/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (2)
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (2)
11:01, 19/08/2021 Ẩn Hạc TRÀ ĐÀM
HUỆ HƯƠNG - LOÀI HOA CỦA GIỚI NHÂN SĨ

Trung Quốc và vùng Viễn Đông có một bề dày lịch sử về nghệ thuật cắm hoa. Sự tinh tế trong việc cắm hoa để trang trí trong phòng trà có liên kết mật thiết đến các vị nhân sĩ, họ là những người khởi xướng lên nền văn hóa nghệ thuật xung quanh việc trang trí hoa cỏ. Cắm hoa không chỉ là một hình thái nghệ thuật diễn ra chớp nhoáng mà còn là hình thái thể hiện mối liên kết giữa chúng ta với nét đẹp phù dung của thiên nhiên, do đó, nó ví như đang ‘ở nhà’ trong thuyết vạn vật truyền thống của Trung hoa.

Nghệ thuật cắm hoa của Trung hoa có từ thời Lục triều (220-589) và đạt đến đỉnh cao ở các triều đại Đường (618-907), và Tống (960-1279). Đến các triều Nguyên (1279-1368), Minh (1368-1644), Thanh (1644-1911) nó đã trở thành nét truyền thống lâu đời và được duy trì đến ngày nay. Nghệ thuật cắm hoa tượng trưng cho sự quy nhất giữa con người và Tự nhiên, là một dòng chảy sáng tạo xuyên suốt của thiền tịnh, và là thể nghệ thuật thống nhất hình thành thông qua sự kết nối giữa Tự nhiên và cảm quang tinh tế của con người.

Nhà du thi Viên Trung Đạo thời Minh từng nói: ‘Hoa là sự kết tinh của nguồn ánh sáng rực rỡ trong trời đất’. Từ đó, hoa dành để điểm tô cho phong thái: những đóa hoa tươi đẹp tượng trưng lòng tươi trẻ, những đóa kém phần tươi tắn lại tạo động lực thúc đẩy để trở nên tốt đẹp hơn. Các nhân sĩ đã hòa mình, dùng trái tim chân chính của thi văn để quan sát và trải nghiệm từng phần một của Thiên nhiên, họ thể nghiệm cây cỏ hoa hương rồi cảm tác nên tư tưởng thơ ca và nghệ thuật của mình. Sự tinh tế thi vị đầy tính sáng tạo nghệ thuật này đã góp phần cho tác phẩm thêm nho nhã, làm cho bầu không khí thêm thanh tao. Chính vì thế, nghệ thuật cắm hoa phương Đông mang nét điềm nhiên và tao nhã. Những nhân vật thời xưa nổi bật với tài nghệ này phải kể đến: Hoàng đế yêu trà Tống Vi Tông, nhà thơ nổi tiếng Tô Thức - Tô Đông Pha, Viên Trung Đạo, họa sĩ nổi danh thời Minh Trần Hồng Thọ, nhà sưu tập nghệ thuật có niềm đam mê trà Trương Khiêm Đức.

Dựa trên tiền đề ‘hãy để trời đất dung hoà trong ta’ của Tô Đông Pha và ‘Đạo thuận Tự nhiên’ của Lão Tử, những nghệ nhân trứ danh thời xưa đã hòa mình cảm nghiệm Thiên nhiên và truyền đạt những ý tưởng của thiên nhiên vào việc cắm hoa cũng như trong các tác phẩm nghệ thuật của họ. Khi đối diện với ngọn đồi xanh hùng vĩ, chúng ta cảm thấy như đang giao cảm với nó, ‘Trông ngọn đồi xanh thẳm, Lòng cảm xúc trào dâng, Nó nhìn ta như thể, phải chăng cũng hân hoan?!’. Khi tán thưởng một đóa hoa sen là chúng ta đang ngợi ca về đức hạnh cao cả, về cách nó ‘mọc trên đầm lầy mà không nhiễm hôi tanh’. Khi thấy một đóa hoa cúc, chúng ta tương cảm về khát vọng thanh cao, ‘niềm kiêu hãnh sau cơn dài băng lạnh’. Khi ta lướt qua đóa hàn mai bé nhỏ cứng cỏi chống chịu cơn rét giá, mạnh mẽ vươn chồi giữa khí trời băng đông, ta cảm khái về quy luật khắc nghiệt của Tự nhiên cũng đang hiện diện tương tự trong thế giới loài người: ‘nếu không chịu được mùa đông rét buốt, sao có thể nếm được hương vị ngọt ngào của đóa hàn mai’.

Nhân Sĩ Và Thiền Hoa Trà

Khi nói đến học giả là ta đang đề cập đến từ ‘nhân văn hay nhân sĩ’ trong tiếng Trung, có nghĩa là ‘con người có truyền thống đạo đức và yêu thích văn chương’. Họ là những người lấy văn chương để trau dồi đạo đức và phẩm hạnh thanh cao, là những bậc uyên thâm, có địa vị và là những người say mê học hỏi và nghiên cứu. Về cơ bản, nhân sĩ là một khái niệm tổng quát cho toàn bộ giới học giả ở Trung quốc trước kia. Nhà họa sĩ thư pháp Trần Hằng Khắc cho rằng một người nhân sĩ phải có đủ bốn phẩm chất – đạo đức, tri thức, sự sáng tạo và thể nghiệm; và một khi có đầy đủ bốn nhân cách này, họ là một người toàn thiện. Thuật ngữ ‘đóa nhân văn’ dùng để chỉ những vị nhân sĩ sử dụng hoa để biểu lộ nguồn cảm hứng trong nội tâm. Một phong cách cắm hoa, như ‘thiền hoa trà’, là một phong cách giản lược của ‘hoa trang trí’ và ‘thư phòng hoa’.

Phong cách ‘thiền hoa trà’ xuất hiện đầu tiên ở thời nhà Minh, trong khoảng thời gian từ Hồng Chí đến Vạn Lịch (1488-1595), được khởi sinh từ xu hướng yêu thích của giới nhân sĩ đối với văn hóa thời đại trước – giả dụ việc đề cao những món đồ cổ như bình hoa và những chiếc lọ dùng trong lễ tế và thờ phụng. Từ khi trở thành mảng đệm cho nghệ thuật trà và trở thành trào lưu được ưu chuộng vào thời kỳ đó, việc thưởng thiền hoa trà khi nhấp nháp trà vị đã trở thành thú tiêu khiển của giới nhân văn sĩ. Trên thực tế, vào thời Đường, người Trung hoa đã có thú nhâm nhi tách trà và thưởng hoa, nhưng ở niên đại đó, thiền hoa trà là một khái niệm chưa thật sự tồn tại (hầu nó này vắng bóng ở hầu hết các văn bản thi văn lịch sử). Nhà sư Giảo Nhiên đã viết ‘Chín ngày thưởng trà cùng với Lục Vũ’ với nội dung:

Nine days at the mountain monastery;
Yellow chrysanthemums grow
by the eastern fence.
The common folk
like to drown themselves in wine;
Who understands
the worth of fragrant tea?

Chín ngày thiền viện ở núi cao
Ngạnh đông hoa cúc mọc bên rào
Nhân gian đắm chìm say men rượu
Ai hiểu hương trà vị thanh tao?

Chính vì thế, hoa cúc nổi bập bềnh trong bát trà càng làm gia tăng phẩm vị. Ẩn ý của thiền hoa trà là thăng hoa việc thưởng trà, hướng con người để tâm đến sự thanh thản và bình yên trong lòng, trong suy tưởng và cả trong khát vọng, từ đó có thể cảm nghiệm cái Đạo của trời đất. Sự tỉnh thức trong thiền hoa trà nằm ở sự hồn nhiên và tự tại, ở sự thuần túy và thanh thoát. Thiền hoa trà thể hiện cho sự đơn giản và tĩnh tại, vượt lên trên những ràng buộc của thế gian – là những trạng thái tinh vi nảy nở trong miền đất của tâm hồn. ‘Nếu tâm tư hỗn loạn, sao có thể trật tự hành vi’. (trích từ quyển sách của Đạo gia tên Hoài Nam Tử).
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!