhãn” nhỏ và dày gọi là “Đế Tào Thanh số 2”.

- Cách gọi theo tầng phân bố

Những người phu mỏ làm công việc khai thác quặng trước kia thì chia theo tầng phân bố:

+ Loại quặng phân bố nông là Đầu Tào Thanh

+ Loại ở giữa là Trung Tào Thanh hoặc Nhị Tào Thanh

- Cách gọi theo đặc điểm khi gia công

Loại đất ít mica, tính cát nhỏ, khả năng chịu nhiệt thấp, tỷ lệ co ngót lớn hơn là Đế Tào Thanh non, ngược lại thì gọi là Đế Tào Thanh già.

- Đất Đế Tào Thanh có đặc điểm gì?

Nội dung tiếp theo chúng ta sẽ khám phá xem Đất Đế Tào Thanh có đặc điểm gì nhé.

- Màu sắc của Đế tào thanh

Màu của quặng Đế Tào Thanh là màu tím đỏ, trong màu tím có ánh đỏ, dạng khối chặt chẽ, cứng, nhiều mặt cắt có “kê nhãn” hay “mao nhãn” màu xám xanh, ít thì thành đôi thành cặp, nhiều thì phân bố dày đặc. Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của Đế tào thanh mà nguyên nhân là do các ô xít sắt bị mất một cách cục bộ. Đối với loại Đế Tào Thanh Hồ Phủ ũng có đặc điểm tương tự, nhưng kê nhãn của nó có màu xám vàng.

Đế tào thanh chất đất già có dạng đốm tạp, bề mặt có khá nhiều mảnh mica. Đế Tào Thanh thuần sau khi nghiền thành bột có màu tím đỏ, những kê nhãn màu xám xanh sau khi nung sẽ chuyển thành đốm vàng.

- Các thành phần cấu thành Đế tào thanh

Bao gồm: hydromica, cao lanh, ô xít sắt, mảnh thạch anh…Tỷ lệ thành phần trong mẫu đưa đi phân tích là: SiO2 57.94%, Al2O3 22.43%, Fe2O3 8.82%, CaO 0.76%, MgO 0.27%, K2O 1.98%, Na2O 0.40%, LOI 5.67%.

Với kết quả phân tích này cho thấy các thành phần SiO2 vừa phải, nhiều hạt thô, khả năng tạo hình tốt, có thể làm tác phẩm lớn và nhỏ, thuộc loại đất gốm có khả năng tạo hình tầm trung. Al2O3 và Fe2O3 khá nhiều, nhiệt độ nung cao là 1200 độ C, phạm vi thiêu kết rộng.

Từ 1150-1250 độ C, tính ổn định tốt, tỷ lệ co ngót nhỏ, rơi vào 9.17%. Ở 1150 độ C, có màu nâu đỏ, tiếng trầm, bề mặt cắt thô ráp. Nung ở 1180 độ C, có màu nâu đỏ mang theo sắc đen, bề mặt cắt chặt chẽ, tiếng khá đanh. Nung ở 1210 độ C có màu nâu, bề mặt cắt chặt chẽ, tiếng vang còn ở 1250 độ C có màu nâu đậm mang theo sắc đen, bề mặt cắt chặt chẽ, tiếng vang.

Sau nung, màu sắc thay đổi từ tím đỏ, sang tím nâu, sang nâu đậm, sang đen tím, kê nhãn màu xám xanh trở thành hạt màu vàng. Cảm giác cát mạnh, tính thấu khí tốt, càng nuôi lâu sẽ càng ôn nhuận dịu mắt, cổ điển, giản dị, thể hiện phong vận cổ kính của tử sa, và là tác phẩm mang tính kinh điển của tử sa, được nhiều người yêu thích.

Sau khi tìm hiểu Đất Đế tài thanh có đặc điểm gì có thể rút là kết luận Đế Tào Thanh là một trong những loại đất điển hình của tử sa. Hiện nay loại đất này vẫn là một trong các loại quặng ưu tú tuy khó bắt gặp nhưng không phải là tuyệt tích. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn.

Uống Trà Thôi
Theo Hằng Trà
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!