/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Dòng tranh cung đình trước nguy cơ bị lãng quên

1068 09:54, 08/09/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Dòng tranh cung đình trước nguy cơ bị lãng quênTranh gương minh họa bài thơ “Vĩnh Thiệu Phương văn” của vua Thiệu Trị, ca ngợi vẻ đẹp của vườn Thiệu Phương (vườn Ngự uyển trong Hoàng cung Huế)
Tranh gương cung đình Huế do triều đình nhà Nguyễn để lại, được trang trí tại nhiều công trình di tích thuộc hệ thống Quần thể di tích Cố đô Huế. Đây được xem là một dạng di sản khá đặc biệt, vừa có tính vật thể vừa mang tính phi vật thể. Tuy nhiên, hiện nhiều bức tranh bị hư hại, xuống cấp trầm trọng, cần có phương án bảo tồn và phát huy giá trị của các tác phẩm ở loại hình tranh gương cung đình này…

Theo thống kê, hiện nay còn khoảng 90 bức tranh gương cung đình triều Nguyễn, có giá trị độc đáo về mặt nghệ thuật đang được lưu giữ ở các di tích. Những bức tranh này đang được treo trang trí ở nhiều điểm di tích như: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị, điện Hòn Chén, cung Diên Thọ (Đại Nội Huế)… Cùng một số bức tranh gương tại chùa Báo Quốc (TP Huế), khoa Lịch sử (Đại học Khoa học Huế) và ở trong tư gia của một số nhà nghiên cứu, có nhiều đặc điểm và dấu hiệu cho thấy đều có nguồn gốc cung đình Huế.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, về cơ bản chủ đề nội dung của tranh gương cùng đình Huế có 3 loại hình chính, gồm: loại tranh cao cấp “thi họa” hay tranh thơ ngự chế- là loại tranh vịnh cảnh, hiện ở Huế còn 40 bức khá nguyên vẹn; loại tranh không đề thơ nhưng có đề rõ chủ đề tranh, là loại tranh minh họa cho các điển tích trong lịch sử Trung Hoa; loại tranh vẽ tĩnh vật, chỉ xoay quanh 2 chủ đề chính là bát bửu cổ đồ và các loại hoa quả.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT, người từng có nhiều năm công tác ở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhận xét: Có thể xem tranh gương cung đình Huế là một loại hình tranh mang bản sắc riêng của Huế bởi xuất xứ, cách thể hiện cùng chất liệu độc đáo của chúng. Tranh gương được đóng trong những khung gỗ chạm thếp vàng, khá cầu kỳ, thực sự là những bức tranh độc lập. Về chất liệu thì loại tranh này dùng chất liệu là bột màu pha keo, hoặc sơn, được vẽ hoặc khảm xà cừ vào mặt sau của gương (vẽ màu hoặc khảm trực tiếp theo lối “phản họa” lên mặt gương-tức vẽ kiểu âm bản ở mặt sau để nhìn mặt trước thành dương bản). Tuy nhiên, cho đến nay, dòng tranh này vẫn ít được chú ý nghiên cứu nếu không nói là gần như bị lãng quên...

Tại Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế), trên hàng cột sau thừa lưu hiện đang trưng bày 6 bức tranh gương và cả 6 bức này đều là tranh đề thơ ngự chế. Bảo tàng cũng lưu giữ và bảo quản hàng chục bức tranh gương đang bị hư hại, xuống cấp. Bà Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thông tin: Thời gian qua, nhiều bức tranh gương được treo ở lăng Tự Đức bị hư hỏng như mất chữ, bong sơn; hay khi trùng tu lăng Thiệu trị, các bức tranh khổ lớn ở lăng này cũng được đưa về kho của bảo tàng để cất giữ, bảo quản.

“Thời tiết ở Huế mùa nắng thì nóng gay gắt, mùa mưa thì rất ẩm nên dễ dẫn đến việc bong tróc sơn ở loại tranh gương này. Việc đưa về kho của bảo tàng để bảo quản an toàn, khi điều kiện thuận lợi sẽ đưa ra trưng bày, triển lãm”, bà Anh Vân thông tin.

Cũng theo đại diện Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, những bức tranh gương cung đình hiện còn tồn tại có niên đại hơn 100 năm tuổi, chủ yếu vào thời vua Thiệu Trị (1841-1847). Thời gian qua, tùy theo mức độ hư hại, xuống cấp của các tác phẩm mà đơn vị chuyên môn có những bước sửa chữa, khắc phục phù hợp tạm thời; chủ yếu là gia cố, giặm vá và giữ lại các yếu tố gốc.

Ngoài ra, để tránh tình trạng lộn xộn khi trưng bày và bảo quản tranh gương tại các điểm di tích, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cũng đã tạm thời di chuyển một số tác phẩm về bảo quản tại kho để sắp xếp lại cho phù hợp. Theo một số ý kiến, nên sắp xếp và trưng bày tranh gương cung đình theo các chủ đề thống nhất như: nhóm tranh về “Thần kinh nhị thập cảnh”, nhóm tranh đề vịnh các mùa trong năm, tranh tĩnh vật vẽ bát bửu, hoa quả…

“Trong mỗi dịp lễ hội (như các kỳ Festival Huế, Festival Nghề truyền thống Huế…), có thể chọn lựa những bức tranh gương hiện có để thiết lập một không gian triển lãm về tranh gương Huế. Ở không gian này, không chỉ có tranh gương cung đình mà còn có cả tranh gương dân gian, để tạo ra sự đối sánh giữa hai dòng tranh cũng như sự phong phú của loại hình nghệ thuật này”, TS Phan Thanh Hải góp ý.

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có nhiều nỗ lực bước đầu để khắc phục những hư hại, xuống cấp của một số bức tranh gương cung đình, song vẫn chưa đạt kết quả khả quan. Về lâu dài, cần có sự đầu tư nghiên cứu nhằm phục hồi kỹ thuật phục chế, tôn tạo loại hình tranh này. Hiện nay, tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số cơ sở làm tranh gương, dù chỉ là dòng tranh dân gian có chất lượng khiêm tốn hơn so với dòng tranh cung đình, nhưng cũng mở ra triển vọng để đơn vị quản lý di sản nghiên cứu. Ngoài ra, sự giao lưu giữa nước ta và cùng Hoa Nam, Trung Quốc - một vùng đất nổi tiếng của kỹ nghệ trang gương, cũng trở nên dễ dàng hơn xưa rất nhiều.

Uống Trà Thôi
(Theo báo văn hóa)
Dòng tranh cung đình trước nguy cơ bị lãng quênBức tranh gương “Cảnh hồ Tịnh Tâm”
Dòng tranh cung đình trước nguy cơ bị lãng quênBức tranh gương vẽ cảnh vườn Thiệu Phương
1 0 6,969 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.1): Khi vẽ Thần trở thành chủ đề cấm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2307 13:33, 28/11/2022
0 0 7,658 0.0
Trong một số cuốn sách lịch sử nghệ thuật xuất bản ở Trung Quốc, rất nhiều đều viết rằng: ‘Các họa sĩ Hà Lan đương thời không vẽ các chủ đề tôn giáo và thần thoại, là kết quả của sự dũng cảm thoát ly khỏi gông cùm của các chủ đề tôn giáo truyền thống và truy cầu tự do’. Nói như vậy cách xa sự ...
Tranh vẽ những ô màu giá 51 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2295 08:54, 23/11/2022
0 0 4,726 0.0
Bức "Composition No. II" vẽ những ô màu không đồng đều của Piet Mondrian's bán giá 51 triệu USD (1,2 nghìn tỷ đồng).

Mức giá đã bao gồm phí bảo hiểm, cao nhất trong phiên Modern Evening Auction của Sotheby's hôm 14/11. Con số này cũng phá vỡ kỷ lục trước đó là 50,6 triệu USD cho một tác phẩm của Mondrian. Theo nhà đấu giá, ...
Những bí ẩn xoay quanh bức tranh đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2286 08:37, 19/11/2022
0 0 5,244 0.0
Kiệt tác "Salvator Mundi" - từng được đấu giá hơn 450 triệu USD, đắt nhất thế giới - hiện không rõ tung tích.

Sáng 14/10, trên The Times, giáo sư Martin Kemp cho biết được mời đến Arab Saudi để kiểm tra kiệt tác Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, cùng sự tham gia của cơ quan an ninh. "Có những lý do khiến tôi ngần ngại ...
Tuyệt tác tranh Phật giáo 600 năm tuổi
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2280 08:40, 15/11/2022
1 0 4,359 0.0
Tranh Phật giáo - ở bảo tàng tư nhân của tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm - được thêu chỉ vàng, tơ ngũ sắc, tuổi đời hơn 600 năm.

Theo Sina, tác phẩm hiện được lưu giữ ở bảo tàng tư nhân Long Museum của tỷ phú Trung Quốc. Tranh được ông mua tại phiên đấu giá do Christies Hong Kong tổ chức năm 2014, với giá xấp ...
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2265 08:45, 05/11/2022
0 0 5,022 0.0
"GIẢI MÃ" LỢN TRONG TRANH DÂN GIAN
Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.
Điều đáng nói là một dòng tranh dân gian nổi tiếng là ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!