Chợ Đông Xuân, phố Hàng Buồm, Hàng Đồng... hiện lên đầy chất thơ qua nét cọ cố họa sĩ Lê Văn Xương. Nhiều họa sĩ đánh giá khi xem tranh Lê Văn Xương, có thể hình dung về một Hà Nội như trong trang sách của Thạch Lam, Nguyễn Tuân...
Bức "Chợ Đồng Xuân". Trong tâm thế "vẽ với lòng thanh thản", tranh Lê Văn Xương chủ yếu khắc họa không khí yên bình thuở xưa.
Phố Hàng Buồm nhộn nhịp cảnh buôn thúng bán bưng. Lê Văn Xương vẽ được nhiều chất liệu như bột màu, sơn dầu, phấn tiên... nhưng theo danh họa Bùi Xuân Phái, cố họa sĩ vẽ bột màu đặc sắc hơn cả.
Bức "Ô Quan Chưởng". Lê Văn Xương chủ yếu chọn cảnh đường phố, di tích kiến trúc trong và ngoài thành để khắc họa.
Lê Văn Xương sinh năm 1917, học vẽ từ sớm do gia đình rước thầy về dạy. Theo gia đình, suốt đời mình, họa sĩ đã vẽ khoảng 1.000 bức tranh, làm 100 bức tượng... Ông còn chơi được các nhạc cụ violin, piano, guitar... Ông qua đời năm 1988 tại TP HCM. Ông được truy tặng huy chương Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam năm 1997. Triển lãm "Điều kỳ diệu" do con gái ông khởi xướng, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh và 30 năm ngày mất của ông.
Uống Trà Thôi
(Sưu Tầm)