Bạch Ma Tử cũng là loại khoáng tử sa đoạn nê độc nhất vô nhị ở Hoàng Long Sơn. Quặng thô chủ yếu được khai thác ở mỏ Hoàng Long Sơn ở Đinh Thục trấn và các mỏ xung quanh Đinh Thục trấn. Quặng đất sét nguyên thuỷ của Bạch ma tử mỏ Hoàng Long Sơn gần giống với quặng của đất sét của Đoạn nê. Nó cũng thường được khai thác dưới lớp sa thạch - thạch anh ở phần trên của mỏ và ở phần trên của mạch khoáng Tử nê (Hình 6-27 và 6-28). Sự xuất hiện của các mỏ khoáng khác xung quanh cũng gần tương tự (Hình 6-29), đây cũng là mỏ cộng sinh giữa đoạn nê và Tử nê.
Chiều dày của khoáng tầng khoảng gần 1m, có nơi dày đến vài mét. Bề ngoài của quặng Bạch ma tử có màu nâu xám, tức là có màu trắng xám xen lẫn với các hạt cát màu nâu tím (như hình 6-30, 6-31). Bề ngoài của quặng Bạch ma tử sau khi nghiền màu trắng, nền có màu xanh lam và màu lục lam nhạt có màu đỏ sẫm. Bạch ma tử có cấu trúc vón cục, đặc và cứng-thô, màu sắc pha trộn hơn, còn Chi ma nê thì lỏng và dễ vỡ. Hiệu suất của Bạch ma tử tương tự như Chi ma nê, nhưng nhiệt độ nung của Bạch ma tử tương đối cao.
Thành phần khoáng vật của Bạch ma tử chủ yếu là hydromica, một phần kaolinit, mảnh thạch anh, một lượng nhỏ zircon, mảnh cacbua canxi và ferit. Thành phần hóa học và hàm lượng phần trăm của nó là: sillic dioxide (SiO2) 63,38%, oxit nhôm (Al2O3) 23,70%, oxit sắt (Fe2O3) 5,83%, oxit sắt (FeO) 0,92%, titan oxit (TiO2) 0,98%, magie oxit (MgO) 0,38%, canxi oxit (CaO) 0,53%, kali oxit (K2O) 1,72%, natri oxit (Na2O) 0,01%, Oxit lưu huỳnh (SO2) 0,014%. Bạch ma tử nê có chất lượng bùn mịn, có sự kết hợp hợp lý giữa hạt thô và hạt mịn, dẻo tốt, có khả năng tạo hình, chỉ số dẻo 8,98%, giới hạn lỏng 21,08%, giới hạn dẻo 12,10%.
Hàm lượng silicat, oxit nhôm và oxit sắt trong Bạch ma tử đều cao, nhiệt độ thiêu kết của nó có thể gần 1300℃ và nhiệt độ thiêu kết thông thường là 1250℃.
Khoảng nhiệt độ thiêu kết thường nhỏ, không quá 30oC~ 40oC, nếu khoảng nhiệt độ thiêu kết quá cao rất dễ gây ra hiện tượng "sốc nhiệt".
- 1000 ℃, màu đỏ thịt, mặt cắt ngang là dạng hạt thô, xỉn màu.
- 1100 ℃, màu vàng nhạt và hơi xám, mặt cắt là hạt thô, các đốm nâu phân bố dày đặc trên bề mặt, mặt cắt dày đặc và âm thanh giòn;
- 1150 ℃ C, màu vàng sẫm và hơi xám, mặt cắt thô và dạng hạt, các đốm nâu phân bố dày đặc trên bề mặt, mặt cắt dày đặc và âm thanh giòn;
- 1200 ℃, màu vàng sẫm với các hạt nhỏ màu nâu, đen phân bố đều, dày đặc và sắc nét;
- 1250 ℃, nâu và vàng, các hạt màu nâu, đen, phân bố đều, với một lượng nhỏ các hang sắt phân bố đều trên bề mặt, đặc và sắc nét;
- 1300 ℃, nâu, các hạt màu vàng, nâu sẫm phân bố dày đặc trên bề mặt, đường kính hạt thay đổi từ 0,5 - 0,1, hơi biến dạng, có ánh kim loại.
Tỷ lệ co sau khi sấy và nung là 11%.
(Tháng 1 năm 1965 "Báo cáo đánh giá khảo sát đất sét gốm núi Hoàng Long ở huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô", Đội địa chất thứ sáu của Cục địa chất Giang Tô)
SG, 22/07/2021
(Lão Tà dịch từ sách "Dương Tiện minh sa thổ" - Lưu Ngọc Lâm)