/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Bốn đặc tính của Trà đạo: Thanh, Thực, Hòa, Không
Bốn đặc tính của Trà đạo: Thanh, Thực, Hòa, Không
08:34, 10/04/2023 Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
Trà là tặng phẩm của thiên nhiên, phải dùng nước làm chất vận chuyển, giúp cho người thưởng trà dễ dàng cảm nhận. Vậy trà đạo thực sự là gì? Một lời khó giải thích hết. Nó ẩn mình trong hương vị của trà, đầu tiên là vị “Thanh”, sau là vị đắng, rồi lại đến vị ngọt, cuối cùng mới đến hương thơm.

- "Thanh" trong Trà đạo:

“Thanh” tức là không có lẫn tạp, trà không khó để có mùi thơm, có hương vị, nhưng rất khó để “thanh”. Hương thơm thanh nhã thuần khiết, vị ngọt thanh khiết nơi đầu lưỡi, nhưng không hề ảm đạm.

- "Thực" trong Trà đạo:

Trong trà đạo luôn phải bàn đến chữ “Thực” (thật), Trà phải là trà thật, hương thật, vị thật. Khung cảnh thưởng trà phải là núi thật sông thật, thư họa phải do danh họa thực sự chắp bút, đồ dùng phải là gốm sứ thật. Cuối cùng, người uống trà phải dùng sự chân thật, chân tình và sự ung dung thực sự.

- “Hòa hợp” trong trà đạo

Nước và lửa hòa hợp với làm nên ấm trà. Trà đạo chính là sự hòa hợp mộc mạc nhất giữa đất và trời. Trong khi thưởng trà còn có sự hòa hợp giữa người với người, người với vạn vật, Uống trà có thể làm cho con người và trái tim giao hòa, và mọi thứ đều thể hiện ý nghĩa của sự hòa hợp

- Tính “Không” trong trà đạo

Nước trà trong và hài hòa, gần như cạn. Khi đưa vào trong miệng, hương thơm ngào ngạt phảng phất, rồi tất cả biến mất tựa hồ gió thoảng trên mặt nước, không để lại dấu vết gì. Đây chính là cái tính “không" của trà đạo.

Chính vì những ý nghĩ này, người ta uống trà đạo để trấn tĩnh tâm trí, giúp bồi đắp tình cảm, xóa bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, tạp niệm. Điều này phù hợp với triết lý phương Đông chủ trương “tĩnh tâm tĩnh lặng”, đồng thời cũng phù hợp với tư tưởng “nội tâm tu hành” của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.

Uống Trà Thôi
Theo toiyeutra
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!