/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ấm Tokoname Yaki và khả năng thay đổi hương vị trà

1180 12:07, 22/09/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Ấm Tokoname Yaki và khả năng thay đổi hương vị trà
Nếu nói về ấm trà ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến ấm tử sa, loại ấm được đông đảo người yêu trà sưu tầm và sử dụng hằng ngày. Một trong những công năng của ấm tử sa là làm thay đổi hương vị trà, tất nhiên là theo chiều hướng tốt hơn. Nếu Trung Quốc có ấm tử sa, thì Nhật Bản có loại ấm cũng có công năng tương tự, đó là ấm Tokoname Yaki.

Ấm Tokoname Yaki đến từ Tokoname, một thành phố ven biển nằm ở miền trung của nước Nhật. Ở mỗi vùng ở Nhật Bản đều nổi tiếng vì loại đặc sản hay nghề truyền thống. Thì Tokoname nổi tiếng nhất chính là nghề gốm với những lò gốm cổ xưa nhất nước. Có thời gian, thành phố này có đến hơn 3 nghìn lò gốm vì nhu cầu mua đồ gốm cao đến từ khắp nước. Ở Tokoname, họ sản xuất nhiều vật dụng làm từ gốm,

Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của ấm tử sa là không tráng men, nhưng nước trà không hề bị thấm ra ngoài khi pha. Thế nên những người làm gốm ở Tokoname đã học tập cách làm của ấm tử sa, và sáng tạo ra loại ấm đất đỏ làm từ nguyên liệu ở chính Tokoname. Người đầu tiên làm ấm mà không tráng men đó chính là Sugie Jyumon (1828-1897). Ông áp dụng kỹ thuật làm ấm tử sa lên chính loại đất đỏ tìm thấy ở địa phương. Và kết quả là ấm Tokoname Yaki đã ra đời.

Mục tiêu của Sugie Jyumon là không chỉ đơn thuần là tạo ra loại ấm không tráng men. Mà ông còn muốn ấm Tokoname Yaki có thể làm thay đổi và giữ được hương vị trà giống như ấm tử sa. Và ông đã thành công tron việc này. Ấm Tokoname Yaki rất được ưa chuông ở Nhật Bản vì chính khả năng làm cho vị trà ngọt và ‘mượt’ hơn. Loại trà phổ biến nhất ở Nhât Bản chính là trà xanh, ấm Tokoname Yaki được xem là rất thích hợp để pha trà xanh vì loại ấm này làm tăng thêm vị ngon (umami) đặc trưng của trà xanh Nhật Bản. Ngoài ra loại ấm này còn giúp lưu hương vị trà. Khiến ấm dùng càng lâu thì lại pha trà càng ngon.

Đặc tính của ấm Tokoname Yaki đến từ thành phần đất tạo nên ấm. Đất dùng làm ấm có nhiều thành phần khoáng và kim loại tự nhiên, có khả năng tác động hoá học lên nước trà pha trong ấm. Do đó làm thay đổi hương vị trà theo chiều hướng tốt hơn. Đồng thời bề mặt ấm không tráng men, tạo nên những ‘khí khổng’ hay ‘lỗ chân lông’ li ti trên bề mặt, giúp lưu lại hương vị trà mỗi khi sử dụng.

Ấm Tokoname Yaki thường được thiết kế theo phong cách kyūsu hay còn gọi là kiểu ấm Đường Vũ ở Trung Quốc. Kiểu ấm này thường có quai ấm là tay cầm nằm một bên. Có một điều thú vị là kyūsu có nghĩa đơn thuần là ‘ấm trà’ trong tiếng Nhật Bản mà thôi. Nhưng do sự phổ biến của loại ấm có tay cầm một bên trong các dòng ấm Nhật Bản nên đôi khi kyūsu được nhầm lẫn là tên gọi của kiểu ấm này luôn.

Uống Trà Thôi
(Sưu tầm Internet)
Ấm Tokoname Yaki và khả năng thay đổi hương vị trà
0 0 2,661 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
610 16:01, 04/07/2021
0 0 5,193 0.0
Nghi Hưng là tên một huyện gần Thượng Hải, thuộc tỉnh Giang Tô. Ở đây đặc biệt có một thứ đất sét rất mịn, có chứa thạch anh, mica và nhất là chất sắt. Ðất sét đó dùng làm ấm trà không tráng men (unglazed), thường được gọi là ấm tử sa. Ðất tử sa không nhất thiết phải là màu tím đỏ mà có ba màu ...
Lò nung ấm tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
520 06:50, 28/06/2021
1 0 4,113 0.0
LÒ RỒNG (NUNG BẰNG CỦI)
Lò Rồng là một đường hầm dài uốn lượn theo sườn đồi bằng gạch xây dựng theo kiểu dốc, đầu lò đến cuối lò đi lên dọc theo sườn đồi, bởi vì hình dáng của lò giống như con rồng mà người xưa gọi là rồng. Lò Rồng thường có chiều dài từ 30-70m, đỉnh cao khoảng 12m, góc nghiêng ...
Kiến thức cơ bản tự cảm nhận & đánh giá ấm cổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
383 14:53, 15/06/2021
1 0 4,271 0.0
Đối với một chiếc ấm Tử Sa đang cầm trên tay, nếu bạn cho nó là cổ, đem hỏi người khác thì khó có người dám định tuổi, vì con dấu lạc khoản không nói lên điều gì. Vậy thì bạn hãy căn cứ vào một số điểm sau đây để tự mình đánh giá sản phẩm:

1. Căn cứ vào đặc điểm phong cách thời đại, niên ...
Ấm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
382 14:30, 15/06/2021
0 0 4,788 0.0
Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)

Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc ...
Trào lưu chế tác ấm tử sa phỏng cổ những năm đầu thế kỉ XX
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
229 09:26, 07/06/2021
0 0 4,369 0.0
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, thời đại mới manh nha và cũng là thời kỳ đặc biệt của ngành làm ấm trà Tử Sa. Vào những năm Dân quốc đầu tiên ở Trung Quốc, rộ lên phong trào sưu tập đồ sứ cổ, người từ bốn phương tranh nhau mua vét, thủ giữ làm của ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!