Nói năng tưởng là chuyện dễ nhất trên đời này, nhưng hóa ra lại là chuyện khó nhất. Mở miệng ra là có thể nói chuyện, nhưng nói chuyện thế nào cho khôn ngoan thì khó vô cùng.
Nhiều người tinh thông kinh sử, hiểu biết sự đời, đi đâu cũng khuyên nhủ, góp ý, chia sẻ... Họ cứ ngỡ mình khôn ngoan nhưng hóa ra lại là dại khờ.
Chuyện kể rằng, lần nọ Mark Twain tham dự buổi gây quỹ ở nhà thờ. Nghe những gì linh mục chia sẻ, ban đầu anh cảm thấy ông nói rất hay và sẵn sàng quyên góp tất cả số tiền của mình.
Nhưng 10 phút sau, vị linh mục vẫn chưa nói xong, Mark Twain bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn, ông nghĩ rằng chỉ nên quyên góp một khoản tiền nhỏ. Và 10 phút sau nữa, vị linh mục vẫn chưa nói xong, anh mất kiên nhẫn và không quyên góp nữa.
Vậy nên người xưa mới nói "họa từ miệng mà ra". Vì mọi thông tin đưa ra chỉ có tính tương đối. Trong khi những gì mình nói chỉ là góc nhìn một chiều. Nói nhiều, nói dai dễ thành nói dại, vô tình rước họa vào thân.
Trải qua bao chuyện trên đời, người xưa mới đúc kết được "nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy", tạm dịch là một lời nói ra, bốn ngựa đuổi không kịp. Nghĩa là một lời nói ra rồi thì không thể nào rút lại được, thậm chí còn có sức ảnh hưởng rất lớn, rất khó lường. Vậy nên, đừng thích nói nhiều mà phải nói ít ý. Điều quan trọng ở đây là nói chuyện phải biết lựa thời điểm mà nói. Khi nào lắng nghe, khi nào bắt đầu.
Tu dưỡng bản thân chính là cách tạo ra khí chất riêng cho mình, đó mới là người khôn ngoan. Từ đó sẽ hành sự cẩn trọng, không nói năng tùy thiện, thiếu suy nghĩ.
Kể cả những lời khen cũng phải thực tế, có gì nói nấy, không nịnh nọt. Lời hay ý đẹp là khi nói đúng lúc, đúng chỗ mới có thể phát huy được sức hấp dẫn của riêng nó.
Có người so sánh ví von: "Lời nói của bạn nên giống những ngôi sao trên bầu trời đêm, chứ không phải như tiếng pháo đêm giao thừa, chẳng ai thích tiếng động ồn ào suốt đêm".
Team Uống Trà Thôi sưu tầm