/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (7) - Phần cuối

1006 12:27, 27/08/2021

( từ)

CHABANA –  HOA THIỀN TRÀ (7) - Phần cuối
KHỔNG DUNG ĐĂNG – SỰ KHOÁNG ĐẠT TRONG NGHỆ THUẬT HOA KIỂNG

Khổng dung đăng là kiểu phối trí khác biệt nhất trong sáu loại và là loại khó sắp xếp hơn một chút. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến một khía cạnh khác, giúp nâng cao kỹ năng cắm hoa. Đây là bài kết thúc trọn vẹn cho loạt bài mở đầu về Chabana, giúp các bạn đi sâu vào Hoa thiền trà chân chính. Hy vọng rằng, các bài viết này sẽ truyền cảm hứng để các bạn chabana cho riêng mình.

Trong sáu cách cắm hoa chính, bình được sử dụng trong khổng dung đăng – kiểu cắm hoa trong vại là kiểu dễ phân biệt nhất. Đặc điểm của nó là miệng bình to tròn, bụng đầy đặn và không gian thông thoáng bên trong. Kiểu bình này được mô tả nhiều trong các điển tịch ‘bụng lớn năng dung, dung những gì khó dung trong thiên hạ’. Câu nói trên phát họa nên hoạt cảnh sống động về phong thái của một người có tầm ảnh hưởng lớn, khoan dung khoáng đạt, không câu nệ tiểu tiết. Từ xa xưa đến nay, người ta đã dùng vại trong sinh hoạt đời sống hàng ngày như tích trữ đồ ăn, đựng nước uống,… và còn để ủ trà.

LỊCH SỬ CỦA KHỔNG DUNG ĐĂNG

Khổng dung đăng bắt nguồn ở thế kỷ thứ IX vào thời nhà Đường (618–907) và đạt đỉnh cao nghệ thuật ở triều đại Minh Thanh (1368–1911). Trong Cửu Hoa Thư của La Cầu đời Đường có đề cập đến việc cắm và thưởng hoa mẫu đơn như sau: ‘Mẫu đơn phải được trồng ở nơi khuất gió, sau khi cắt hoa, ngâm cành vào chiếc bình bằng ngọc đựng nước suối của tiết trời mùa xuân và đặt trên đôn gỗ. Sau đó, chọn bức tranh phù hợp để treo lên rồi gảy một vài bản nhạc. Và rồi, vừa ngâm thơ, vừa thưởng thức hoa’ Điểm nhấn của đoạn văn trên là ‘chiếc bình bằng ngọc’, từ đó chúng ta biết rằng ở thời Đường, người ta đã sử dụng những chiếc bình bằng ngọc hoặc sứ trắng để cắm hoa. Ngoài ra, những bức tranh thủy mặc ở thời Minh như bức Bình Minh của Trần Hồng Thụ (hình 1) hay bộ sưu tập trang thủy mặc La Hán của Đinh Vân Bằng (hình 2). Những bức tranh này cho thấy vại đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, chiếm vị trí quan trọng trong xã hội, từ dân dã đến các tầng lớp nhân sĩ, được xem như là biểu tượng thẩm mỹ trong nhiều lĩnh vực và tượng trưng cho cái đẹp trong mọi không gian sống.

Trên cái bàn đá trong bức thủy mặc Bình Minh có một khổng dung đăng, lấy cành cúc làm tâm điểm phối với cành trúc thể hiện khoáng đạt tao nhã rổng rang của bậc sĩ phu. Kiểu cắm hoa này cho thấy sự to lớn vững vàng mà tiêu sái của bình chứa, toát lên phong thái riêng biệt của nghệ thuật cắm hoa cổ điển, tạo cảm giác hoài cổ cho người xem. Các bức tranh La Hán thong dong ngắm lọ hoa bằng sứ trắng hoặc xanh được đặt trước mặt và trong thư phòng phát hoạ những đóa hoa chân thực đến mức trông chúng như khóm mây bồng bềnh nền xanh ngọc bích (2). Ngoài ra chúng còn xuất hiện trong đời sống hằng ngày, trong những bức tranh ngày tết,...

Do vại có miệng lớn và phần bụng phình to rộng rãi nên nó phù hợp để cắm những đóa hoa to nhiều cánh như mẫu đơn, cúc, sen... Nên thêm vào một vài nhành cây làm nền để làm bố cục thêm cân đối và nhẹ nhàng. Để tạo phong thái cho khổng dung đăng, nghệ nhân thường chỉ cho 2/3 lượng nước vào vại để tạo sự thông thoáng cho thị giác. Về tổng quan hình thể bình hoa, khổng dung đăng thường tạo cảm giác trang nghiêm, vương giả và cao quý, đồng thời cũng thể hiện đầy đủ tính chất sống động như hoa ngoài đời thật.

Từ thời Đường đến nay, khổng dung đăng không ngừng phát triển, đa dạng phong cách phối trí cũng như bình cắm. Nó mang trong mình ý nghĩa văn hóa lịch sử vô cùng sâu sắc. Khi phối trí một khổng dung đăng, nghệ nhân phải dùng phương pháp cổ điển dung hợp với nhiều loại hoa và cây lá với đường nét và hình thể khác nhau, tạo điểm nhấn cho phong cách hiện đại. Vì thể tích và hình dáng nở lớn nên vại thường sử dụng các loại hoa như sen, mẫu đơn, cúc đại đóa, các dòng địa lan đài loan, hoa bỉ ngạn, hoa thảo đường đế-hậu, cẩm tú cầu… để cắm.

Khi những bài thơ hoặc bài hát được thể hiện trong nghệ thuật cắm hoa có nghĩa là khả năng sáng tạo và phát họa nội tâm của nghệ sĩ được nâng lên một cấp độ mới (3). Đây cũng là nguyên nhân làm cho nghệ thuật hoa kiểng Trung hoa được lưu truyền qua các triều đại Ngụy Tấn và Nam-Bắc triều (Lục triều 220–589). Cắm hoa đã thể thành thói quen ăn sâu vào huyết quản của người dân, là một di sản văn hóa nghệ thuật thể hiện sự phong phú trong nội tâm và làm êm dịu tâm hồn cho những ai nhìn ngắm nó. Việc yêu mến nghệ thuật cắm hoa là một ân huệ và cũng là một niềm tự hào khi có thể kế thừa tinh hoa tao nhã của nhân loại.

CÁC KIỂU CẮM HOA CƠ BẢN

Khổng dung đăng có năm kiểu cắm hoa cơ bản: thẳng đứng, nghiêng, hướng ra ngoài, rũ và dung hợp. Mỗi kiểu cắm là một kiểu phối trí phức tạp, đòi hỏi sự luyện tập và sáng tạo để thành thạo kỹ năng. Cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện một tác phẩm khổng dung đăng, và thường phải phát thảo trước bố cục tổng thể vì mỗi nhành cây và loại hoa đề có một nét riêng biệt khi phối cắm.

Chúng ta bắt đầu từ tỷ lệ và tìm hiểu về hàm ý của ba tầng hoa chính – được gọi là ‘Thân’. Chiều dài tương đối của ba loại hoa chính được chia theo tỷ lệ 3:5:7, với ‘3’ – đại diện cho chủ, ‘5’ – là khách thể và ‘7’ – là sứ quân.

CHỦ THỂ

Chủ thể là chủ đề chính, được gọi là ‘zhu (主)’. Nó tượng trưng cho vua chúa, lãnh đạo hoặc là người cha, hàm ý cho uy quyền và kiên định. Ngoài ra, ‘Chủ’ còn có nghĩa là minh triết và lẽ phải – đây chính là chủ đề của tác phẩm. Đặc trưng của ‘Chủ’ là chúng thường quay về hướng nam và hoa được đặt ở chính diện – điều này dựa trên truyền thống của Á đông là chính điện và ngai vàng luôn hướng về phương nam, đại diện cho sự thông thoáng và thịnh vượng. Chủ thể là những đóa hoa to nhất – tượng trưng cho sự cao quý; màu sắc, hương thơm và khuôn hoa phải là những đóa hoa đẹp nhất. Trên bản phát thảo, kí hiệu của chính-chủ là □, những phụ-chủ còn lại là ■.

SỨ QUÂN

Sứ quân được gọi là ‘shi (使)’ – nghĩa là sứ giả. Độ cao của Shi thường gấp 1,6-2 lần độ cao của bình chứa, tối đa là 2,5 lần. Nếu quá dài, Shi sẽ tạo ra sự mất cân đối tổng thể và hàm ý của nó là không xem trọng thế giới này. Shi có thân dài nhất trong ba loại và là phần thể hiện ý tưởng rõ nhất của khổng dung đăng. Cho nên, khi chọn thân cho shi, ta cần chú ý đến hướng đi của thân, tốt nhất nên chọn những thân có nét thanh lịch, đường phải lượn thoát và dứt khoát. Shi tượng trưng cho tướng lĩnh, hầu cận, sứ giả,… truyền đạt thông điệp của chủ thể. Khi shi được đặt thẳng đứng, chúng tạo cảm giác trang nghiêm tĩnh lặng; hơi nghiêng sẽ mang lại sự sinh động, khéo léo. Khi góc nghiêng về phần biên, chúng thể hiện sự khát khao, quyết tâm theo đuổi, hoặc là sự biến đổi liên tục. Khi shi hướng bay xuống mang lại cảm giác lỏng chỏng, hàm ý tranh đấu hoặc chán nản. Trong bản thảo, chính-shi là ∆ và phụ là ▲.

KHÁCH THỂ

Khách là ‘ke (客)’ – có vai trò mật thiết, luôn sánh vai cùng chủ thể nên nó được phối ở vị trí cao hoặc thấp hơn thân chủ. Khách tượng trưng cho danh dự, tương trợ, bổ sung, đồng hành gắn kết với chủ thể, là vị tướng lĩnh của thân chủ (thống soái hoặc thủ tướng). Chính vì vậy, ke thường có màu sắc nhu hòa, ít nổi bật, được kí hiệu ○ cho chính khách và ● cho phụ thể. Ngoài ra, thân phụ còn để che lấp khoảng trống, làm tăng thêm vẻ hùng vĩ của chủ thể nên không gian của ke không thể quá khít hoặc quá dày, sẽ làm chủ đề chính bị che mờ. Chiều dài thân khách được tùy biến theo khoảng không bổ trợ, thường là những thân đẹp và thanh mảnh, bổ sung đường nét hoàn thiện, làm cân đối cho tác phẩm. Biểu tượng của khách là ‘T’.

1. Tỷ lệ của ba loại thân chính được xác định theo tỷ tệ 3:5:7. Tổng của đường kính và chiều cao bình chứa đại diện cho số ‘5’ – chính là chiều dài của cành khách. Lấy ‘5’ cộng với 2/5 của ‘5’ ra chiều dài thân của shi và chủ thể phải bằng 3/5 chiều dài của thân khách – tức là ‘3’.

2. Trước khi bắt đầu phát thảo Khổng dung đăng, hãy vạch ra ý tưởng cho tác phẩm. Khi xác định được chủ đề chính, chúng ta sẽ dễ dàng lựa chọn loại hoa phù hợp.

3. Kế đến là chọn bình chứa: đại, lớn, trung hoặc nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xác định không gian trưng bày để quyết định kích thước bình chứa. Điều này góp phần tạo nên sự hài hòa giúp khổng dung đăng dung nhập vào không gian sống.

4. Lựa chọn các loại hoa, hình thể màu sắc hoa thích hợp để phối trí cũng cần được cân nhắc sao cho phù hợp với chủ đề không gian. Ngoài việc chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết, việc nghiên cứu chủ đề và ý nghĩa không gian rất cần thiết, tạo sự kết hợp hài hòa cho khổng dung đăng, giúp hoàn thiện tác phẩm cuối cùng.

5. Phụ kiện của các mảng kiến trúc được tự do lựa chọn. Khi xác định tốt các mảnh phối trí sẽ dung hòa bố cục tổng thể cho tác phẩm, còn không sẽ có tác dụng ngược lại.

6. Đặt tên cho khổng dung đăng, chúng ta có thể căn cứ vào cảm hứng khi tạo nên tác phẩm kết hợp với chủ đề không gian phối trí. Điều này giúp người xem hiểu được ý nghĩa của tác phẩm và ẩn ý của nghệ nhân.

TRIẾT LÝ CỦA KHỔNG DUNG ĐĂNG: NỞ TÂM BỒ ĐỀ - TRUYỀN LƯU SỰ SỐNG

Truyền lưu sự sống là một điển tích về những đồng xu rơi xuống khi ta rung cây tiền. Cây tiền – còn gọi là Kim tiền, mặc dù khô héo nhưng sự kiên định và cứng cỏi trong máu huyết qua tư thế hiên ngang vững chãi, đại diệ cho quẻ Kiền, một trong tám quẻ thuần trong Kinh Dịch: ‘Động là gốc của vạn vật. Thánh nhơn theo đó mà hành, tùy cơ mà biến.’

Mở đầu của Bát thuần Kiền là ‘Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh’. Có nhiều lý giải khác nhau cho phần thoán từ này nhưng đại thể đều là ‘tinh nguyên, thông suốt, nhanh nhẹn, bền chắc.’ Thoán truyện là phần tiên liệu về tương lai có nói: “Lớn thay là cái đức của Kiền, vạn vật nhờ đó khởi sinh, theo đó tạo nên hình dáng, là nguyên lý bao trùm vạn vật. Giống như mây mưa phân bố, làm lợi muôn loài, sinh sôi nẩy nở, muôn vật trưởng thành. Thánh nhân nhờ tỏ quy luật mà thông thấu sáu hào, nhờ thông sáu hào nên biết thời thế, nhờ biết thời mà tùy cơ ứng biến, cỡi rồng thăng thiên. Kiền đạo biến hóa, vạn vật nhờ đó được thanh, quy về bổn tánh, đạt chỗ thái hòa. Đó là lợi trinh, là chánh mạng của vạn vật. Vì vậy, thánh nhân ở ngôi cao, vạn vật chiêm ngưỡng.” Rõ ràng rằng, Kim Tiền tượng trưng cho sự tráng kiện, tựa như một con rồng đang sải cánh trên không, được đề cập trong hào Cửu ngũ “Phi long tại thiên, đại nhơn tạo dã” trong Bát Thuần Kiền.

Kim Tiền – tiền hậu bất thoái, là đại diện cho sự truyền lưu sự sống vĩnh cửu trong trời đất. Thường người ta chưng kim tiền trong đại sảnh, với hy vọng được phồn vinh phúc lộc trong cuộc sống, sức khỏe an khang, được các Đấng thiêng liêng phò trợ. Quẻ Khôn trong Kinh Dịch “đại diện cho nguồn gốc của vạn vật. Khôn cũng nguyên hanh lợi trinh, nhưng trinh của khôn lấy nhu thuận mềm dẻo – hàm ý nuôi dưỡng, trong khi trinh của Kiền là bền chắc khỏe mạnh.” Trong thoán truyện, “cái đức của Khôn là thuận, đi theo Kiền nguyên, sinh ra vạn vật, bảo bọc nuôi dưỡng, nâng đỡ trưởng thành.” Vì vậy mà vạn vật phát triển muôn hình ngàn thể, không bị bó buộc, không ở khuôn phép nhưng luôn hướng theo cái đức của Kiền. Chính cái bản tánh của Khôn là bền bỉ nhu thuận nên thánh nhân thường theo Khôn mà hành xử, mọi việc tất được lợi trinh. Thánh nhân cần học theo hạnh của Khôn, tức lấy mềm dẻo, rộng lượng, bảo bọc và hi sinh mà ứng xử trong cuộc sống. Cung điện của vua chúa thời xưa đặt ở hướng tây nam, hàm ý phải học cái hạnh của khôn để trị an dân chúng, xã tắt bình yên. Còn nếu đặt ở hướng đông bắc – sau lưng lỏng chỏng, trước mặt núi ngăn, phương hậu không vững chắc. Tuy nhiên đông bắc tượng trưng quẻ Cấn – đại diện hư tĩnh, ngưng nghỉ tu rèn, đợi thời vinh hiển. Đó là điều đáng mừng. Bát Thuần Khôn tượng trưng cho Mẹ đất, đại diện mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, gia đạo bình yên thịnh vượng.
CHABANA –  HOA THIỀN TRÀ (7) - Phần cuốiBình Minh - Trần Hồng Thụ (1)
CHABANA –  HOA THIỀN TRÀ (7) - Phần cuối4 bức tranh về La Hán trong bảo tàng cung điện Hoàng gia
CHABANA –  HOA THIỀN TRÀ (7) - Phần cuối(3)
CHABANA –  HOA THIỀN TRÀ (7) - Phần cuối
thiền trà một chén rong chơi
dạo khắp non sông lẫn núi đồi
thế giới quanh ta đầy sống động
hay hồn ta hội nét tinh khôi
1 1 3,522 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nhân sinh là một bình thiền trà
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
2782 17:05, 25/07/2023
0 0 1,052 0.0
Sài Gòn đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt. Giữa phố xá ồn ào náo nhiệt, tìm một góc nhỏ dưới tán lá xanh, nhâm nhi tách trà, thư thả lật từng trang sách của Bạch Lạc Mai, tôi thấy cuộc đời bỗng nhẹ nhàng như một hơi thở.Năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình yên là một trong những tuyển tập tản văn ...
EM ĐỪNG SỢ
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
2349 10:18, 15/12/2022
0 0 2,572 0.0
EM ĐỪNG SỢ

Em có thể chạy trốn cuộc sống nhưng liệu em có thể trốn tránh được chính mình?

Một khi em bình an với chính mình, bất cứ ngoại cảnh nào cũng sẽ không làm em lung lay, em sẽ thoải mái với chính em ở bất cứ khung trời biến thiên nào. Thiền sẽ cho em bình an thực sự, hạnh phúc thực sự. Khi em Hành ...
Thương Trà
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
2334 15:21, 10/12/2022
2 0 5,491 0.0
Cách đây gần 30 năm, khi mới bắt đầu nhận thức về thế giới quan, lần đầu tiên đứng dưới những cây trà, Ông tôi đã đặt vào lòng bàn tay tôi một đóa hoa trà trắng muốt. Tôi đã ngã vào tình yêu với vẻ đẹp nguyên khôi của hoa trà, với mùi thơm êm êm của nó và của cả vỏ thân cây xù xì như bàn tay Ông ...
QUY TRÌNH CHẾ TÁC ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
1265 21:34, 11/10/2021
0 0 3,923 0.0
Sở dĩ ấm Tử sa Nghi Hưng trở thành độc nhất vô nhị là nhờ ba đặc sau: nguyên liệu, cách chế tác tinh tế và tự ấm phát tiết tinh hoa. Có rất nhiều bài viết về các loại quặng thô chính được sử dụng làm ấm Tử sa ở Nghi Hưng. Nguyên liệu làm ấm Nghi Hưng đầu tiên là Tử nê, và đang cũng là loại nguyên liệu ...
TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂ
1247 13:12, 06/10/2021
1 0 4,496 0.0
Loạt bài về Trà khí gồm 3 phần:

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÀ KHÍ
PHẦN 2: TRÀ KHÍ - DÒNG NĂNG LƯỢNG TỪ VŨ TRỤ
PHẦN 3: TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂ

Trong phần khám phá này, chúng ta sẽ đi vào một số phương pháp bổ trợ ban đầu để nhận biết dòng khí của trà đang chu du trong bản thể. Thông qua đó, hãy cùng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!