/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNG

1040 14:36, 02/09/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNGHình 5-61: khoáng thô tiểu hồng nê Đại Triều Sơn
"HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNG" là loại hồng nê được khai thác tại các mỏ nằm ở phía đông của thị trấn Đinh Thục xưa. Theo ghi chép trong lịch sử, Phục Đông nổi tiếng là nơi sản xuất bạch nê. Trong "Dương Tiện minh hồ hệ" có viết: "Bạch nê, khai thác từ Đại Triều Sơn, được dùng để làm chum vại, ngọn núi này chưa được khai thác nhiều."

Thực tế sử dụng chứng minh rằng "bạch nê Phục Đông" là loại bạch nê chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, về chất lượng của "hồng nê Phục Đông" thì không rõ ràng, do đó sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng của "hồng nê Phục Đông". Vì vậy, Lưu Ngọc Lâm đã đi thực tế các mỏ khai thác hiện tại và những khu vực khai thác ban đầu ở khu vực núi Phục Đông để tìm hiểu về "hồng nê Phục Đông". Kết quả thu thập được là có hai loại "Hồng nê Phục Đông" mà mọi người thường gọi đó là "Tiểu hồng nê Phục Đông" và "Lão hồng nê Phục Đông". Không tìm thấy "nộn hồng nê" hoặc "chu nê" ở đây.

Loại khoáng tìm thấy ở mỏ Hoa Viên Sơn, thôn Đại Cảng được tạo ra ở lớp xen kẽ hoàng thạch (Hình 5-60), không có khoáng tầng rõ ràng và trữ lượng không nhiều. Nó dường như được hình thành từ sự phong hoá bạch nê do sự xâm nhập của nước bề mặt. Quặng thô (hình 5-61) có bề ngoài tương đối tinh khiết màu ngả vàng, với kết cấu dạng bột mịn, dạng vảy và dạng thạch nhũ, phân rã thành dạng mảnh khi tiếp xúc với nước. Nhiệt độ nung tương đối thấp, nhiệt độ nung khoảng 1150°C, tỷ lệ co ngót khi sấy và nung tương đối lớn, khoảng 13,2%. Hiệu suất thiêu kết tốt, gốm sau khi thành hình sẽ có màu đỏ sẫm (như hình 5-62), độ nung kết cao, bóng đẹp, âm thanh vang và rõ, bề mặt mịn và ẩm, dễ pha trà.

Loại thứ hai được tìm thấy ở khu khai thác mỏ gốc cách Tiền Long tiểu phụ đầu, Đại Cảng thôn 300 mét về phía nam, phân bố trong lớp xen giữa đá kết màu nâu sẫm (Hình 5-63). Bề ngoài của quặng ban đầu có màu vàng sẫm (Hình 5-64 ) và phân bố thành từng lớp, kết cấu dạng khối hoặc dạng vảy, trên bề mặt có nhiều vết gỉ sắt, bùn mịn, mịn, cứng như đá, không tan trong nước.

Trong bài viết "Tìm hiểu và nghiên cứu nguyên liệu gốm ở huyện Nghi Hưng" của
"Bộ phận sản xuất của công ty gốm sứ Nghi Hưng năm 1984", có ghi chép về "Hồng nê Phục Đông" như sau: "Khoáng Tiểu phụ đầu hồng nê, mỏ khai thác nằm cách Tiểu phụ đầu 300 mét về phía nam, Đại Cảng thôn ở chân núi, quặng có màu ngả vàng, nâu vàng nhạt, bột kết bauxit dạng bột, khối lượng lớn, chứa nhiều mảnh mica, sau khi nung có màu đỏ. Hiệu suất thiêu kết tốt. Thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm là: Silicat (SiO2) 61,68 %, nhôm oxit (Al2O3) 20,83%, oxit sắt (Fe2O3) 6,49%, magie oxit (MgO) 0,12%, canxi oxit (CaO) 0,22%, oxy hóa kali (K2O) 4,30%, natri oxit (Na2O) 0,15%, hao hụt khi nung (LOI) 5,22% ”. Theo người dân địa phương, đây là loại khoáng được gọi là "hồng nê Phục Đông". Đất sét có tính chất mịn, tính năng ổn định, hàm lượng oxit kali cao, hiệu suất thiêu kết tốt, độ thiêu kết cao và màu sau nung đẹp. Nhiệt độ thiêu kết là 1170℃, ở nhiệt độ cao hơn màu chuyển từ đỏ sang đỏ sẫm.

Vào những năm 1970 và 1980, khi "hồng nê Triệu Trang" khan hiếm, "hồng nê Phục Đông" đã từng được sử dụng để thay thế, sau khi được điều chế, phối trộn nhân tạo, nó được sử dụng để làm những chiếc thuỷ bình dung tích nhỏ. Trước đây, "hồng nê Phục Đông" được các nhà máy sản xuất gốm sứ lớn ở Đinh Thục trấn yêu thích, chúng thường được điều chế thành đất sét và được sử dụng chế tác cho các sản phẩm cấp thấp, do đó, một số người cho rằng "hồng nê Phục Đông" không thích hợp để chế tác ấm. Ngày nay, những nghệ nhân chế tác địa phương thường chọn những loại khoáng tinh khiết hơn, tự tinh luyên và chế tác những chiếc ấm tử sa.

SG 02/09/2021
Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
(dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" - Lưu Ngọc Lâm)
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNGHình 5-60: Khoáng tầng tiểu hồng nê Đại Triều Sơn
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNGHình 5-62: Tiểu hồng nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNGHình 5-63: Trầm tích lão hồng nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNGHình 5-64: Khoáng lão hồng nê Tiền Long
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNGHình 5-65: Mẫu nung lão hồng nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNGHình 5-66: Hồ Phủ lão hồng nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNGHình 5-67: Lão hồng nê thường
1 0 2,842 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

 ĐẤT TỬ SA LÀ GÌ?
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
63 13:27, 26/05/2021
2 0 4,028 0.0
Ấm tử sa là gì?
Ấm tử sa là danh từ để chỉ loại ấm trà làm từ đất sét tử sa khai thác ở vùng Nghi Hưng, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tử sa – đất cát màu tím (theo nghĩa đen) là tên gọi của loại đất sét đặc biệt chỉ có ở vùng Nghi Hưng này. Hiện tại tại Việt Nam, tên gọi ấm tử sa thường được ...
CHU NÊ THẠCH HOÀNG
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
36 11:57, 25/05/2021
1 0 2,693 0.0
Chất liệu: Chu Nê Thạch Hoàng
(Thạch Hoàng Chu Nê thường dùng để trộn chung với nguyên liệu khác để làm ấm hay chén. Nói đến dùng nguyên liệu thuần chu nê thạch hoàng làm ấm thì các nghệ nhân đều lắc đầu từ chối, vì đất quá mịn và mềm dẻo, độ dính quá cao, rất khó có thể đơn độc một loại khoáng ...
Bài viết về đất HỒNG BÌ LONG
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
30 10:39, 25/05/2021
1 0 3,502 2.0
HỒNG BÌ LONG
Nguồn gốc khoáng: Quặng thô Hồng Bì Long được khai thác ở núi Hoàng Long Sơn. Tên ban đầu của Hồng Bì Long là Dã Sơn Hồng Nê. Hồng Bì Long HLS là một loại khoáng Tử sa hiếm, những năm gần đây do được người sưu tầm tìm kiếm nhiều nên lại càng khan hiếm. Khoáng Hồng Bì Long phân bố dưới lớp đá ...
 CÔNG ĐOẠN LÀM ẤM TRÀ THỦ CÔNG (P.86)
Team Uống Trà Thôi LÀM ẤM
3358 16:26, 27/06/2024
0 0 700 0.0
Quá trình làm ấm trà thủ công bởi nghệ nhân Trung Quốc là một tuyệt tác kết hợp tinh tế giữa khéo léo và sự tỉ mỉ, nơi từng đường cong và chi tiết được chăm chút đến mức hoàn hảo, tạo nên những sản phẩm vô cùng hài hòa và ấn tượng. Nguồn: bilibili
Hiểu Rõ Về Dụng Cụ Pha Trà: Sự Khác Biệt Giữa Gốm Sứ và Đồ Gốm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3355 16:00, 24/06/2024
3 0 1,132 0.0
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai loại dụng cụ pha trà quan trọng trong lịch sử: đồ gốm và gốm sứ. Mặc dù trà cụ bằng thủy tinh và kim loại cũng rất phổ biến, nhưng trọng tâm của bài viết sẽ là hai loại chất liệu gốm đặc biệt này.

- Gốm Sứ

Gốm sứ là một loại gốm được làm từ các ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!