Cây Sơn Huyết
Từ lâu, việc sử dụng gỗ để trang trí đã trở thành điều quá quen thuộc với nhiều gia đình người Việt. Bởi những sản phẩm bằng gỗ không chỉ mang tới không gian sang trọng, ấm áp mà còn các món đồ phong thủy giúp gia chủ làm ăn gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn. Chính vì vậy mà việc lựa chọn cho mình một loại gỗ tốt để trang trí cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Và một trong những loại gỗ được nhiều người ưa chuộng hiện nay đó chính là gỗ Sơn Huyết.Tên gọi : Cây gỗ Sơn Huyết còn có tên gọi khác là Sơn Tiêu, Sơn Rừng,...
Tên khoa học : Có tên khoa học là Melanorrhea laccifera Pierre.
Thuộc họ : Cây gỗ thuộc họ Đào Lộn Hột Anacardiaceae.
Bộ : Cây gỗ thuộc bộ Cam Rutales.
Lớp ( nhóm ) : Cây gỗ trung bình, cây Sơn Huyết thuộc nhóm I. Trong phân loại các loại gỗ sử dụng Việt Nam
Đặc điểm nhận dạng :
Cây gỗ Sơn Huyết cao từ 20m – 30m với đường kính từ 30cm – 50cm, thân cây thường không thẳng. Vỏ ngoài có màu xám tro, nứt dọc với nhiều lỗ, bì sáng, thịt vỏ gỗ dày khoảng 7mm – 8mm, khi cứng lại nhựa mủ có màu vàng và màu đen. Mùa hoa Sơn Huyết thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12, ra quả từ tháng 2 đến tháng 4. Lá cây Sơn Huyết là lá đơn dai, mọc cách, phiến lá hình trứng ngược, dài 12 – 20cm, rộng khoảng 7 – 10cm, 2 mặt nhẵn; Gân bên 18 – 24 đôi, nổi rõ cả hai mặt. Cuống lá dài 3 – 6mm, dẹp.
Cây Sơn Huyết có cụm hoa chùm thưa ở nách, cuống hoa có lông và dài hơn hoa. Cánh đài 5, nhẵn, cánh tràng cuộn lại, phía ngoài có lông thưa. Nhị khoảng 30 chiếc, đính thành 4 hàng. Bầu nhẵn, có 1 cuống dài có lông. Noãn đính bên ở gốc, quả hạch, hình cầu hơi bị ép, rộng 3 – 4cm, gốc có mang cánh hoa tồn tại.
Đặc điểm sinh học, hình thái :
Cây Sơn Huyết thường mọc trong rừng thưa và rừng thường xanh. Khi mọc trong rừng thưa, Sơn Huyết có thể mọc rải rác hay thành từng đám. Chúng ta sẽ ít khi gặp Sơn Huyết ở rừng kín thường xanh, cây thường sinh trưởng ở độ cao từ 200 đến 800 – 1.000m trên các loại đất cát nghèo, rất ít khi phân bố trên các loại đất có độ ẩm cao.
Sơn Huyết phổ biến mọc ở các rừng thưa, trên phù sa cổ ở rìa đồng bằng và phù sa sông.
Phân bố :
Gỗ Sơn Huyết là dòng cây phổ biến mọc tại những nước thuộc khu vực nhiệt đới như Campuchia, Thái Lan, Lào, Việt Nam… trong đó phổ biến nhất đó chính là Campuchia, chúng thường phát triển và sinh trưởng mạnh mẽ trên càng lưu vực đồng bằng, nơi có phù sa cổ vun đắp, trải đến đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.
Còn ở Việt Nam, cây gỗ sơn huyết mọc chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam, Tây Ninh…chúng thường mọc rải rác thành những cánh rừng thưa, và trên độ cao 200 – 800m có những khi cũng lên tới 1000m.
Gỗ Sơn Huyết Đặc điểm, màu sắc, vân gỗ :
Gỗ Sơn Huyết có lõi cứng, màu đỏ, đường vân gỗ mịn màng có mùi thơm, không bị mối mọt, và đặc biệt quý hiếm vì thế giá thành cao.
Ứng dụng :
Gỗ Sơn Huyết thường được ứng dụng vào hoạt động sản xuất đồ gỗ thông dụng, tượng gỗ phong thủy, lục bình gỗ đẹp…nhằm đem đến sự vững chắc trong cuộc sống cũng như công việc.
Nhựa cây Sơn Huyết có độc nên khi gia công cần hết sức cẩn thận. Bạn có thể dùng nhựa của cây Sơn Huyết để quét lớp sơn lên các vật dụng đan lát, làm cho rổ rá không thấm nước và cũng dùng để sơn tượng gỗ. Đây là một ưu điểm được ứng dụng cao trong đời sống hiện nay.
Không chỉ được dùng làm nội thất, mà một trong những ứng dụng táo bạo của gỗ Sơn Huyết là chữa bệnh. Đây là một vị thuốc nam được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền xưa. Hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều trong các phòng khám đông y.
Tình trạng nguồn tài nguyên gỗ Sơn Huyết:
Do bị khai thác quá mức và diện tích rừng bị thu hẹp, gỗ Sơn Huyết sẽ bị giảm sút trên 20% ở hiện tại và trong tương lai khoảng 5 đến 10 năm tới. Hiện nay cây Sơn Huyết phân bố không đến 10 địa điểm, loài cây này đang bị rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Giá thành:
Được xếp vào nhóm những loại gỗ quý hiếm nên không có gì lạ khi giá gỗ Sơn Huyết thường cao hơn một chút so với các loại gỗ khác. Ngoài tuổi đời, kích thước, khối lượng, giá gỗ Sơn Huyết còn phụ thuộc vào nhu cầu cũng như sự cung ứng trên thị trường.
Biện pháp bảo vệ:
Loài cây này được ghi vào danh sách nhóm I trong bảng phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn. Đây là một loại gỗ quý hiếm, cần được bảo vệ, chính vì vậy nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm bảo vệ triệt để một số điểm có cây mọc tự nhiên ở Ba Vì (Hà Tây), Cầu Hai (Phú Thọ) và ở một vài tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó còn tổ chức nghiên cứu đưa vào trồng rừng ở các khu vực có loài này phân bố,...
Uống Trà Thôi
(Sưu tầm internet)