Ngày nay, việc ước tính tuổi của cây đã không còn quá khó khăn đối với hầu hết chúng ta nhờ vào nhiều phương pháp tính toán dễ dàng, chính xác. Nếu như bạn đang tìm kiếm một cách để tính tuổi của cây đơn giản, nhanh chóng, hãy thử áp dụng một trong số những phương pháp dưới đây nhé!
-Tính tuổi của cây bằng cách đo chu vi thân cây
Trước hết, tiến hành đo chu vi cũng như các thông số của thân cây với mức độ chiều cao ngang ngực. Thông thường, độ cao ngang ngực trung bình trong lâm nghiệp được quy định là 1,4 mét tính từ mặt đất tính lên. Bạn có thể đo chu vi thân cây bằng cách quấn thước dây vòng quanh thân để đo.
Tiếp theo, xác định đường kính cũng như bán kính thân cây bằng công thức lấy chu vi chia cho số pi (xấp xỉ 3,14), sau đó chia đôi để ra kết quả của bán kính. Trừ đi khoảng từ 0,6 - 2,5cm phần bán kính vỏ cây để kết quả được chính xác hơn.
Tính độ rộng trung bình vòng tròn của mặt cắt ngang phần thân cây bằng cách sử dụng các cây ngã đổ, bị chặt hoặc chết miễn sao cùng loài với cây mà bạn đang muốn tính tuổi. Nếu bạn đã tìm được cây có thể dễ dàng nhìn thấy các vòng tròn trong thân cây, hãy tiến hành đo bán kính cũng như đếm các số vòng để thực hiện chia bán kính cho số vòng nhằm lấy kết quả tính độ rộng trung bình vòng.
Thông thường, tốc độ tăng trưởng của từng cây sẽ khác nhau tùy vào điều kiện khác nhau của môi trường cũng như đặc điểm của từng loại cây. Ngay cả khi đã có kết quả của số đo chiều rộng, bạn cũng có thể hoàn toàn tính tuổi của cây dựa vào tốc độ tăng trưởng trung bình, sau đó đem hai kết quả vừa tính được ra so sánh để lấy được số liệu chuẩn nhất.
Ngoài ra, có thể xem xét đến cả vị trí đặt cây và tốc độ tăng trưởng để việc tính toán được chính xác hơn. Bởi theo nhiều nguồn thông tin nghiên cứu tính toán tốc độ tăng trưởng của cây dựa trên số đo chu vi có thể dịch chuyển theo chiều hướng tăng lên mỗi năm. Có thể lấy chu vi thân cây chia cho tốc độ tăng trưởng / năm.
Tuy nhiên, dựa vào độ rộng trung bình vòng của bán kính vẫn có thể tìm ra được tốc độ tăng trưởng của cây bằng cách lấy bán kính chia cho độ rộng ấy.
- Tính tuổi của cây bằng cách đếm số vòng cành cây
Bên cạnh cách tính tuổi của cây bằng cách đo chu vi thân cây, chúng ta cũng có thể của cây bằng cách đếm số vòng cành cây. Các vòng cành cây ở đây được hiểu là các hàng cành cây được mọc ra từ phần thân cây ở cùng một độ cao nhất định. Phương pháp này thường chủ yếu được dùng để tính tuổi của một số loại cây như cây xanh, cây lá kim… chứ ít khi áp dụng cho những loài cây lá rộng như cây sung dâu hay cây sồi… Mặc dù mức độ chính xác của phương pháp này không được cao bằng phương pháp đầu tiên, nhưng đây cũng là cách dễ dàng ước tính tuổi của cây mà không phải làm tổn thương cây hay phải đốn cây.
Hãy tiến hành đếm tại vị trí gốc cây trở lên, ở cùng một độ cao nhất định, hãy tìm một hàng cành, một đoạn thân cây không có cành và một hàng cành. Tiến hành đếm cho đến khi hết ngọn cây, kể cả là các mắt hay mấu dưới thân cây. Lưu ý kiểm tra kỹ các dấu tích chồi mọc trước đó ở bên dưới hàng cành đầu tiên để tính cả các mắt cũng như các mấu này như các hàng cành.
Sau đó, cộng thêm khoảng từ 2 năm đến 4 năm tăng trưởng của cây con để tính cả giai đoạn đầu của cây. Bởi lẽ các cây con này sau khi nảy mầm trong vài năm tới sẽ mọc thành các hàng cành gỗ.
-Tính tuổi của cây bằng cách đếm các vòng tròn trên mặt cắt gốc cây
Trước tiên, hãy tiến hành kiểm tra và đếm số vòng tròn trên mặt cắt của gốc cây. Số vòng trên gốc cây bao gồm vòng tròn màu tối và dải màu sáng hơn không chỉ cho biết điều kiện môi trường của năm đó mà còn chỉ số năm mà cây đã sống. Vì chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được các vòng màu sẫm hơn nên đếm các vòng này để ước tính tuổi của cây cũng dễ dàng hơn.
Nếu cảm thấy khó nhìn ra các vòng tròn của thân cây, hãy tiến hành các bước chà nhám gốc cây bằng giấy nhám mịn để có thể nhìn rõ hơn. Nếu không, bạn cũng có thể xịt chút nước lên bề mặt của gốc cây để có thể thấy các vòng rõ hơn. Trường hợp quá khó nhìn vì các vòng quá sát nhau, hãy sử dụng kính lúp để nhìn cho rõ hơn.
Thực hiện đếm các vòng tròn từ lõi đến vỏ. Tìm một vòng tròn nhỏ ở giữa các vòng tròn đồng tâm (tức là bộ phận lõi cây) để đếm cho đến khi chạm đến phần vỏ cây. Thông thường, vòng cuối cùng thường rất khó thấy vì sát vào vỏ nhưng bạn cần phải tính cả vòng này để kết quả tuổi của cây được chính xác nhất!
Trên đây là một số phương pháp tính tuổi của cây đơn giản, nhanh chóng. chúc các bạn thực hiện các bước tính tuổi của cây thành công!
Uống Trà Thôi
(Sưu tầm)