/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Gió Lùa Rặng Thông: Âm nhạc và Bức Họa đồ của Trà đạo
Gió Lùa Rặng Thông: Âm nhạc và Bức Họa đồ của Trà đạo
19:19, 05/08/2021 Ẩn Hạc TRÀ ĐÀM
Flavor or tone,
expanded by virtue of its own discretion,
kept open to becoming by virtue of its own reserve:
what it loses in physical manifestation,
it gains in spiritual presence.

Vị hương hay giai điệu,
Rộng lan dần theo hàm thụ cá nhân
Nguồn tạng thức mở theo lòng cởi mở
Hoại là phần xác
Sáng rực là phần linh. - Jullien François, In Praise of Blandness

Vào thế kỷ VIII, Lục Vũ đã mô tả âm thanh của trà như một làn sóng rung động phát ra từ vạc nước đang được đun sôi. Trong quyển Trà Kinh, ông đề xuất nên đun nước trong cái vạc bằng gang. Do được dùng hằng ngày nên chiếc vạc trở rất bền, và nếu được đánh bóng thì nó sẽ lấp lánh như bạc mịn. Khi chứa đầy nước suối trong vắt, chiếc vạc tựa như một tấm gương sáng sóng sánh, đẹp đến nao lòng.

Vốn là bậc lão thông về trà và tinh thông các lĩnh vực nghệ thuật, Lục Vũ đã mô tả quá trình đun nước bình thường trở nên lung linh và sống động. Để dậy lên một câu chuyện đơn giản, ông thể hóa nước đun sôi như các giai đoạn của quá trình thôi miên, chậm rãi đều đều, mở đầu bằng âm vang nhẹ nhàng phát ra từ đáy vạc:

Khi bắt đầu sôi, các hạt khí từ dưới đáy vạc nổi dần lên như mắt cá, tạo ra âm điệu của lần sôi đầu tiên – gọi là sôi tiêm. Sau đó, từng lớp bóng khí leo dần lên thành vạc, tạo thành chuỗi ngọc trai trong như suối phun, đây là đợt sôi lần hai. Đến khi trong vạc xuất hiện những đợt sóng nhồi lên trên mặt nước là đợt sôi thứ ba và cũng là lần sôi cuối cùng. Nếu tiếp tục đun, nước sẽ quá già và thật sự không thể dùng để pha trà được nữa.

Khi vạc nóng lên, nước sẽ bốc hơi và dần chuyển thành một màng lung linh của nhiệt. Và rồi, chiếc vạc thở dài, ngân vang như tiếng chuông văng vẳng hay tiếng rì rào của gió.

Trong văn hóa của người Hoa Hạ, cụm từ ‘Songfeng – tùng phong’, hay gió lùa rặng thông, là một trạng thái tinh túy linh thông và thức ngộ được diễn đạt thông qua các tác phẩm thơ ca thi họa và cả trong thiền trà. Songfeng mang đến cảm thụ về một làn gió thiên nhiên thổi qua những tàng lá kim bóng nhọn. Trong làn gió thoảng, âm thanh thoát lên êm dịu và du dương, nhẹ nhàng mà bay bổng. Trong thơ ca, gió lùa rặng thông gợi cho ta hình dung sự thoái lui thế tục, sống thanh nhàn nơi hẻo lánh thôn quê. Tùng phong được mô tả như những làn sóng âm bay bổng nhưng nhạt dần như âm hưởng của sợi tơ đàn thánh thót. Khi thưởng trà, Songfeng là cung bật báo hiệu thời điểm và độ sôi của nước. Nhẹ nhàng và đơn điệu như gió thổi tàng thông, lại nhàn nhạt nhưng ý vị. Than dần tàn và lửa đã tắt nhưng Songfeng vẫn vang vọng miên man như khoảnh khắc vĩnh hằng của nguồn năng nhiệt thiêng liêng, một dòng năng lượng quan trọng kiến tạo nên vạn vật, trường tồn cùng trời đất, luôn luôn hoán đổi, luôn luôn biến hóa. Bên cạnh đó, gió lùa rặng thông còn hàm chỉ cuộc sống cô tịnh của một người ẩn sĩ nơi gió mát trăng thanh.

Đối với Châu Gia đời Đường, tùng phong là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca xướng họa, đặc biệt là trong thưởng trà. Ông mô tả những tháng ngày ẩn dật an nhàn trên vùng cao yên tĩnh trong một bài thơ sáng tác vào những ngày cuối hè, khi những tiếng kêu khàn khạc của bầy thiên nga hoang dã vang dội trên bầu trời, báo hiệu tiết trời thu gần đến:

Whiling away the summer
in a quiet hut,
The conversation brimming with feeling.
Water from highland streams
enlivens the taste of tea;
Wind in the pines overwhelms the swish of the fan.
Far from the sea and rain,
A feeling of peace
enfolds the mountain village.
Here the sighs of the autumn
are mournful,
So for now, let's take a turn
about the chrysanthemums.

Ruổi theo mùa hè
Trong túp lều tĩnh lặng,
Nghe câu chuyện cảm xúc tràn dâng.
Nước từ suối miền cao
Dậy hương trà sống động;
Gió lùa rặng thông đâu kể chi tiếng quạt.
Cách biển xa mưa.
Cảm giác yên bình
Bao phủ ngôi làng trên triền núi
Như tiếng thu dài ngang trở giấc
Buồn tiếc thương thay,
Lòng về
Lần lượt cúc hoa.

Thư thả năm tháng đúng luật theo qua, Châu Gia lại chào đón bạn bè đến với căn nhà tranh trên triền núi hẻo lánh trong khung cảnh ngập tràn những đóa cúc mùa thu. Trong không gian yên tĩnh lánh xa thế tục, buổi trà đã chuẩn bị sẵn sàng. Trên chiếc lò nhỏ, tiếng vi vu nhè nhẹ của chiếc quạt lông ngỗng tràn ngập khắp căn phòng cho đến khi Songfeng bắt đầu đánh tiếng. Châu Gia hầu như không miêu tả về nguồn gốc âm thanh phát ra từ chiếc vạc khi nước suối trên rặng cao bắt đầu tiêm lên nhưng cả không gian là ‘Gió lùa rặng thông’ đang hát.

Tùng phong chỉ là một trong nhiều ghi chép còn lưu lại và được xem là điển tích trong các tác phẩm về trà. Trong thơ văn, tùng phong lần đầu tiên xuất hiện trong các tác phẩm ở triều Nam Bắc. Gió lùa rặng thông là biểu thị cho tư tưởng thoát tục, được thể thiện rõ nét nhất trong các tác phẩm của hiền sĩ Đạo gia Đào Hoằng Cảnh ở thế kỷ VI. Vì theo đuổi lối sống thanh cao nên ông đã chọn ẩn cư ở Mao Sơn, một vùng núi có sương mù bao phủ với nhiều loại thảo mộc, khoáng sản, hang sâu và nước suối trong trẻo. Tại đây, ông dành nhiều thời gian đi sau vào ngâm cứu thuật luyện đơn của Đạo gia gần năm mươi năm, tinh thông kinh thư, y dược và cả thuật tinh luyện kim khí – đặc biệt là phương pháp đúc kiếm. Sử ký miền nam có ghi lại rằng, Đào Hoằng Cảnh vô cùng yêu thích Songfeng đến mức, ông trồng đầy thông trong sân nhà; và khi làn gió dấy lên, lòng ông hân hoan tựa như đang thưởng thức một khúc nhạc bay bổng. Khi một mình thả bước cạnh tảng đá quanh những bờ suối réo rắc, người ta tin ông hẳn là một người đắc đạo.

Tận đáy lòng yêu thích lối sống an nhàn bên cạnh tiếng gió lùa rặng thông, Đào Hoằng Cảnh được xem như một bậc hiền nhân chân chính và Songfeng trở thành hiện thân của lý tưởng cang cường và khoáng đạt tiêu dao. Bởi được một hiền sĩ đề danh, Gió lùa rặng thông đã trở thành biểu tượng cho sự ẩn tàng và lối sống thoát ly thế tục cũng như đại diện cho phong cách văn chương tao nhã, bao gồm cả phẩm vị âm thanh trong nghệ thuật thưởng trà.

TỒN HẬU – LƯU THANH

Đối với Lục Vũ, ‘âm thanh văng vẳng’ của chiếc vạc sôi tiêm báo hiệu chính xác thời điểm để cho thêm muối vào nước:

Ở lần đầu tiên, nước và vị mặn của muối sẽ được dung hòa ở một định lượng nhất định.

Muối là chất phụ gia quan trọng trong quá trình hóa hơi chất lỏng. Nước từ sông suối hoặc nước giếng đều có chứa các chất vi lượng và tạp chất, cho nên chỉ với việc lọc thông thường hầu như chúng ta không thể loại bỏ được tạp chất. Cùng với độ sôi của nước, một lượng nhỏ tinh thể muối bị oxy hóa, làm nước trong và tinh khiết. Thông qua các phản ứng hóa học, nước muối sẽ kết tủa các tạp chất.

Trong lần sôi tiêm, hãy vớt bỏ lớp màng mica sẫm màu nổi lên cùng bọt nước do lớp màng này làm cho trà trong quá trình pha bị lạc vị.

Lục Vũ cho rằng chỉ sau khi được tinh lọc cẩn thận, đun nóng, khử muối, vớt bọt thì nước mới được xem là đủ thuần để pha trà vì ông xem trọng nguyên tắt được truyền tụng trong nhân gian: cái gốc của tất cả hương vị đều bắt nguồn từ nước. Mặc dù không giải thích rõ ràng, nhưng theo ông, khi nước đủ mềm thì hậu trà sẽ tinh và thuần vị:

... Đối với những người cho rằng nước là vô vị, chẳng lẽ họ coi trọng hương vị của muối hơn trà hay sao?

Sau đó, Lục Vũ đưa ra mối liên kết hòa quyện giữa nước, phẩm vị, trà và cuối cùng là tính cách của người thưởng trà. Đối với những người thích hương vị đậm đà của muối biển hơn hậu vị của trà, ông khẳng định sở thích của một người tiết lộ chiều sâu của người đó. Chính vì thế, trà được pha bằng nguồn nước tinh khiết thuần vị không chỉ là đỉnh cao của nghệ thuật mà vì nó hấp dẫn những người có lối sống đơn giản với lòng khoan dung và khoáng đạt. Lục Vũ còn chỉ ra rằng, trà chính nó đã hàm ý:

Cốt cách của trà là tiết chế và tàng ẩn, hậu hương của nó cũng nhàn nhạt mà tinh tế. Kể cả khi trong trản đầy trà, hay vơi đi phân nửa, hương vị của nó vẫn rất khó để nắm bắt. Cho nên, làm sao có thể hàm tả cốt cách của trà mà không miên man…

Tương tự, tính cách của người thưởng trà cũng điềm đạm tinh tế, u mặc kín đáo, nhân nghĩa cẩn trọng. Những tâm hồn yêu thơ ca, yêu cái đẹp, trong giới thẩm định hay thưởng trà đều đúc kết câu cổ ngữ ‘遺味’ – tồn hậu, một trạng thái biểu thị sự tinh tế trong vị giác còn lưu nơi vòm miệng. Các điển tích còn lưu lại trong Lễ Ký của Khổng Tử, tồn hậu dùng để nói về hương vị của loại nước được gọi là ‘rượu huyền bí’:

Điểm đồng điệu toàn vẹn trong các buổi tế tự không chỉ dừng lại ở thanh sắc du dương mà còn bao hàm cả hương vị tinh túy của các vật phẩm hiến dâng. Các cây cổ cầm trong ngôi miếu Nguyên Tông đều có dây được bện từ tơ lụa với các lỗ âm thanh cách xa nhau. Khi một dây được gảy lên, ba dây còn lại cộng hưởng ngân lên thành giai điệu du dương. Trong cách nghi thức tế lễ lớn, chất ‘rượu huyền bí’ này dành riêng để tế con cá tươi sống đang bị treo lên; mặc dù nước hoàn toàn nhạt vị nhưng khi rơi xuống vẫn để lại cái vị dai dẳng. Do đó, thời xưa các nghi thức tế lễ không chỉ làm thỏa mãn các giác quan mà thông qua đó để chỉ dạy cho dân chúng biết tiết chế hành vi và khao khát của mình cũng như hướng họ hoàn thiện nhân cách.

Trong nghi thức cúng tế tổ tiên và trời đất, phẩm vật cúng tế phải sạch sẽ và nguyên vị, nói cách khác, các vật phẩm hiến tế như cá phải vtươi sống và nước phải tinh khiết, vì mỗi vật tế đều là hình ảnh thu nhỏ đại diện cho từng phẩm chất giống loài và trong nó đều thể hiện cho sự trường tồn bất biến của trời đất và truyền lưu đời đời của tổ tiên. Cho dù là thánh âm hay vật tế, mặc dù thanh điệu trong tròn nhưng ngân vang dai dẳng, hương sắc nhàn nhạt mà hậu vị khó phai. Chính sự nhịp nhàng, đồng điệu và giản dị của nghi lễ đã đánh lên trong tâm thức con người tránh xa những thứ cầu kỳ không cần thiết, hướng chúng ta đến sự đơn giản và hòa hợp.

Chính vì tác động trực tiếp đến hành vi chuẩn mực trong nhân cách con người cho nên các nghi lễ cổ xưa đã trở thành các khuôn mẫu trong đối nhân xử thế, được thể hiện nhiều trong các tác phẩm thi văn hội họa, đơn cử như trong bản văn phú của Lưu Cơ thế kỷ VI ca ngợi lối sống đơn giản với văn phong xúc tích và cô đọng:

If Pure Emptiness is attained
by subtle restraint,
Free of excess and ornament,
Then it is reserved like the lingering
taste of sacrificial broth,
Like the pure resonance
of the silk strung zither,
Elegant but not seductive.

nên tập lòng thanh tịnh
bằng tự giới vô vi
cùng vật chất vừa đủ
tánh không tự muôn đời
như nước nguồn tinh khiết
như cộng hưởng âm giai
tơ đàn thanh giản mộc
bóng bẩy chẳng thể thay

Lục Vũ viết Trà Kinh bằng lối văn thuật sự xúc tích và lớp lang, đặc biệt là chương viết về trà và trà cụ. Thông qua miêu tả, ông đã thể hiện nét thanh tao trong sự tinh tế đơn giản, cụ thể như khi đề cập đến ba khía cạnh của trà là màu sắc, hương thơm và hậu vị.

Màu nước vàng nhạt, có hương thanh nhã, luyến mịn mà lửng, thấy vị ngọt là ‘giả’, hơi nhẩn là ‘suyễn’, chát chát nhưng hậu lại ngót gọi là ‘trà’.

Từ góc nhìn của một nhà thơ, Lục Vũ đã ca ngợi nét tinh túy của trà bằng việc mô tả lớp bong bóng mịn nhạt nổi lên khi vạc nước đang sôi:

Bọt khí là lớp bong bóng đan hoa nở lúc độ nước sôi. Nó nở ra giống như những bông hoa trong nắng, lơ lửng trên mặt ao hồ hay mảng lục bình chớm nở bồng bềnh chốn đầm sông, rồi lại như những áng mây trôi phiêu lãng trên khoảnh trời xanh mát. Mạt trà như mảng rêu dập dìu trên mặt nước, tựa đóa hoa cúc rơi trong chén quỳnh tương… Đến độ sôi, tinh chất của trà nở ra kết thành mảng màu trắng xoá như những bông tuyết xếp chồng lên nhau. ‘Suyễn phú’ viết: ‘Sáng như bông tuyết, rạng tựa hoa xuân’ âu là để chỉ tinh tủy của trà.

CÁI TINH TÚY

Mặc dù lột tả đầy đủ nét đẹp tinh tế của trà, nhưng Lục Vũ lại phê bình những nhận xét luận giải rờm rà mà mơ hồ rối rắm cũng như lời bình phẩm thừa thãi:

Chỉ dựa theo sắc đen, bóng, nhẵn, phẳng của lá mà bảo rằng trà ngon, cái lời phẩm bình học đòi. Nếu dựa vào sắc vàng, xô, nhăn, dúm mà bảo rằng trà ngon thì cái ngon cũng bình thường thay. Còn nếu rặt ngon hoặc không ngon đó mới là lời bình phẩm thật sự. Vì tinh túy khi tiết ra thì trà nhẵn bóng, cô lại thành xô nhăn; pha trà buổi tối thì nước đen sánh, nhưng vào ban ngày thì màu sắc vàng ươm; còn nếu chưng ép thì bằng phẳng nhưng để tự nhiên thì ghồ ghề. Điểm này, trà cũng giống các loại cây cỏ khác, không hơn. Phẩm trà ngon dở, vốn ở hậu vị.

Những người thưởng trà đa phần là những người tinh tế và điềm đạm. Cho nên, phẩm trà thường có phong thái nhịp nhàng chuẩn mực, hành vi nho nhã và lịch thiệp.

Lục Vũ viết Trà Kinh dựa trên những quan điểm của ông về tinh túy trong nghệ thuật trưởng trà. Ý tưởng đó có lẽ nhen nhóm trong khoảng tháng mười một âm lịch năm 761 khi đang viết tự thuật, ông đã đủ kinh nghiệm để cho ra đời một kiệt tác về trà. Nhưng ở thời điểm đó, Trà Kinh chưa hoàn toàn hoàn thiện. Ở tuổi 28 – một sĩ tử tự lập thanh bần vô danh, ông bắt đầu cuốn tự truyện của mình một cách trực tiếp và chân thực:

Họ Lục, tên Vũ. Tự là Hồng Tiệm. Không rõ quê quán. Có người cho rằng tự là Vũ, tên là Hồng Tiệm, không biết chính xác. Ông diễn tả mình không những diện mạo không được bắt mắt mà còn có tật nói lắp. Mặc dù hùng biện giỏi và chân thành, ông có khuynh hướng thiên vị nhưng thẳng thắng, lại hay chủ quan. Tuy nhiên, sau khi nhận thức được vấn đề thì ông lại cởi mở và phóng khoáng. Hành vi ông bất thường và không đoán trước được, cho dù ở chốn đông người hay trong buổi tiệc lễ, khi nảy ra ý tưởng nào đó ông liền lập tức rời đi. Do ra về mà không nói với ai nên nhiều người lầm tưởng họ không được Lục Vũ xem trọng. Nhưng khi đã hứa với ai điều gì, ông sẽ giữ lời bằng mọi giá bất kể hoàn cảnh khó khăn ra sao.

Chỉ vừa mới thấy ông sống trong một túp liều đơn sơ được dựng lên bằng rơm sậy và bùn đất bên bờ sông Điều Khê, thượng nguồn ngoài thành Hồ Châu, Chiết Giang. Mặc dù xuất thân bần hàn, nhưng với học thức uyên thâm, Lục Vũ được hoàng triều, quan lại và tầng lớp thượng lưu chú ý và được chuyển đến một nơi ở khấm khá hơn. Thông qua ngôi thứ ba, ông đã mô tả việc khép mình trong khoảng thời gian cô độc, chỉ thi thoảng mới có người đến thăm:

Khóa kín cửa phòng, ngày nào cũng lấy sách làm bạn. Ông là kiểu người khó gần nhưng lại có thể nói chuyện cả ngày với các nhà sư thông tuệ và những nhân sĩ uyên thâm. Ông thích choàng khăn, và mang đôi giày cỏ, mặc áo ngắn tay và chiếc quần lửng chèo thuyền đi thăm các ngôi đền trên rặng núi. Ông thường đi đây đó, vừa đi vừa nhẩm vài đoạn kinh hay ngâm các bài thơ câu kệ. Ông thích dùng gậy gõ vào thân cây, hay thọc tay xuống sông suối và cảm nhận dòng nước mát luồng qua khẽ tay, hay thường bật ra những tiếng la hét ca cẩm như điên dại, lang thang khắp nơi từ hừng đông cho đến khi trời tối mịt mới quay về nhà. Chính vì thế người nước Chu thường bảo ‘Lục Vũ là Tiếp Dư ngày nay’.

Lánh xa thế tục, Lục Vũ thường đọc sách lúc nhàn rỗi, thỉnh thoảng ông mới tiếp xúc các tầng lớp nhân sĩ trong xã hội. Nhưng ông thường hóa trang thành lão ông mộc mạc đi đến nơi thôn quê nào đó, kết tập văn thơ cổ tịch lưu truyền trong nhân gian đến khi màng đêm buông xuống, ông mới đánh xe về nhà. Hàng xóm đều cho rằng ông ngông cuồng quái gở vì y phục khác lạ và hành vi kỳ quái, họ so sánh ông với ẩn sĩ Tiếp Dư, người ghé qua cảnh tỉnh Khổng Tử những tiềm ẩn trong học thuyết của ông về chính trị và thứ lớp xã hội:

Oh, Phoenix! Oh, Phoenix!
How thy virtue has declined!
The past is beyond reproof,
The future can still be overtaken.
Desist! Desist!
For those now serving only danger!

Ôi phượng hoàng, phượng hoàng hỡi!
Sao ngươi lại chấp mê đến thế
Thời thánh đức đã qua làm sao trở lại
Tương lai là chi muôn phần biến đổi
Chốn quan trường giờ đây đầy nguy khởi.
Người hỡi –
Về thôi!

Trước khi Khổng Tử kịp trả lời, Tiếp Dư đã quay lưng rời đi. Về sau, vị ẩn sĩ này thoái ẩn đến vùng núi phía tây xa xôi, tránh xa vùng đất Ngũ Lương hiểm trở, ăn mây nằm gió, trở thành vị đạo sĩ được lưu danh muôn đời.

Khi được so sánh với Tiếp Dư, Lục Vũ rất cảm khái và ông lặp đi lặp lại nhiều điều đó lần trong cuốn tự truyện. Nhiều thập kỷ sau, việc so sánh này đã trở thành sự thật. Bất chấp các sắc lệnh của triều đình, ông làm theo lời Tiếp Dư nói, từ chối tước vị và bổng lộc để sống một cuộc đời ẩn sĩ nhàn hạ, không liên can thế sự.

Lối sống của Lục Vũ được ghi chép lại trong nhiều bản điển tịch. Người xưa gọi nơi ẩn cư là tổ, là nơi ẩn sĩ sống tách biệt với thế gian, giống như chim hồng tước đậu trên cành cao. Sự cô tịch và đơn sơ như vậy lần đầu tiên được nhắc đến trong quyển Nam Hoa Kinh. Trong phần Tiêu dao du, Trang Tử đã kể lại một điển tích việc Vua Nghiêu muốn truyền ngôi lại cho Hứa Do, Hứa Do đáp:

Con chim hồng tước làm tổ trong rừng chiếm chẳng hơn một cành cây, con chuột đồng uống nước trên sông bất quá đầy cái bụng. Xin nhà vua cứ giữ ngôi. Tôi có biết dùng thiên hạ làm gì đâu.

Vốn là người không màng đến danh lợi thế gian và hài lòng với những gì mình đang có, Hứa Do liền từ chối lời đề nghị của Thiên tử. Thành công trong việc khuyên giải cho hoàng đế ở lại ngôi vua, vị hiền sĩ đã giữ được cái nhàn cho mình, tránh xa thế sự, sống đời thong thả tự do.

Khi có tư tưởng thoát ly thế tục, hậu thế tìm học Nam Hoa Kinh, và con hồng tước nhỏ bé kia là hiện thân cho sự ung dung khoáng đạt mà thông thấu của người ẩn sĩ. Trương Hàn thời Tây Tấn trong ‘Hồng tước ca’ có viết:

Obscured in lush and
luxuriant thickets,
Right where it plays and gathers.
Flying, it does not float.
Aloft, it is not hurried.
Its dwelling easily holds it.
Its wants, easily met.
Nesting in the woods,
it needs but one branch.
Feeding, it takes but a few grains.
Perching, it does not linger.
Roaming, it does not circle about.
It slights not brambles or thorns,
It favors not angelica or orchids.
Moving its wings with easy leisure,
Skittering about contented;
Yielding to fate,
it accords with natural patterns
Without contending with things.
For all this bird's lack of reason,
Where does it possess such wisdom?
Disdaining treasure,
it avoids buying trouble.
Without adornment,
it attracts no bother.
Resting, it is simple and frugal,
without conceit.
Moving, it conforms to the Way,
attaining artless ease.
Relying on Nature for its means,
It is not lured by the deceit of the world.

Ẩn trong phiến lá tàng cây
Đàn hồng nhạn líu lo ca hát
Sải cánh cao nhàn nhã
Giữa trời xanh một mình bay thong thả
Cái tổ đơn lại quyến luyến khôn ngăn.
Mơ ước nhỏ nhoi trên cành cao một nhánh
Để quay về rồi chốc lại thung thăng
Kế sinh nhai vài hạt lòng đã bằng
Sào chim đậu kềnh càng không chí thích
Cảnh lang thang sống đời chi vô ích
Dáng thon gầy chẳng xương xẩu sầu lo
Muôn sắc hoa lan bạch chỉ ngại tay dò
Trời thanh sảng lại nâng lòng bay bổng.
Sải cánh bay đớp lờ bờ mặt nước
Rẽ cánh vòng duyên vận lại thướt tha
Dung hòa mang theo cuộc sống vốn mặn mà
Bằng lòng có, mặc bao loài chung đụng.
Ôi tất cả cánh nhạn hồng vì chúng
Thông tỏ thần ơi hỡi bởi duyên do
Rắc rối tránh xa của báu ngàn kho
Không điểm xuyến bận tâm gì cho lắm
Lòng ngơi nghỉ giản đơn đời thanh thẳm
Trí tâm thuần đại đạo tự tại ta
Khéo léo ung dung, cốt ở lấy chữ là
Tự nhiên ứng phương tiện làm cứu cánh
Đạt thuần chơn tỉnh thức giữa trần hà.

Hàn Sơn là một hiền sĩ ở thế kỷ IX, với tư tưởng từ bỏ lối sống vọng động, chạy theo chức sắc danh lợi – quay về cuộc sống đơn giản, bằng lòng với hiện tại, hòa mình vào thiên nhiên, quay về tự tính, ông đã chọn cho mình lối sống thanh cao. Trong sự dung nhập giữa Đạo giáo và Thiền môn, hình ảnh những chú chim hồng tước lồng trở thành công án chiêm nghiệm trong thiền định:

With zither and book always at hand,
What use are wealth and rank.
Refuse the imperial carriage,
heed the virtuous wife;
A filial son commands
the curtained cart.
The wind blows, drying the wheat field;
The water flows, filling the fish pond.
Contemplate the wren bird
Contented on a single branch.

Đàn từ thi sách ở trên tay
Của cải trần gian chẳng ích gì
Chức sắc ngựa xe hay hoàng hiệu
Đức hạnh là vợ - chẳng nạp phi;
Tròn chữ hiếu làm theo lời dạy bảo
Ra đường xe ngựa kéo rèm đi
Mùa gió nổi đồng vàng hoe cánh lúa
Nước chảy tràn dạu nước cá phi
Hồng tước bay cao lòng thông đáy mắt
Tổ một cành thủng thẳng có hề chi.

Đúc kết trong thi văn điển tích, hình ảnh con chim hồng tước làm tổ trên cây mang lại cảm ngộ thi thơ mà siêu tưởng, cụm từ ‘một nhánh – nhất chi’ đã truyền tải xuất sắc cuộc sống tinh thần của người ẩn sĩ thiền định: cô tịnh, thanh đạm, mộc mạc, tự nhiên – bốn bức tường tranh đại diện cho tư tưởng thanh cao, lược bỏ đi những thứ rờm rà, giữ lại đơn giản, trở về thuần chơn.

CHÍ THANH BẦN

Trong thời đại khoa bảng được đặt lên hàng đầu, Lục Vũ lại có cho mình một hướng đi khác biệt. Không kế thừa gia tộc, không chức sắc tài danh, ông chọn cho mình lối sống thanh bần với thơ văn đạo lý, thích thú các bản điển tịch vô vi. Từ Đạo Đế Kinh, Lục Vũ nghiệm ra thanh đạm là một trong ba viên ngọc quý báu của Đạo gia:

There are three eternal treasures to hold and cherish:
The first is compassion,
The second is frugality,
The third is humility: not daring to be first under Heaven.
Through compassion, one can be fierce;
Through frugality, one can be generous;
Through humility, one can lead in the accomplishment of deeds as sovereign.

Ba của báu con người gìn giữ
Trắc ẩn lòng, cần kiệm, tính khiêm cung
Núi tuy cao, trời còn cao hơn núi
Chẳng ai hay tài giỏi nhất trên đời
Nhờ trắc ẩn ta có lòng cương liệt
Giúp đỡ người trong tình thế gian nguy
Tiết kiệm để phòng khi thời đổi thay
Cần hào phóng đỡ đần người cảnh khó
Tính khiêm nhường ai ai đều phải tỏ
Hoàn thiện mình là mục đích tối cao.

Ba viên kim cương ấy là kim chỉ nan để tu tâm dưỡng tính, bồi đức lập thân. Nhờ thẩm thấu những lời khuyên bảo đó mà các bậc hiền nhân thời xưa đã có những cách hóa giải ưu việc trong các tình thế nguy cấp như trong thời chiến, ai có lòng nhân đều uy dũng và vinh quang; trong chính trị, kẻ biết hạ mình đều có được thiên hạ; và khi làm công việc thiện lành, thanh đạm là cốt của hào phóng và rộng lượng.

Đối với Lục Vũ, thanh bần là khuôn mẫu được các bậc nhân hiền từ xưa ca tụng, như Dương Hùng thời Hán, với ‘Đuổi cái nghèo’, ông vừa mỉa mai cuộc sống cơ hàn, đồng thời lại quyết lòng gìn giữ, không muốn thay đổi. Ông viết về việc mình từng trục xuất một vị khách không mời mà đến tên Thiếu Thốn và đổi lỗi hắn ta cho sự ốm yếu, cô độc và cảnh nghèo khổ của mình. Khi quay lưng rời đi, Thiếu Thốn quay lại nhắc nhở Dương về các hiền sĩ thanh bần ngày xưa cũng sống thanh đạm và giản dị, tuy có ấm lạnh nhưng quản ngại ung dung. Để phóng giải về sự tự do mà Dương đang có trong cảnh nghèo, Thiếu Thốn ngâm:

All others lock themselves in.
You alone live in the open.
All others tremble in fear.
You alone have no apprehensions.

Người ta tự nhốt mình
Còn ông lại mở toang
Phần ai run lẩy bẩy
Ông có gì hoang mang.

Như tỉnh mộng, Dương thưa: ‘Những lời ông nói thật ý vị thâm tường, tôi xin nghe theo’, và từ đó, ông chào đón Thiếu Thốn như người bạn tri âm. Vừa thâm thúy lại cay xót, vừa ngớ ngẩn lại mỉa mai, ‘Đuổi cái nghèo’ nhấn mạnh nỗi tuyệt vọng cùng cực trong cảnh khốn khổ, nhưng đồng thời cũng mở toang cánh cửa tâm hồn cho những ai bị khốn cùng khép chặt, đưa người đến chân trời rạng rỡ của thanh bần.

Sau này đời Đường có Bạch Cư Dị, mặc dù trong cảnh khổ nhưng ông vẫn ca ngợi sự tự tại tiêu dao mà cái nghèo bất ngờ mang đến khi lựa chọn sống cảnh thanh bần:

It is not strange to live straitened and idle at home.
I do not begrudge a life of poverty.
It is only fate
to have no superfluous things.
And so I come to be an unfettered man.
A single couch of green bamboo,
A single cap of black gauze...
Everything I have is similarly matched
And quite enough to serve me.

Lạ đâu cái khổ nhàn
Thản nhiên hòa cảnh khó
Duyên cho số đủ vừa
Thủng thẳng đời chẳng buộc
Giường kỷ trúc mởn xanh
Mũ vải sa là đủ
Ứng hợp chí thanh bần
Tạm dùng cho lẽ sống.

Những cảm xúc văn thơ triết học như vậy đã làm lan tỏa ý nghĩa của hoàn cảnh thiếu hụt vật chất, trong đó, cần kiệm và chừng mực được coi là nét tiêu biểu đáng biểu dương. Lục Vũ dành cả đời sống với tư tưởng đó. Thông qua việc xem chuẩn mực thanh bần như tín ngưỡng của mình, ông tán dương việc gìn giữ tình cảnh thiếu hụt tài chính.

BẬC HIỀN GIẢ UYÊN THÂM

Trước năm 780, Lục Vũ đã nổi tiếng trong giới nhân sĩ, thông qua Trà Kinh xã hội đã hình thành một tầng lớp nhân sĩ mới. Người ta chú ý ông đầu tiên là phong thái khác người mà tài ba khi thường xuyên chủ trì các buổi tiệc lễ lớn do quan lại ở trung tâm Hồ Bắc tổ chức khi tuổi đời còn rất trẻ. Từ lúc mười ba, Lục Vũ được các nhà giáo tài năng, các vị quan lớn và các nhà thơ nổi tiếng như: Hòa Thượng Tích Công, Thái thú Lý Tề Vật, Cảnh Lăng tư mã Thôi Quốc Phụ… quan tâm dạy dỗ. Ở tuổi hai mươi tám, ông viết cuốn tự truyện để giới thiệu mình cho những ai chỉ biết đến cái tên Lục Vũ, nhân tiện liệt kê các đầu sách của mình trong đó. Việc này không những củng cố danh tiếng của Lục Vũ mà còn cho mọi người biết về tài nghệ tinh thâm của ông.

Thông qua các tác phẩm và thư tịch, Lục Vũ được đánh giá là một bậc hiền giả uyên thâm, đặc biệt là trong mảng địa thực vật phía nam, ông có hứng thú sâu sắc và kiến thức tinh thâm về danh mục, đặc tính và công dụng của các loài thảo mộc, đây cũng là mảng tinh túy nhất của Lục Vũ. Người ta ngưỡng mộ sự uyên áo của ông đến mức ông được mời làm biên tập chủ chốt cho Hải Triều Âm, Nghệ Văn Loại Tụ, một bách khoa toàn thư văn học đồ sộ xếp ngôi vương ở thời bấy giờ.

Vài năm sau kể từ khi Trà Kinh được xuất bản, Hoàng đế đã sắc phong cho Lục Vũ, ông được mời đến Trường An làm thầy dạy cho Thái tử và là pháp chủ trong các buổi tế lễ của Hoàng gia. Rõ ràng rằng, Lục Vũ bấy giờ là một vị nhân sĩ lỗi lạc.

Lục Vũ thể hiện hệ thống tư tưởng lẫn kiến thức uyên thâm của mình rất rõ nét trong Trà Kinh, một cuốn sách được viết dành riêng cho giới nhân sĩ tinh thông nên đã thực sự thu hút được sự chú ý của họ. Lục Vũ dùng văn phong uyên bác thời xưa nên Trà Kinh được diễn đạt theo lối chuẩn xác – đơn giản, xúc tích, ngắn gọn –mục đích phân tích đặc tính và công dụng của cây trà, miêu tả nghệ thuật thưởng trà, trà cụ, thủ pháp và tinh túy của nó. Cùng với đó là đánh giá lá trà thông qua các giác quan – về màu sắc, hương vị, hậu vị, phong thái và cả âm thanh, đã đặt ra thách thức văn phong mới theo cách mà Lục Vũ đã chọn: thi hóa ngôn ngữ, lối văn ẩn dụ, ám chỉ và biểu tượng. Những hình ảnh lịch sử văn học Lục Vũ sử dụng đôi khi tối nghĩa đến mức ngay cả khi đưa ra dẫn chứng, ông còn khiến người ta phải đi tìm hiểu nghiên cứu và cần Lục Vũ giải thích. Mặc dù vậy, những chỉ điểm đó vẫn ăn khớp và gây ngạc nhiên trong giới nhân sĩ, kích thích khả năng suy luận liên tưởng; nhưng khi đã quen thủ pháp nghệ thuật, cho dù ông ám chỉ nhẹ nhàng hay ý tứ sâu thâm, người ta sẽ liền nắm bắt và hệ thống xuyên suốt mạch văn của Lục Vũ.

LÒNG TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CÁC ẨN SĨ

Điểm làm nên thu hút của Lục Vũ có lẽ là việc thường xuyên vắng mặt. Mặc dù ông là người dễ thương và vô cùng hài hước, nhưng lối giao tiếp của Lục Vũ lại hạn chế bởi ông chỉ có hứng thú với trà, nghiền ngẫm đạo pháp và trầm tư công án. Ông thường tách ly với thế cuộc trong những thời gian cố định và an hưởng cuộc sống cô tịnh như một người ẩn sĩ.

Giảo Nhiên, người bạn tri kỷ của Lục Vũ –nhận xét về ông qua bài thơ ‘Tìm đến Lục Hồng Tiệm mà không gặp’, nói việc ẩn cư trên núi của bậc lão thông về trà trong một biệt thất thư trai ở Thanh Đường, ngoại thành Hồ Châu. Thông qua việc miêu tả về con đường mòn ở vùng quê lẻo lánh và những đóa cúc trơ trọi, Giảo Nhiên đã thể hiện lòng cảm phục đối với cuộc sống vị hiền nhân và thói quen ẩn cư của Lục Vũ:

You moved beyond the city wall
Where the rural path
crosses mulberry and hemp
Near a planted hedge
of chrysanthemum
Not blooming
though autumn has come
Knocking on your door, no answer
not even the bark of a dog
Wishing to leave
I asked your neighbor to the west
He said you go off into the mountains
Returning with each setting sun

Dời nhà vào phố chợ
Dâu gai mọc nẻo xa
Cạnh rào dăm khóm trúc
Thu về chẳng thấy hoa
Gõ cửa không đánh tiếng
Đành hỏi thăm nhà bên
Rằng:
Người đi vào trong núi
Đợi về chắc trăng lên
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!