/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Tình người Sài Gòn thời dịch qua tranh
Tình người Sài Gòn thời dịch qua tranh
09:31, 02/07/2021 Đệ Tam KHÁC
Khi thành phố giãn cách, những gian hàng 0 đồng xuất hiện khắp nơi, hướng đến người lao động nghèo, bị mất thu nhập. Họa sĩ Lê Sa Long chọn vẽ khung cảnh đó để khắc họa tính hào hiệp của người Sài Gòn. Với anh, Sài Gòn là vùng đất của những người bộc trực, hào sảng, những thùng trà đá miễn phí, thùng bánh mì "ai cần cứ lấy", những hiệp sĩ bắt cướp, quán cơm 2.000 đồng, chuyến xe nhân ái, những giao dịch "đưa nhiêu đưa", ATM gạo...

Đa số tranh họa sĩ chọn hình thức ký họa bằng phấn tiên (pastel), than trên nền giấy Canson, một số bức dùng màu nước.

Họa sĩ vẽ một phụ nữ bán vé số người Quảng Ngãi lúc 11h, giữa ngã tư đang quẹt mồ hôi, than: "Ế lắm chú ơi. Sáng giờ chỉ bán được có mấy tờ, chú ủng hộ giùm". Anh mua vội giúp bà vài tờ, chỉ an ủi sơ rồi vội vã đi, cảm thấy như người có lỗi. Anh đặt bức tranh tên "Mơ là triệu phú", lấy ý tưởng từ bài "Kỷ niệm" (nhạc sĩ Phạm Duy) với câu hát: "Tôi mơ thành triệu phú/ Cứu vớt gái bơ vơ".

Tranh vẽ hai cha con mưu sinh thời dịch, họa sĩ vẽ nhân Ngày của Cha (20/6). Vợ qua đời từ lâu, người cha 58 tuổi chạy xe ôm nuôi con 34 tuổi bị bại não bẩm sinh. Dịch bùng phát, thất nghiệp, cha con ông sống nhờ quà thiện nguyện, may mắn được một nhà hảo tâm tặng chiếc xe máy. Họa sĩ nói: "Tôi vẽ ông Hưng với hình ảnh đôi tay ôm hai vai Tài như muốn che chở con, còn Tài thì cười và chỉ vào ba như muốn nói: Người cha vĩ đại của tui đó!".
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!