/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

KHẨU NGHIỆP

102 23:38, 27/05/2021

( từ)

KHẨU NGHIỆP
10 KIỂU KHẨU NGHIỆP TUYỆT ĐỐI PHẢI TRÁNH

1. Đa ngôn (nhiều lời)

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).

Trong cuốn "Mặc Tử" có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: "Nói nhiều có lợi không?"

Mặc Tử trà lời: "Ếch nhái kêu suốt ngày đêm, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.

Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi."

2. Khinh ngôn (nói năng khinh suất)

Lời nói một khi được nói ra, tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng. Nếu nói ra mà phải đính chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn! Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ.

Không nên dễ dãi hứa hẹn với người khác, bởi một khi không làm được, bạn sẽ trở thành người thất tín, bội tín.

3. Cuồng ngôn

Làm người, nên nhận thức và phân biệt được khinh – trọng trong từng tình huống hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau.

Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn từ. Thế nên, khi nói năng, cuồng ngôn là điều tối kỵ.

Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận... và dễ rước họa vào người.

4. Trực ngôn

Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều hợp cũng gây rắc rối. Thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách nói mềm mại hơn, những lời nói lạnh như băng, hãy cho thêm chút nhiệt...

Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối phương, chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau.

5. Tận ngôn

Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại một đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài "lối thoát", lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.

Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi, dành cho họ một lối thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.

6. Lậu ngôn (tiết lộ chuyện cơ mật)

"Sự dĩ mật thành, ngữ dĩ lậu bại" câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng giữ bí mật của người trong cuộc. Đối với những việc cơ mật có liên quan đến một cá nhân hay tổ chức, tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài.

Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm và hậu quả của nó thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự việc chưa được xác định rõ ràng, tốt nhất không nói những lời khẳng định để tránh những ảnh hưởng xấu.

7. Ác ngôn

Không nên dùng những lời vô lễ, ác ý để làm tổn thương người khác.

Cổ ngữ nói "đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu", ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ, lãng quên một cách dễ dàng.

Những tổn thương trong tâm lý do cái gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả những vết thương trên thể xác.

8. Căng ngôn

Căng ở đây nghĩa là kiêu căng, tự cao tự đại. Những người thường xuyên nói những lời này, không phải là kẻ kiêu ngạo hẳn sẽ là người vô tri và dù họ thuộc nhóm nào đi nữa, thì cách ăn nói căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của họ, thậm chí khiến người khác ghét bỏ.

9. Sàm ngôn

Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân.

Nhà triết học thời Đông Hán – Vương Sung từng nói: "Sàm ngôn thương thiện", ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp.

Một người có khẩu đức tuyệt đối không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.

10. Nộ ngôn

Nộ ngôn là những lời nói được thốt ra lúc nóng nảy, mất lý trí. Những lời nói này khi nói ra sẽ làm tổn thương người khác rất nhiều.

Nói không nghĩ, bị cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối, giận dữ không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ.

Thế nên khi giận dữ, hãy lấy một tờ giấy trắng và một cây bút, nghĩ gì, quyết định gì... hãy viết ra. Sau một vài ngày, hãy xem lại "sản phẩm" lúc trước, nếu vẫn duy trì suy nghĩ cũ, vậy thì hãy làm theo.

Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách nghĩ lúc giận, hãy đem tờ giấy đó đi đốt để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Nguồn: Sưu tầm
0 0 13,835 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

NHỮNG LY CÀ PHÊ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2728 08:20, 29/06/2023
1 0 5,450 0.0
Chúng tôi vào một quán cà phê. Thấy có hai vị khách đến quầy gọi: " Cho 5 cà phê. Hai cho chúng tôi và Ba ly "treo". Họ trả tiền cho cả 5 ly, nhưng chỉ thấy người ta mang ra hai ly.Tôi hỏi người phục vụ, cà phê "treo" là gì...? Anh ta nói tôi hãy chờ một chút sẽ rõ....Sau đó khách đến uống cà phê khá đông. Hai cô gái ...
Đừng tùy tiện thắp sắng ngọn đèn của người khác
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2726 14:56, 27/06/2023
0 0 5,378 0.0
Tôn trọng tam quan của người khác là sự tỉnh táo lớn nhất của người trưởng thành. Trong cuộc sống luôn có một số người tự cho mình là “chuyên gia” và thích chỉ tay vào cuộc sống của người khác.Bạn muốn đầu tư và quản lý tiền bạc, anh ấy cười nhạo bạn quá ngây thơ, và luôn nhắc nhở bạn rằng bạn ...
Trong kết giao hãy nhớ bài học cổ xưa: “Mượn gạo không mượn củi, mượn quần áo không mượn giầy”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2722 10:41, 26/06/2023
0 0 4,672 0.0
Trong kết giao hãy nhớ bài học cổ xưa Mượn gạo không mượn củi, mượn quần áo không mượn giầy (ảnh: Pinterest)Khi con người sống trong xã hội, tất nhiên ai cũng có lúc sẽ gặp khó khăn, cần nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Giúp đỡ lẫn nhau cũng là nền tảng của giao tiếp giữa người với người.Nhưng, ...
“Định luật cây nấm”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2719 15:47, 23/06/2023
0 0 5,843 0.0
 Định luật cây nấmChịu được nổi khổ lớn, thành tựu được điều lớn laoKhổ là tiên tri của chân phúc, là ngọn nguồn của ngọt ngàoCổ nhân có câu: “Chưa chịu một phen lạnh thấu xương, khó biết hoa mai tỏa mùi hương“. Chỉ sau khi phó xuất, chịu đựng gian nan, thì người ta mới nếm trải được hương ...
Người vợ hay ghen hỏi nhà Sư: “Con bất an vì luôn hoài nghi chồng, con phải làm sao?”, câu trả lời mang đến hạnh phúc gia đình
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2718 10:00, 23/06/2023
1 0 5,420 0.0
Trong cuộc sống của mỗi người, có được sự tín nhiệm, tin tưởng của người khác là điều vô cùng quý giá, một khi đã đánh mất rồi thì có thể sẽ vĩnh viễn không lấy lại được. Đồng thời nếu một người mà cứ ôm giữ thái độ hoài nghi đối với những người bên cạnh, thì sau cùng chỉ mang lại phiền ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!