/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Có nên uống trà thay nước uống mỗi ngày?

1087 11:05, 12/09/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Có nên uống trà thay nước uống mỗi ngày?
Để duy trì lối sống lành mạnh nâng cao sức khỏe, ngày càng có nhiều người yêu thích uống trà, vì trà không chỉ có hương vị phong phú, tuyệt vời mà còn có tác dụng bổ ích đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề có nên uống trà thay nước hay không, hầu hết chuyên gia đều khuyến nghị bạn nên cân nhắc lượng trà tiêu thụ mỗi ngày nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Về cơ bản thì việc uống trà xanh hay nước đều có cùng một mục đích như nhau. Đó chính là cấp nước cho cơ thể, đây là yêu cầu bắt buộc để chúng ta sinh tồn. Việc thiếu nước có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề cho sức khoẻ. Tuỳ theo cơ địa thì mỗi người sẽ có một nhu cầu hấp thụ nước khác nhau. Có nhiều cách để tính lượng nước mà cơ thể bạn cần, trong đó, cách phổ biến nhất là dùng cân nặng của bạn.

Theo nghiên cứu, nước là một trong những chất phổ biến nhất được tìm thấy trên trái đất, là nguồn tài nguyên quan trọng cho mọi sinh vật bao gồm các hợp chất vô cơ và con người và cũng là thành phần quan trọng nhất của sinh vật. Hàm lượng nước của một người trưởng thành khoảng 70% trọng lượng cơ thể, lượng nước mất đi hàng ngày khoảng 1500cc - 2000cc. Do đó, chúng ta có thể thấy nước quan trọng như thế nào đối với chúng ta.

Còn đối với trà, thành phần của các loại trà chủ yếu bao gồm alkaloid, polyphenol trong trà, carbohydrate, vitamin, protein, axit amin, khoáng chất… tất cả đều tốt cho cơ thể của chúng ta. Như vậy, uống trà có tác dụng lợi tiểu, giải khát, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm huyết áp và cholesterol…

Tuy nhiên, đối với nước trà, các chuyên gia cho rằng, chúng ta chỉ nên uống một lượng vừa phải là tốt nhất.

Trà xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng trà xanh không thay thế được nước lọc. Nếu lạm dụng sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần cung cấp đủ 2L nước. Nếu chỉ uống trà xanh sẽ không đủ lượng nước mà cơ thể cần. Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ cần uống khoảng 200ml hoặc 3 - 5 tách trà là đủ. Để bổ sung lượng nước cho cơ thể thì bạn nên dùng nước lọc.

- Mối nguy hại khi uống quá nhiều trà

Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời của trà xanh đối với sức khỏe, tuy nhiên, chúng ta cần uống đúng cách và uống điều độ. Theo các nhà nghiên cứu, thói quen uống trà thay nước lọc có nguy cơ dẫn đến những vấn đề sức khỏe như:

Giảm khả năng hấp thu sắt: Trà là nguồn cung cấp tannin dồi dào. Đây là hoạt chất có khả năng tương tác với sắt trong một số loại thực phẩm, khiến cơ thể không thể hấp thụ khoáng chất này. Từ đó, tình trạng thiếu sắt sẽ xảy ra, kèm theo hệ quả thiếu hụt hồng cầu.

Mặt khác, hàm lượng tannin trong trà có khả năng thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào loại trà và cách bạn pha chế. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng sắt cần thiết, bạn vẫn nên uống ít hơn 710ml trà mỗi ngày.

Thêm vào đó, nếu nồng độ sắt trong cơ thể thấp và trà là món uống ưa thích của bạn, hãy cân nhắc việc thưởng thức nó giữa các bữa ăn trong ngày. Điều này có thể giúp bạn giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tannin đến khả năng hấp thụ sắt.

Tăng sự lo lắng, căng thẳng và bồn chồn: Tương tự cà phê, lá trà cũng chứa rất nhiều caffeine. Việc tiêu thụ một lượng lớn caffeine có nguy cơ góp phần tạo nên cảm giác lo lắng, căng thẳng hoặc bồn chồn. Theo nghiên cứu, hồng trà có xu hướng chứa nhiều caffeine hơn trà xanh. Bên cạnh đó, thời gian ngâm lá trà càng lâu, lượng caffeine tiết ra trong ly trà càng nhiều.

Do đó, nếu bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng sau mỗi lần uống trà, hãy hạn chế thói quen này lại để làm thuyên giảm triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số loại trà thảo mộc không chứa caffeine, chẳng hạn như trà hoa cúc, trà hoa quả…

Khó ngủ: Hàm lượng lớn caffeine trong trà cũng là nguyên nhân gây gián đoạn chu kỳ ngủ – thức của một người. Điều này xuất phát từ việc caffeine ức chế quá trình sản sinh melatonin, một loại hormone đóng vai trò quyết định chất lượng giấc ngủ.

Chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần như: Mệt mỏi hay thậm chí là suy nhược thần kinh; suy giảm trí nhớ; mất khả năng tập trung; béo phì; kiểm soát lượng đường trong máu kém...

Vấn đề về đường tiêu hóa: Trong trà xanh có chứa hàm lượng caffeine và polyphenol tương đối cao. Vì vậy nếu uống nhiều sẽ gây ra axit cũng như một số vấn đề khác. Ngoài ra, hàm lượng tanin trong nước trà xanh cũng khiến tính axit của dạ dày tăng thêm. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng buồn nôn, táo bón.

Đau đầu: Thực tế, trong một số trường hợp, đôi khi tiêu thụ caffeine với lượng vừa phải có thể giúp bạn xoa dịu một số loại đau đầu. Tuy nhiên, lạm dụng phương pháp này trong thời gian dài sẽ gây phản tác dụng. Theo một số kết quả nghiên cứu, cơ thể liên tục hấp thụ quá nhiều hoạt chất này là yếu tố nguy cơ góp phần phát triển chứng đau đầu mạn tính.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác lượng caffeine cần thiết để “kích hoạt” cơn đau đầu nhưng họ vẫn khuyến khích mọi người nên hạn chế thưởng thức các món uống chứa hoạt chất trên, bao gồm cả trà.

Tuy vậy, thực tế không phải cơn đau đầu nào cũng bắt nguồn từ việc uống trà quá nhiều. Do đó, nếu bạn hay bị đau đầu và có sở thích uống trà, hãy thử giảm bớt hoặc loại hẳn thức uống này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày một thời gian, đồng thời quan sát các triệu chứng có được cải thiện không.

Dễ gây nghiện caffeine: Caffeine được đánh giá là chất kích thích có khả năng gây nghiện. Vì vậy, nếu có thói quen uống trà hay dùng bất kỳ thức uống nào khác tương tự, bạn rất dễ trở nên lệ thuộc vào hoạt chất này. Các triệu chứng nghiện caffeine bộc lộ rất rõ ràng khi bạn ngưng tiêu thụ nó, bao gồm đau đầu, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, khó chịu…

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy chứng nghiện caffeine từ trà có nguy cơ bắt đầu phát triển sau khi bạn uống nhiều trà trong ba ngày liên tục.

Vì vậy, theo các chuyên gia, chúng ta không nên nghĩ rằng bản chất của trà là nước. Việc chỉ uống trà mà không uống nước là một quan niệm và hành vi sai lầm. Xét cho cùng, trà có chứa các thành phần khác nhau, và hầu hết các thành phần phong phú này cần được thải ra khỏi cơ thể và chuyển hóa để cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

Tựu chung lại, chúng ta nên uống trà một cách khoa học, tức là uống dựa vào thể trạng của bản thân, mỗi ngày uống trà ở mức vừa phải khoảng 400-1500ml, thời gian còn lại bạn nên uống nước ấm. Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh cũng là biện pháp tối ưu giúp nâng cao sức khỏe trong thời điểm này.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Kinh Tế
Có nên uống trà thay nước uống mỗi ngày?
1 0 11,000 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Thú vui thưởng trà của những quý bà nước Anh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1212 10:57, 27/09/2021
0 0 7,473 0.0
Nước Anh nổi tiếng với nhiều thú vui sang chảnh của tầng lớp quý tộc. Một trong số đó là việc thưởng thức tiệc trà chiều dưới ánh hoàng hôn rực rỡ. Uống trà chiều cũng được xem là nét văn hóa truyền thống lâu đời của đất nước này.

Nước Anh là đất nước đứng đầu về uống trà, trung bình mỗi ...
Mùa thu trong hương sắc trà Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1196 09:00, 25/09/2021
0 0 8,691 0.0
Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng là đất nước của lá trà. Hầu hết trên mọi nẻo đường của mảnh đất hình chữ S mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây trà hay những cốc trà xanh mát. Chính vì sự đa dạng về hương vị và chủng loại đã góp phần làm nên hương sắc trà Việt. Hãy tận hưởng mùa thu dịu ...
Làm thế nào để phân biệt hạn sử dụng của trà?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1172 09:47, 21/09/2021
1 0 8,064 0.0
Trà có rất nhiều loại và công dụng khác nhau, tùy theo từng đặc điểm của lá trà mà chúng sẽ có thời hạn sử dụng tương ứng để giữ cho hương vị thơm ngon đặc trưng được lâu hơn. Tuy nhiên, đối với những người sành trà, hạn sử dụng của trà không chủ yếu dựa trên hạn sử dụng ghi ở bao bì, mà dựa ...
Đi tìm hương vị trà trong mỗi mùa thu hoạch
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1141 10:12, 17/09/2021
0 0 8,125 0.0
Chén trà không chỉ có hương vị khác nhau bởi chủng loại, vùng sản xuất mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ bởi mùa vụ thu hoạch. Thế nên mới có câu thơ “Nước trà mùa xuân, hương trà mùa thu”. Mỗi mùa khác nhau trong năm sẽ cho ra chất lượng và hương vị trà trà khác nhau. Chính điều này tạo nên sự khác biệt ...
Tìm hiểu về Umami - hương vị bí ẩn trong trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1115 10:52, 15/09/2021
2 0 8,367 10.0
Ngoài những hương vị cơ bản trong ẩm thực là ngọt, đắng, mặn, chua thì còn có một vị tên umami mà ít ai chú ý đến. Đây cũng là một vị cơ bản của trà, mang lại những thay đổi giác quan trong quá trình thưởng thức mỗi người.

Thuật ngữ "umami" ban đầu xuất phát từ tiếng Nhật, tuy nhiên, ngày nay từ này đã ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!