/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 9): ĐỊNH DIÊU BẠCH
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 9): ĐỊNH DIÊU BẠCH
13:25, 25/07/2021 Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
ĐỊNH DIÊU BẠCH là tên gọi quặng đất sét của những chiếc ấm bằng Bạch nê chất lượng cao trong thời nhà Minh và nhà Thanh, sở dĩ ấm được gọi tên như vậy là do hình dáng và màu sắc gần giống với đồ sứ trắng của lò Định Châu, một trong năm lò nung nổi tiếng ở thời nhà Tống.
Lò nung Định Châu vào thời Bắc Tống là một hệ thống lò sứ lớn, xuất hiện sau Bạch Hình Diêu vào thời nhà Đường, khu vực sản xuất chính nằm ở khu vực làng Nhuận Từ và các làng Đông và Tây Yên Xuyên, ở huyện Khúc Dương, tỉnh Hà Bắc, do thuộc quyền quản lý của Định Châu trong các triều đại nhà Đường và nhà Tống, nó được gọi là Lò nung Định Châu. Lò nung Định Châu vốn là lò nung dân gian, đến giữa và cuối thời Bắc Tống thì nung đồ sứ trắng là chủ yếu, thân màu trắng hơi ngả vàng, nước men màu be, lớp men cực mỏng. Thân mỏng, nhẹ, trong suốt nhưng nhìn thấy được cốt gốm rắn chắc (như hình 6-52), trông giống gốm nhưng không phải gốm, còn không phải gốm thì giống gốm.
Ấm tử sa Bạch nê trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh thực ra là ấm tử sa Đoạn nê ngày nay, hay còn gọi là là Đoàn sa. Sách "Dương mỹ sa hồ đồ khảo" viết rằng: "Bạch sa gồm có Bạch nê và Bạch định diêu". Những chiếc ấm Bạch nê tinh xảo và chất lượng cao nhìn giống như "Bạch Định Diêu" hiện vẫn chưa được tìm thấy. Những chiếc ấm được gọi là Bạch Định Diêu xuất hiện trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, bắt đầu từ thời Vạn Lịch của nhà Minh. Theo ghi chép trong sách "Dương Tiện minh hồ hệ" của Từ Hữu Tuyền "màu đất sét bao gồm: Hồng Hải Đường (Màu đỏ hoa hải đường), Chu sa tử (màu tím đỏ), Bạch Định Diêu (màu trắng Bạch Định), Lãnh Kim Hoàng (màu vàng lạnh), Đạm mực (màu mực nhạt), Trầm hương sắc (màu trầm hương), Thuỷ Bích (màu xanh nước), Lựu bì (màu vỏ quả lựu), Quỳ Hoàng (màu vàng hướng dương), Thiểm sắc Lê bì (Màu vỏ quả lê).

Trong "Dương Tiện sa hồ đồ khảo" trích từ ghi chép "Mậu Hiên biên toả" rằng vào cuối thời nhà Minh, Lương Tiểu Ngọc, một phụ nữ từ Hàng Châu, đã đến Nghi Hưng để đặt chế tác mẫu ấm trà "Thân căn nhũ hình hồ" bằng bạch nê "chất liệu như ngọc cổ và sáng bóng như mỡ". Vào cuối triều đại nhà Minh và đầu triều đại nhà Thanh, Huệ Mạnh Thẩn, một nghệ nhân chế tác ấm tử sa nổi tiếng ở Kinh Khê, ông nổi tiếng với việc chế tác ấm chu nê, nhưng ông cũng làm ấm bạch nê. Vào giữa và cuối triều đại nhà Thanh, có rất nhiều sản phẩm bằng bạch nê. Trong những năm Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong và Cập Đồng, Dương Bành Niên, Thân Tích và Vương Đông Thạch đều sử dụng bạch nê hoặc đoạn sa để chế tác ấm. Trong sách "Dương sa hồ đồ khảo" có ghi: "Thân Tích, còn gọi là Tử Di, giỏi chạm khắc, thích dùng bạch nê để chế tác", "Phi Vân lâu có một chiếc ấm bạch nê của Thân Tích có tay cầm, thân hình chữ nhật, có đỉnh nhỏ và đáy lớn. Chế tác gọn gàng và phong cách tinh tế. "Ấm bạch nê hiếm thấy trong lịch sử, không kể đến đồ mỹ nghệ Bạch Định Diêu". Những tác phẩm bạch nê được lưu truyền đều là trong cùng kỳ, chủ yếu là đất sét không màu. Bạch nê có kết cấu mịn, độ nhớt tốt, chịu được nhiệt độ cao, sau khi nung có màu trắng, màu vàng nhạt sau khi nung được gọi là Mễ hoàng đoạn nê.

Hiện nay, ít ai dùng Bạch nê thật để chế tác ấm, có thể do sản phẩm bằng bạch nê khi sử dụng dễ hút chất bẩn làm bề mặt ấm không sạch, ảnh hưởng đến màu sắc của nó. Loại Bạch nê được sử dụng nhiều nhất là Mễ hoàng đoạn nê, có màu be sau khi nung, còn được xếp vào dòng Đoạn nê. Ngày nay, bạch nê chất lượng cao chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu để cải thiện độ kết dính và săn chắc. Hoặc một số người dùng bạch nê và Sắt oxit màu đỏ để điều chế chu nê nhân tạo.
SG, 25/07/2021
(Lão Tà dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm)
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!