ĐÁY TÀO THANH là loại khoáng Tử nê mà mọi người rất hay nói đến, nó cũng là một loại khoáng có chất lượng tốt trong dòng Tử nê hiện nay, nhưng nó không phải là loại khoáng tử nê tốt nhất như mọi người vẫn nói. Tuy nói "Thiên thanh nê là loại khoáng đắt tiền trong các loại Tử nê", nhưng hiện tại, quặng nguyên bản của Thiên thanh nê dù sao cũng hiếm, cách hiểu như thế nào là khoáng "Thiên thanh nê" cũng khác nhau.
Vậy "Đáy tào thanh" là gì? Ngày xưa, người ta gọi "Tử nê" là "Thanh nê", quặng "Tử nê" thường vùi sâu dưới sườn đồi, người xưa dùng kinh nghiệm khai thác khoáng để thăm dò các rãnh (tào) này và thông thường Tử nê phân bố ở phần đáy ("để tào" hay "đáy tào") các mỏ khoáng sâu, nên "Thanh nê" (Tử nê) ở "đáy tào" được gọi là "Đáy tào thanh". Ngoài ra còn có ý kiến là "Tạo thanh" (Zaoquing), hoặc cách viết khác cũng đang được thảo luận thêm.
Trong ngành thường đề cập đến loại tử nê với "đốm xanh xám" (tức là các hạt ngô) là "Đáy tào thanh", giúp phân biệt nó với các loại tử nê khác. Đáy tào thanh chủ yếu được khai thác ở khu vực khai thác Hoàng Long Sơn ở thị trấn Đinh Thục (một nguồn khoáng gần tương tự khác ở khu vực Hồ Phủ Sơn được gọi là Hồ Phủ đáy tào thanh) và quặng thô Đáy tào thanh chủ yếu được phân bố ở đáy trầm tích sâu trong lòng Hoàng Long Sơn. Sự phân bố của quặng gốc ở "đáy tào" không giống nhau, và thường bị vùi sâu ở lớp dưới của Tử nê thông thường. Các giếng số 4 và số 5 của khu vực khai thác Hoàng Long Sơn ban đầu đều tạo ra "đáy tào thanh, trong đó giếng số 4 là tốt nhất.
Về đáy tào thanh, có những thuật ngữ như "Nhất hiệu đáy tào thanh", "Nhị hiệu đáy tào thanh"; "Đầu tào thanh", "Nhị tào thanh" (Trung tào thanh); "Non đáy tào thanh", "Lão đáy tào thanh" ... Do những cách gọi khác nhau nên dẫn đến có những cách hiểu khác nhau.
- Khi Nhà máy Nguyên liệu Gốm Nghi Hưng (Nghi Hưng đào từ nguyên liệu tổng xưởng) trước đây thực hiện phân tích thống kê về nguyên liệu khoáng tử sa, những phần quặng khoáng tử nê có “hạt ngô” kích thước lớn nhưng phân bố không đều trên bề mặt được gọi là “Nhất hiệu đáy tào thanh”; Những phần quặng khoáng tử nê có "hạt ngô" kích thước nhỏ nhưng phân bố dày đặc được gọi là "Nhị hiệu đáy tào thanh".
- Những thợ mỏ tham gia vào việc khai thác khoáng Tử sa, theo sự phân bố độ sâu của các lớp quặng, gọi những phần khoáng ở phần nông là "Đầu tào thanh", và những phẩn khoáng ở giữa tầng quặng là "Nhị tào thanh" hoặc "trung tào thanh";
- Còn với những người tham gia gia công và điều chế đất sét Tử nê từ khoáng thô, Nếu trong đất sét Tử nê lượng mica nhỏ, cát nhỏ, độ khúc xạ thấp và tỷ lệ co khi nung tương đối lớn được gọi là "Non đáy tào thanh", nếu không nó được gọi là "Lão đáy tào thanh".
Quặng đáy tào thanh nguyên bản, bề ngoài có màu đỏ tía, màu tím đỏ, đặc và kết cấu cứng. Hầu hết các phần đều có "hạt bắp" hay còn gọi "mắt mèo" màu xanh xám dày đặc (Hình 4 -18). Đây là đặc điểm đặc trưng nhất của quặng đáy tào thanh nguyên bản, nguyên nhân là do thiếu một phần ferit. Tử nê- Hồ Phủ Sơn cũng có đặc điểm tương tự, nhưng "hạt bắp" của nó có màu vàng xám, còn được gọi là "kê nhãn". "Lão đáy tào" thì khoáng nguyên bản có nhiều đốm và vảy Muscovit trên bề mặt. "Đáy tào thanh" nguyên bản sau khi nghiền thành bột có màu đỏ tím, “hạt bắp” xanh xám trở thành những hạt cát màu vàng sau khi nung thành gốm.
Thành phần của khoáng "đáy tào thanh" bao gồm hydromica, chứa một hàm lượng khác nhau của cao lanh, ôxít sắt và các mảnh mica thạch anh. Thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm của mẫu thử là: silic điôxít (SiO2) 57,94%, ôxít nhôm (Al2O3) 22,43%, ôxít sắt (Fe2O3) 8,82%, ôxít canxi (CaO) 0,76 %, magie oxit (MgO) 0,27%, kali oxit (K2O) 1,98%, natri oxit (Na2O) 0,40%, hiệu suất nung (LOI) 5,67%. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng silica tương đối vừa phải, phần lớn là hạt thô, độ dẻo tốt, phù hợp để làm các sản phẩm dung tích lớn hoặc nhỏ, đất sét đáy tào thanh có độ dẻo trung bình. Ôxít nhôm và ôxít sắt cao hơn, nhiệt độ nung cao hơn, 1200 ℃, khoảng nhiệt độ nung rộng, 1150 ℃ ~ 1250℃, độ ổn định tốt, tỷ lệ co ngót nhỏ 9,17%.
- Ở nhiệt độ 1150 ℃, nâu đỏ, âm câm, mặt cắt thô;
- Ở nhiệt độ 1180 ℃, nâu đỏ với đen, mặt cắt dày đặc, hơi giòn;
- Ở nhiệt độ 1210 ℃, màu đất son, mặt cắt dày đặc, to hơn;
- Ở nhiệt độ 1250 ℃, màu đất son với màu tím đen, mặt cắt dày đặc, âm thanh vang.
Khi nung, màu sắc bề ngoài chuyển từ đỏ tím sang đỏ nâu, màu mịn, tím đen (như hình 4-19), “hạt bắp” xanh xám trở thành hạt cát vàng. Tác phẩm có kết cấu cát chắc chắn, độ thoáng khí tốt, sử dụng lâu ngày sẽ dần lộ ra vẻ đẹp sâu lắng, đơn giản tao nhã, tràn đầy vẻ cổ kính của Tử sa, là tác phẩm tiêu biểu của Tử sa và là niềm yêu thích của những người say mê ấm tử sa hiện nay.
Đáy tào thanh là một trong những vật liệu khoáng điển hình trong Tử nê và vẫn là một trong những vật liệu khoáng chất lượng cao. Tuy nhiên, khu vực khai thác Hoàng Long Sơn đã được bảo vệ, còn các khu vực khai thác khác không khai thác quặng vượt quá đáy nên trên thị trường khó có thể nhìn thấy đáy thực sự. Mặc dù "đáy tào thanh" hạng tốt khó tìm thấy trên thị trường nhưng không có nghĩa là "đáy tào thanh" tuyệt chủng, vì mỏ Hoàng Long Sơn chưa được khai thác hết nên nó vẫn còn trữ lượng khoáng nhất định, nhưng hiện không dễ dàng để khai thác. Cho nên, cho rằng "đáy tào thanh" đã tuyệt chủng là không chính xác. Hiện nay trên thị trường thường thấy nhiều sản phẩm gọi là "đáy tào thanh" nhưng quặng "đáy tào thanh chân chính rất khó tìm, hầu hết được làm bằng "đáy tào thanh" từ khu vực khai thác ngoại sơn và Tử nê thông thường từ núi Hoàng Long.
SG, 30/07/2021
(Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm)