/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Chuyện của trà (Kỳ 2): Thời cổ đại, Trung Quốc không dùng trà để giải khát
Chuyện của trà (Kỳ 2): Thời cổ đại, Trung Quốc không dùng trà để giải khát
16:45, 05/03/2024 Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
Ngày nay, hầu hết mọi người chỉ biết đến trà là một loại thức uống, mục đích dùng để giải khát. Nhưng ngược dòng lịch sử về cách đây 18 thế kỷ, tại Trung Quốc trà ban đầu được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh, vị đắng của trà từng khiến nhiều người ốm phải dùng các loại gia vị khác nhau để có thể uống.

Trà được ưu thích bởi nó phù hợp với mọi khoảng thời gian trong ngày cũng như tâm trạng của mỗi người. Trà xuất hiện từ rất sớm và nhanh chóng trở thành loại thức uống mang tầm ảnh hưởng lớn nhất trên hành tinh, và thậm chí có thời kỳ từng được ví von là thức uống “khiến cả thế giới phát cuồng”.

- Trà được sử dụng làm thuốc từ thời Hoa Đà

Trong cuốn “Lịch sử của Trà” của nữ tác giả Laura C.Martin (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu tới người đọc nhiều dẫn chứng về việc những ngày đầu khi được phát hiện, trà mới chỉ được người Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc trong Đông y.

Cụ thể,bắt đầu vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, những tham khảo về trà có vẻ đã đáng tin cậy hơn, cụ thể là những tham khảo có niên đại vào thời của Hoa Đà - một thầy thuốc và nhà giải phẫu được trọng vọng. Ông đã viết: “Uống t’u (chá) đắng thường xuyên làm cho người ta suy nghĩa tốt hơn”. Tác giả Laura nhận định: “Lần này t’u chắc chắn là chỉ loài cây ngày nay chúng ta gọi là trà”.

Một ví dụ khác trong thời kỳ này xuất phát từ một bức thư của Lưu Côn - một vị tướng đời Tấn (năm 265-289), gửi cho cháu trai của ông là Lưu Khâm -Tổng đốc Khâm Châu. Trong bức thư này, Lưu Côn thừa nhận rằng ông cảm thấy già nua, chán nản và “muốn có một ít t’u thực sự”. Vì một trong những công dụng y học sớm nhất của trà là một thức uống an thần, thư giãn, có thể thức uống này chỉ trà.

Theo Laura C.Martin, có lẽ nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong tất cả các tài liệu đề cập đến trà thời kỳ đầu là vào năm 350, khi học giả Trung Quốc Quách Phác viết một cuốn từ điển chú giải, gọi trà là “kia” hay “trà đắng” - “k’u t’u”, thức uống đó được làm từ lá bằng cách đun sôi. Ông cũng viết rằng: “Cây có kích thước nhỏ như cây dành dành, và vào mùa đông mọc ra những lá hái sớm gọi là ch’a (phát âm là “chá”) và những lá được hái sau đó gọi là “ming”, ngoài ra còn được biết đến là chuan, tức là trà đắng theo cách gọi của người dân Tứ Xuyên”.

Việc đề cập đến từ “ming” này cho tháy kiến thức về tầm quan trọng của khoảng thời gian hoặc mùa thu hoạch. Các nhà văn cổ đại khác cũng sử dụng từ này để miêu tả trà, bao gồm nhà thơ thế kỷ thứ 5 Bào Linh Như, người đã nói đến “ming thơm”.

Vào thế kỷ thứ 4, trà là một phần cuộc sống hàng ngày của người Trung Quốc. Tuy nhiên, người Trung Quốc không chỉ uống trà cho vui mà họ tiếp tục sử dụng nó với giá trị như một loại thuốc. Các phương pháp chế biến lá trà để tạo ra loại thức uống có hương vị vẫn còn trong tương lai xa, và người dân Trung Quốc thế kỷ thứ 4-5 đã phải đánh vật để uống được trà đắng, họ đã cố gắng che giấu vị đắng bằng tất cả các loại phụ gia như hành, gừng, muối, cam...

Rõ ràng, các phụ gia này đã không làm trà ngon miệng hơn. Ngoài việc dùng để uống, thỉnh thoảng trà cũng được dùng để ăn như một loại rau, hoặc thậm chí được sủ dụng như thuốc là hoặc bôi bên ngoài như một loại thuốc đắp.

Trà khi đó được sử dụng để chữa bất kỳ chứng bệnh nào bao gồm thị lực kém, mệt mỏi, thấp khớp, bệnh ngoài da (bị thương và loét), cùng các vấn đề về thận và phổi. Nó cũng được coi là hữu ích để giữ sự tỉnh táo và cải thiện tiêu hóa.

Tác giả Laura C.Martin tiếp tục đưa ra một dẫn chứng nữa về việc trà được người Trung Quốc sử dụng như một loại thuốc chưa bệnh: Các tác giả của “Thần Nông Thảo Dược Kinh” đã thể hiện rõ ràng rằng trà được coi trọng như một phần quan trọng trong dược thư của họ, khẳng định rằng trà sẽ làm nhẹ bớt các vấn đề gây ra bởi các khối u, các bệnh về bàng quang và lở loét hoặc áp xe ở đầu.

Rõ ràng các tác giả tin rằng uống trà cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật và các vấn đề xã hội.Uống trà theo thói quen có thẻ làm dịu tâm trí và mang lại lợi ích cho khí công, tăng sức chịu đựng và giữ gìn sự tươi trẻ. Trà tốt hơn rượu bởi vì nó không dẫn đến say, nó cũng không khiến một người đàn ông nói những điều dại dột và rồi ăn năn lúc tỉnh táo. Nó tốt hơn nước do nó không mang theo bệnh; Nó cũng không hóa thành chất động giống như nước khi chứa những thứ thối rữa.

“Phát biểu sau chắc chắn là đúng, bởi vì nước pha trà luôn được đun sôi, loại bỏ khỏi trà nhiều sinh vật mang mầm bệnh”, tác giả Laura C. Martin viết.

- Trà và sức khỏe

Từ những ứng dụng nói trên thì lợi ích của trà đối với sức khỏe của con người được chứng minh bằng những kết quả nghiên cứu thời nay. Cụ thể, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trà xanh chứa các hoạt chất chống oxy hóa, chống ung thư và tăng cường sức khỏe cho não bộ. Theo trang cancer.gov, trà xanh được chứng minh là kích hoạt enzym giải độc bên trong cơ thể ngăn ngừa sự phát triển của khối u và có sự liên hệ giữa việc phòng chống ung thư với việc uống trà.

Tiến sĩ Katherine Crew (nghiên cứu sinh về y học và dịch tễ tại Đại học Columbia) cũng thực hiện một nghiên cứu ở nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt và thấy rằng những người uống trà xanh có kháng nguyên tuyến tiền liệt thấp hơn đáng kể, điều đó liên quan đến việc sự phát triển các khối u tuyến tiền liệt.

Theo một nghiên cứu từ Khoa Tâm thần đại học Basel Thụy Sĩ, nhấm nháp ly trà xanh giúp tăng cường trí nhớ. Cho đến năm 2016, tác dụng của trà xanh lên nhận thức vẫn chỉ là suy đoán nhưng với những bước tiến trong công nghệ chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI), Tiến sĩ Stefan Borgwardt thấy các kết nối tăng lên trong vỏ não sau khi uống trà xanh. Theo đó, những người uống trà xanh cho thấy lượng kết nối tăng lên ở những phần trọng yếu trọng não có liên quan đến trí nhớ.

Nghiên cứu sử dụng những tình nguyên viên nam khỏe mạnh, đưa cho họ một loại thức uống có chiết xuất trà xanh và nhận thấy không những kết nối giữa các bộ phận trong não được tăng lên mà còn cải thiện hiệu suất khi làm các bài kiểm tra trí nhớ...

Bằng cách đo huyết áp và siêu âm để kiểm tra xem mạch có giãn nở ra hay không, các bác sĩ đã nhận thấy rằng những người uống trà xanh có mạch giãn ra đáng kể, nghĩa là giúp giảm các nguy cơ về tim mạch như xơ vữa động mạnh...

Mặc dù có những chỉ dẫn cho thấy uống trà ang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng rõ ràng nó không phải là thuốc chữa bách bệnh và không nên sử dụng nó thay thế cho trái cây, rau quả và các yếu tố khác của chế độ ăn uống lành mạnh.

Bởi theo nhiều kết quả nghiên cứu khác, nếu uống nhiều có thể dẫn đến thiếu sắt. Nguyên nhân là do chất tanin có trong trà xanh có thể cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Cũng giống như cà phê, trà xanh cũng chứa caffeine. Sử dụng quá nhiều caffeine trong ngày có thể gây ra các tác dụng phụ có hại bao gồm: Đau đầu, uể oải, lo lắng, cáu kỉnh... Vì vậy, dùng trà điều độ hàng ngày là rất quan trọng, nên dùng 2-3 cốc mỗi ngày.

Uống Trà Thôi
Theo baophapluat
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!