/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

KHẨU NGHIỆP

102 23:38, 27/05/2021

( từ)

KHẨU NGHIỆP
10 KIỂU KHẨU NGHIỆP TUYỆT ĐỐI PHẢI TRÁNH

1. Đa ngôn (nhiều lời)

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).

Trong cuốn "Mặc Tử" có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: "Nói nhiều có lợi không?"

Mặc Tử trà lời: "Ếch nhái kêu suốt ngày đêm, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.

Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi."

2. Khinh ngôn (nói năng khinh suất)

Lời nói một khi được nói ra, tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng. Nếu nói ra mà phải đính chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn! Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ.

Không nên dễ dãi hứa hẹn với người khác, bởi một khi không làm được, bạn sẽ trở thành người thất tín, bội tín.

3. Cuồng ngôn

Làm người, nên nhận thức và phân biệt được khinh – trọng trong từng tình huống hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau.

Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn từ. Thế nên, khi nói năng, cuồng ngôn là điều tối kỵ.

Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận... và dễ rước họa vào người.

4. Trực ngôn

Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều hợp cũng gây rắc rối. Thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách nói mềm mại hơn, những lời nói lạnh như băng, hãy cho thêm chút nhiệt...

Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối phương, chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau.

5. Tận ngôn

Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại một đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài "lối thoát", lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.

Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi, dành cho họ một lối thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.

6. Lậu ngôn (tiết lộ chuyện cơ mật)

"Sự dĩ mật thành, ngữ dĩ lậu bại" câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng giữ bí mật của người trong cuộc. Đối với những việc cơ mật có liên quan đến một cá nhân hay tổ chức, tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài.

Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm và hậu quả của nó thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự việc chưa được xác định rõ ràng, tốt nhất không nói những lời khẳng định để tránh những ảnh hưởng xấu.

7. Ác ngôn

Không nên dùng những lời vô lễ, ác ý để làm tổn thương người khác.

Cổ ngữ nói "đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu", ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ, lãng quên một cách dễ dàng.

Những tổn thương trong tâm lý do cái gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả những vết thương trên thể xác.

8. Căng ngôn

Căng ở đây nghĩa là kiêu căng, tự cao tự đại. Những người thường xuyên nói những lời này, không phải là kẻ kiêu ngạo hẳn sẽ là người vô tri và dù họ thuộc nhóm nào đi nữa, thì cách ăn nói căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của họ, thậm chí khiến người khác ghét bỏ.

9. Sàm ngôn

Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân.

Nhà triết học thời Đông Hán – Vương Sung từng nói: "Sàm ngôn thương thiện", ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp.

Một người có khẩu đức tuyệt đối không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.

10. Nộ ngôn

Nộ ngôn là những lời nói được thốt ra lúc nóng nảy, mất lý trí. Những lời nói này khi nói ra sẽ làm tổn thương người khác rất nhiều.

Nói không nghĩ, bị cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối, giận dữ không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ.

Thế nên khi giận dữ, hãy lấy một tờ giấy trắng và một cây bút, nghĩ gì, quyết định gì... hãy viết ra. Sau một vài ngày, hãy xem lại "sản phẩm" lúc trước, nếu vẫn duy trì suy nghĩ cũ, vậy thì hãy làm theo.

Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách nghĩ lúc giận, hãy đem tờ giấy đó đi đốt để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Nguồn: Sưu tầm
0 0 16,961 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÒA ÁN LƯƠNG TÂM
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1607 16:22, 22/02/2022
1 0 12,508 10.0
TÒA ÁN LƯƠNG TÂM
Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.
Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy ...
CHỊU THIỆT ĐƯỢC PHÚC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1606 15:21, 22/02/2022
0 0 13,716 0.0
Chịu thiệt được Phúc, suy ngẫm một câu chuyện ý nghĩα đầy tính nhân văn

Ngày xưα, người tα tính 1 cân là 16 lạng, nửα cân là 8 lạng, nên có cách nói “kẻ tám lạng, người nửα cân”, ý nghĩα là hαi Ьên ngαng ngửα nhαu, không αi kém αi.

Ông chủ hiệu Ьuôn gạo Phong Dụ thấy thời Ьuổi chiến tɾαnh loạn ...
HIỂU ĐÚNG VỀ CHỮ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1605 15:15, 22/02/2022
0 0 12,245 0.0
HIỂU ĐÚNG VỀ CHỮ "DẠ"
Nhiều người vẫn lầm tưởng khi dùng chữ ‘dạ’ là tỏ thân phận hèn kém, bề dưới, lép vế, hay hèn mạt. Hoặc thậm chí hiểu sai luôn khi cho rằng chỉ người dưới mới cần dạ với người trên. Chữ ‘dưới’ ở đây được hiểu là người nhỏ tuổi hơn trong xã hội, hay vai em/con/cháu ...
5 Định Luật Hay
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1597 16:02, 16/02/2022
0 0 13,628 0.0
DÙNG "LUẬT VE SẦU", TƯ MÃ Ý THẮNG TÀO SẢNG CHỈ SAU 1 LẦN VUNG KIẾM: NGHÌN NĂM VẪN CÒN ĐÚNG
Người hiểu được bản chất của cuộc sống, sẽ biết cách tàn nhẫn với chính mình.
Trình Hạo (1032-1085), một triết gia thời Bắc Tống, từng nói: "Cái gì cũng có cái lý của nó. Cái dễ đi liền với cái khó".
Chim có dấu ...
Hé lộ bí ẩn đầy tang thương về Thánh Valentine
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1592 10:07, 14/02/2022
1 0 13,284 0.0
Hàng năm cứ tới ngày 14/2, các cặp đôi trên khắp thế giới đều dành cho nhau những lời chúc ngọt ngào, những món quà ý nghĩa hay tận hưởng một bữa ăn tối lãng mạn dưới ánh nến. Nhưng không nhiều người biết rằng, đằng sau đó là một câu chuyện đầy tang thương về một vụ xử tử.

14/2 chính là ngày Thánh ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!