Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ý dành cho nhân loại…
Mỹ thuật thời nguyên thủy: mộc mạc như chính họ, giản dị, trong sáng, với niềm tin thuần khiết vào Thần.
Xã hội loài người thời nguyên thủy là chế độ thị tộc, mỗi thời kỳ có những đặc điểm riêng.
Khởi đầu là Thời Đồ Đá, gồm đồ Đá cũ, đồ Đá giữa, đồ Đá mới. Thời kỳ này nói chung con người biết tạo ra những công cụ từ giản đơn nhất, con người còn nhỏ bé, non nớt trước thiên nhiên, nhưng lại trong sáng, thuần khiết và tin vào Thần. Những dấu tích nghệ thuật bắt đầu xuất hiện.
Một trong những nghệ thuật đặc sắc nhất thời kỳ này là tranh hang động, những bức vẽ được thực hiện trong bóng tối của hang động.
Nhìn chung, vì sự ngô nghê, đơn sơ, vụng về nên việc hội họa miêu tả thời kỳ lịch sử này không đặt nặng về tả thực. Song điều họ muốn gửi gắm không phải là tả thực mà là ý nghĩa, nội hàm của sự kiện xung quanh theo cách nhìn nhận của con người thời đó. Thời đồ đá mới, xuất hiện kỹ thuật chế tạo công cụ, sản xuất đồ gốm, xây dựng nhà ở, phát triển công xã thị tộc…
Về mặt nghệ thuật, tuy không đồng đều trên phạm vi toàn trái đất nhưng cũng có những nét chung như: Tác phẩm tạo hình bằng đá cỡ nhỏ, tạo hình thú giống như thật, tạo hình người đơn giản, mộc mạc nhưng nghệ thuật trang trí trên các sản phẩm thì rất phát triển.
Tiếp đó là Thời Đồ Đồng: Xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ, hình thành nhà nước có giai cấp như Ai Cập, Trung Hoa, Lưỡng Hà. Một chất liệu mới thâm nhập nhanh chóng là đồng và đồng thau. Nghệ thuật bắt đầu cũng phát triển mạnh mẽ dần đi đôi với tín ngưỡng và các hình thức tín ngưỡng.
Và tới thời Đồ Sắt: Sự xuất hiện của sắt, nói lên sự phát triển kỹ thuật và ngành luyện kim. Xã hội có sự phân hóa, sinh ra những cuộc chiến tranh. Tiêu biểu cho thời kỳ này là nền văn hóa Hansơtasơ (Áo), phát triển rộng đến vùng Trung và Nam Âu (thế kỷ 10 đến thế kỷ 5 TCN ) là kho tàng nghệ thuật ứng dụng.
Một nhóm di tích độc đáo là những thùng bằng bạc chạm dùng trong các nghi lễ tín ngưỡng. Chúng ta có thể thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh.
Những sản phẩm nghệ thuật đẹp nhất thời kỳ này đều được dành cho nghi lễ tâm linh với sự tôn kính đặc biệt mà con người dành cho Thần.
Mỹ thuật Phương Đông cổ đại: dấu ấn của di sản văn minh kỳ trước của nhân loại…
Người ta thường gọi Ai-cập và các nước vùng Lưỡng Hà là phương Đông cổ đại. Ngày nay nó chỉ có nghĩa ước lệ để chỉ những gì còn sót lại của thời kỳ thống trị La-mã, Ai-cập và Lưỡng Hà là hai tỉnh ở phía Đông của đất nước La-mã.
Nhưng các cuộc khai quật về sau (từ thế kỷ 19-20) cho thấy phương Đông cổ đại không hẳn chỉ có hai nước đó mà còn bao gồm Palétxtin, miền bắc Xiri, miền trung thuộc Tiểu Á, miền đông (xứ Urarơtu) là vùng ngoại Cápcadơ xưa, vùng cao nguyên Iran (xứ Elam), những miền dọc sông Indu, và cả Trung Hoa cổ đại.
Mỹ thuật Ai Cập cổ đại: Kim Tự tháp Ai Cập là từ đâu?
Lịch sử Ai-cập cổ đại bắt đầu từ 4000 năm trước CN và kết thúc vào thế kỷ IV trước công nguyên(năm 332). Nhưng điều đặc biệt nhất là hiện nay lẫn vào đó là các công trình còn sót lại từ những nền văn minh trước đó đã bị hủy diệt, nên đôi khi các nhà khảo cổ không còn phân biệt đâu là công trình của thời kỳ nào…
Đặc điểm xuyên suốt là tất cả các công trình của Ai-cập, kể cả kiến trúc và điêu khắc đều có ý nghĩa tâm linh và tín ngưỡng Thần. Những tín ngưỡng này đã sinh ra sự chuẩn hóa các hình tượng nghệ thuật và luôn phát triển, tạo ra được nhiều hình thức độc đáo, đa dạng trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.
Trong đó kiệt xuất nhất là kiến trúc, còn các loại hình khác như hội họa, điêu khắc thì theo sát kiến trúc. Nhìn chung, đó là một nền nghệ thuật tổng hợp và hoàn chỉnh. Nghệ thuật Ai-cập có nét đặc thù rất riêng, khó lẫn lộn với các nền nghệ thuật khác.
Về hội họa và phù điêu, người Ai-cập có cái nhìn “mặt nghiêng hay chính diện” nét tạo hình rất độc đáo, khỏe và dứt khoát. Cách sử dụng màu sắc cũng đơn giản, chỉ vài màu cơ bản như trắng –nâu, vàng –đỏ nhưng rất nhịp điệu.
Trong điêu khắc, họ luôn phối hợp các khối vuông chắc, giản dị của hình kỹ hà. Các loại đồ gốm như bình, lọ bằng đất sét mang tính trang trí, chủ đề thường là phong tục chôn cất người chết, cảnh cúng lễ, làm ruộng hay bơi thuyền qua sông Nin.
Các công trình là Kim Tự Tháp, tượng chân dung để thờ người chết, các bích họa và chạm nổi, tất cả đều không sử dụng luật viễn cận, mà là phương pháp đồ họa không gian 3D.
Chính vì các công trình kiến trúc và điêu khắc của thời kỳ này lẫn với những di vật của nền văn minh tồn tại trước đó, cho nên tới thời hiện đại con người vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể giải đáp, ví dụ: Tại sao người Ai cập cổ đại lại có thể chở được những tảng đá lớn như vậy và đưa lên để xây kim tự tháp?
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh được rằng, chỉ một số kim tự tháp ở Ai Cập là được người Ai Cập cổ đại xây dựng, còn lại là những kim tự tháp còn sót lại từ nền văn minh nhân loại lần trước, trước khi có Đại Hồng Thủy xảy ra…
Mỹ thuật Ai-cập cổ là một trong những nền nghệ thuật lớn đầu tiên của thế giới văn minh. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến mỹ thuật Tây Nam Á châu và Hy Lạp. Nhìn vào các công trình nghệ thuật điêu khắc và hội họa thời kỳ này sẽ thấy họ đã phát triển nghệ thuật đến trình độ rất cao, kỳ thực họ cũng may mắn kế thừa những di sản của văn minh kỳ trước, trước khi xảy ra đại hồng thủy.
Mỹ thuật Lưỡng Hà cổ đại: vương quốc Babylon
Sau Ai-cập, khu vực thứ hai khá nổi tiếng của văn hóa phương Đông cổ đại, thuộc về những nước Tiền Á với nhiều bộ lạc khác nhau như Sumerơ, Atxiri, Xiri, Paletxtin và các quốc gia Khét, Urarơtu… Nền văn hóa cổ xưa Tiền Á là nền văn hóa các bộ lạc Lưỡng Hà (còn gọi là Mêxôpôtami, kéo dài khoảng 3.000 năm).
Nghệ thuật Lưỡng Hà từ 4.000 đến 3.000 năm trước công nguyên là nền văn hóa của người Sumerơ. Cuối thế kỷ 22 trước CN, quốc gia của người Sumerơ – Atcát thống nhất lại, lúc nầy mang tên gọi mới là Babylon. Rất tiếc, những di vật của thời nầy còn lại quá ít.
Một trong số những di vật nổi tiếng là bức chạm nổi trên bộ luật Khammurapi khắc trên cột cao khoảng 2m bằng loại điôrit, thể hiện vua Khammurapi, tư thế đang cầu khẩn thần mặt trời và trước thần tòa án Sumnsem (thần tòa án là những hình ảnh tượng trưng: Thanh đoản kiếm và chiếc nhẫn thần).
Nghệ thuật Babylon vào các thế kỷ VIII và VII/ TCN được xác định khi thủ đô Atxiri-Nhinevia bị rơi vào tay Babylon, dưới triều vua Nabôpalaxarơ, cũng là thời kỳ phát triển mạnh các công trình kiến trúc.
Cái còn lại có lẽ duy nhất là cổng Istarơ, xây theo thể thức một tháp canh, có vòm mái cho lối vào thường xây bằng gạch nung. Một số gạch có khắc chạm nổi hình những con sư tử, một số hình thú tượng trưng cho các vị thần, như bò và rồng.
Các chạm nổi được phủ bằng một lớp men màu, Babilôn thời tân đại tính chất nghệ thuật nhiều trang trí, hình ảnh vừa thực vừa hư…
Điều các chuyên gia mỹ thuật và lịch sử nhận thấy, là nghệ thuật của toàn bộ thời nguyên thủy và thời kỳ cổ đại đều hướng về Thần, với những nghệ thuật dù tinh mỹ hay còn sơ khai, thì đều thể hiện một sự tôn kính đặc biệt với Thần và đấng sáng thế. Những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo vượt bậc có niên đại được xác định nhiều triệu năm vẫn hiện hữu xen lẫn cùng các tác phẩm nghệ thuật thời cổ đại, tức là rất nhiều trong số chúng không thuộc về nền văn minh này, mà phải từ nền văn minh kỳ trước của một loài người kỳ trước.
Vì vậy các chuyên gia mỹ thuật và lịch sử, hay khảo cổ, đều không chắc con người là tiến hóa từ vượn mà thành… Vậy phải chăng, người cổ đại đã biết rằng, Thần chính là đấng tạo ra con người, chính vì vậy mà họ dành những gì đẹp nhất trong nghệ thuật để ca ngợi Thần?
(Còn tiếp)
Uống Trà Thôi
Theo DKN