/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TRI ÂM CỦA TRÀ

1182 20:03, 22/09/2021

( từ)

TRI ÂM CỦA TRÀTinh Thể Tích Cực
Vào năm 1883, một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật bản chuyên nghiên cứu về những bí ẩn liên quan đến trà, trở về từ Trung quốc mang theo một ít nước suối ngon trên núi cao dùng để pha trà. Sau khi nghiên cứu, họ phát hiện nguồn nước họ mang về có tác dụng chữa lành, nằm ngoài những gì chúng ta hiểu về nước trước đây, siêu việt hơn hẳn. Trong suốt những ngày tháng ở Trung quốc, họ đã được thưởng trà được pha từ dòng suối mát lành đó, cho nên, họ định mang một ít về để chia sẻ với các trà nhân thân hữu ở quê nhà. Và còn hơn thế nữa, họ đã đặt bình chứa nguồn nước suối ấy bên dưới con sông Yodo, để có thể - một phần nhỏ nhoi nào đó, gửi nguồn nước quý giá đến nhiều người yêu trà trên khắp Kyoto quê hương. Với lòng sang sẻ vô tư đó, không biết được ai đó ngoài kia có vô tình thưởng được hương vị tuyệt vời của trà lá tươi ngon hay không.

Có rất nhiều cách để cải thiện hương hậu của trà, nhưng nguồn nước là cách đơn giản và tiện dụng nhất. Nước là dung môi của trà. Từ thời xa xưa, nó đã được biết với cái tên ‘Tri âm của trà.’ Giống như trà, nước có tính nhạy cảm. Nó không có thể dạng cố định, dung hoàn toàn với bình chưa và chảy triền miên men theo triền mặt đất. Chính vì đặc tính đó mà nước trở thành một đại diện quan trọng của nền văn triết đạo xa xưa. Nước luôn tìm cho nó con đường tiện dụng nhất, chảy qua, dưới hoặc chảy vòng quanh các vật cản để có thể lưu thông được dễ dàng, hay nói cách khác, nước luôn hướng đến chỗ rổng không. Nó luôn tìm cho mình hướng đi thấp nhất, thuận lợi nhất, như là một sự khiêm tốn nhúng nhường trước thiên hạ. Quan sát nước, ta nhận ra rằng: khi nhúng nhường, ta sẽ học được nhiều bài học quý giá.

Từ cổ đến nay, nước là một niềm đam mê đối với những người yêu trà và thưởng trà. Masaru Emoto người Nhật đã xuất bản một bộ sách gồm 2 quyển với tựa đề ‘Thông điệp của nước’ và ‘Bí mật của nước’. Trong các thí nghiệm thực tế, ông đã chụp các tinh thể của nước kết băng chớp nhoáng. Ông cũng so sánh các tinh thể nước từ nguồn nước suối thanh sạch và nguồn nước bị ô nhiễm, cũng như sự khác biệt khi nguồn nước tiếp xúc với các trạng thái tích cực như vui mừng hớn hở yêu thương,… và khi nó kề cận với những cảm xúc tiêu cực là buồn rầu lo lắng thù ghét,… Các thể nước tích cực kết tinh thành các hình dạng và màu sắc lung linh đẹp mắt cân xứng hài hòa nhau, đối lập hoàn toàn với thể nước ở trạng thái tiêu cực là xỉn màu và không cân đối. Hai phần của Trái đất là nước, 75% cấu tạo bản thể con người chúng ta từ nước mà nên. Chính vì thế, từ xưa, ông bà ta đã thấu hiểu cái gọi là đồng điệu của Thiên nhiên, từ đó, trà nhân cũng cảm khái nguồn nước dùng để thưởng trà, tìm về những phút giây lắng đọng trong tâm hồn.

Người Trung hoa luôn xem nước là một trong những yếu tố hàng đầu hình thành nên nước trà chuẩn nhất. Nhưng thời nay, hầu như nguồn nước chuẩn dành để pha trà hầu như không còn nữa. Vào thời xa xưa, khi nước còn phân chia vũ hoàn này thành trời và đất, các trà nhân đã được thưởng vô tận nguồn nước: nước mưa, nước từ các dòng sông băng tan chảy, nước từ các khối tuyết trên nhành cây mai, thông,… Thời đó, nước thưởng trà được lấy từ các khe suối, thậm chí là lấy từ giữa lòng các con sông lớn như Hổ nhãn – một rãnh xoáy ở trung tâm sông Hoàng hà, nổi danh là làm tăng vị cho các loại trà. Các bậc sĩ phu thời bấy giờ thường trữ nước trong quả bầu, hoặc dữ trong các bình bằng đá phong kín trong thời gian dài, sau đó, họ cùng nhau, thưởng cái tuyệt đỉnh trong trà.

Đôi khi ngồi viển vong đưa mình về tiết xuân của thời xa xưa nào đó, pha một bình ‘Trường sinh bất lão’ với giòng nước suối băng tan thanh mát, hoặc là nước từ chỏm tuyết trên núi cao đang dần tan để pha lấy một bình phổ nhĩ lâu năm từ ngọn đồi bên dưới – tất cả như mang theo cả bầu trời và mặt đất, hòa quyện vào nhau. Những phút giây thả hồn như vậy đưa ta kết nối những quãng thời gian khác nhau, và ta – trở thành trung gian gắn kết cho chúng, tựa như tinh túy của trà. Có lẽ, chính trà đã kể cho chúng ta nghe về quá khứ của nó, cho ta biết về thời kỳ của một trái đất nguyên sơ và tươi sáng, để ta ngẫm lại hành vi của mình – liệu có góp phần đưa quả đất trở lại như xưa?! Với tinh những gì trà giúp ta hiểu rõ, hãy tin rằng, rồi thời gian sẽ cải thiện nhiều thứ đáng kể hơn.
Bây giờ, mời các trà hữu sơ một số phương pháp có thể cải thiện hương trà thông qua nguồn nước trong thời đại hiện nay của chúng ta.

Nguồn Nước

Nguồn nước rất quan trọng. Vì nước mưa hay nguồn nước tự nhiên sạch đã không còn nhiều nên chúng ta lại phải đi tìm nguồn nước thanh mát. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số nơi với không bị công nghiệp hóa với nguồn nước trong sạch, thích hợp để pha trà. Nếu bạn đang sống tại một nơi như vậy, chúng ta cùng nâng ly chúc mừng cho giây phút thưởng trà nhé. Thế nhưng, đại đa số chúng ta hiện nay là phải tìm kiếm nguồn nước tự nhiên từ mạch nước trong sạch.

Nước dùng thường được chia thành ba loại: nước mạch, suối và giếng. Cách chia này đa phần dựa vào định tính dựa vào việc ghi chép từ thời Minh. Thế nhưng, nếu chúng ta cứ đăm đăm vào sử liệu như vậy thì quả thật không phù hợp, nhất là không phù hợp với tinh thần của thiền trà: hiện tại và thể nghiệm. Giờ đây, tất cả đã thay đổi. Cái hay của đọc sách về trà là chúng ta có thể hiểu biết thêm về nguồn gốc lịch sử của nó, cảm nhận sự truyền lưu và sống động của trà qua các giai đoạn, ôn cố tri tân. Giờ đây, với tất cả kinh nghiệm từ xưa được lưu gìn trong sách, chúng ta bắt tay vào pha lấy một tách trà ngon cho mình. Nhưng đôi khi, sách vở cũng cản trở chúng ta thể nghiệm hiện tại của trà. Những bài thơ Đường, những quan điểm tinh hoa của nước, những bay bổng trong thế giới của trà rượu trước kia, giờ đây đã không còn phù hợp, xa rời thực tế. Những phương pháp làm trà đã khác, nguồn nước nay đã khác điểm chính là ta khác với các bậc tiền nhân thời xưa. Đây thì có nước suối ngon hơn, kia thì nước suối mát ngọt hơn, tự nhiên luôn có ngoại lên, không bảo giờ hoàn toàn một chuẩn mực như nhau. Không phải người xưa cũng so sánh nước giếng theo từng mỗi mùa xuân đó thay? Điều đó không phải họ chê bai gì cả, mà điểm họ nói liên quan đến thời tiết mùa trước, cái mà giờ ta biết được nhờ phân tích cấu tạo của nước trong mỗi thời kỳ. Sở dĩ mạch suối tốt nhất là bởi trong đó có các khoáng chất được lắng đọng và bào mòn thông qua dòng chảy từ triền cao đổ xuống. Chính dòng chảy đó mới thực sự là điểm quan trọng tạo nên một nguồn nước sạch và mát. Tuy nhiên, đây vẫn là khái quát chung, không thể như nhất. Nếu không có kinh nghiệm thực tế, tất cả những luận điểm trên, đều chỉ là sách vở mà thôi.

Có một nguyên tắc chung mà ta có thể áp dụng là việc lấy nước sẽ tốt hơn là sử dụng nước đóng chai. Đơn giản, nước đóng chai là nước tĩnh. Theo triết học , phương đông, cụ thể là Đạo gia để lại, ‘không có gì đứng yên. Tất cả đều chuyển động.’ Động tượng trưng cho sự sống, sự kỳ diệu của tự nhiên tạo hóa. Nếu có cơ hội ở gần vùng đất còn hoang sơ sạch sẽ, hãy đi dạo lanh quanh, nhân tiện lấy nước hàng tuần. Điều này giúp cải thiện năng lượng xanh trong cơ thể, đồng thời, giúp cho trà kết được mối tri âm, xem như cách chúng ta trả lễ với nó. Nếu không thể gần nguồn nước sạch thiên nhiên, hãy cố gắng có được nguồn nước sạch bằng cách khác, nhưng xin hãy nhớ - hãy vui vẻ khi lấy nước về, dù cho bạn mua nước đóng chai. Vì chúng ta sẽ ảnh hưởng đến tinh thể của nước. Với những đặc tính của thể sống và hoàn toàn hiến dâng cho sự sống, chúng ta hãy tỏ lòng tri ân đối với nước, tri ân nó không những nó là nguồn mạch cho sự sống sinh sôi, hơn nữa, nước là tri âm của trà.

Hãy để ý hương vị của nước. Đừng chỉ đọc trên sách suông. Hãy sử dụng các nguồn nước cho các loại trà khác nhau vì nước tốt nhất cho loại trà này lại không hợp khi pha với loại trà khác. Trước kia, với đồng quan điểm như trên, Lục Vũ đã viết một quyển sách về nước để pha trà, tiếc rằng sách đã thất lạc. Nhưng với phần còn sót lại ta cũng có thể nghiệm được những nguồn nước liệt kê trong đó được ông đúc tỉa từ những kinh nghiệm pha trà trong nhiều năm tháng. Các nhà nghiên cứu về trà qua các triều đại cũng đã tự mình thử kinh nghiệm đúc tỉa đó, tại sao chúng ta lại bỏ đi? Không thể phủ nhận rằng hiện nay ta có ít sự lựa chọn nguồn nước tốt sạch, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta bỏ qua hoặc bác bỏ, hoặc khăng khăng nhất như một nguồn nước nhất định. Hãy tìm hiểu để có sự lựa chọn cho riêng mình.

Nói chung, nguồn nước chảy là tốt nhất – tuy nhiên, không được chảy quá mạnh. Động nhưng là động tĩnh, nhẹ nhàng, uyển chuyển. Vì nước chảy nhanh sẽ làm tiêu hao khí (氣)của nó. Nước quá tĩnh sẽ tạo năng lượng trệ và vẩn đục, không có được lượng khoáng vi lượng trong nước. Cũng nên chú ý đến thời gian lấy nước. Sau một đêm dài dường như tất cả đều lặng yên an nghỉ, nước lúc bình minh sẽ đạt được độ thanh ngọt tối ưu, giúp thần thái sảng khoái. Nước bình minh có hậu sâu ngọt hơn nước lấy vào buổi chiều tối trên cùng một nguồn, đơn giản vì xung quanh đã qua cả một ngày động loạn, không còn yên bình như khi ngày mới bắt đầu. Đó cũng là lý do trà nhân thường thưởng trà vào những lúc hừng đông, khi mặt trời bắt đầu ló dạng.

Khi thử nước ở các nguồn khác nhau, chúng ta sẽ tìm được nguồn nước có vị mịn và đằm. Hãy chú ý đến vị giác khi thử nước. Hãy để nước trôi tự nhiên xuống vòm miệng, không húp, không sục khí. Nếu nguồn nước ngon, nó sẽ cho vị mượt mịn và trơn và khi nuốt xuống cổ, nước sẽ không gây tắc nghẽn nơi cuống họng. Nguồn nước ngon cũng để lại cái hậu dài và bạn sẽ còn lưu hậu sau khoảng thời gian sau đó, rất giống với trà. Nguồn nước tốt cũng giúp bạn giải đi cơn khát, làm mát dịu và sảng khoái trong người như thể nó thấm sâu vào mọi ngóc ngách trong cơ thể. Cuối cùng, hãy thử các nguồn nước khác nhau với loại trà chúng ta quen thuộc nhất. Bằng cách này, ta có thể lựa chọn nguồn nước lý tưởng cho giây phút thưởng trà của mình.

Dự Trữ Nguồn Nước

Kế đến, để cải thiện nguồn nước và hương hậu của trà, ta nên tính đến cách thức dự trữ nguồn nước. Đây cũng là một cách để đi sâu vào kết nối với thiền trà, để nó ngấm dần vào cuộc sống chúng ta. Khi bắt đầu một cuộc sống với trà, trà tức khắc hòa quyện vào cuộc sống trong ta, trở thành một phần gắn kết bền chặt.

Với tinh thần mộc mạc và thanh nhã của nó (cả trà lẫn nước), chúng ta không cần chuẩn bị chi cầu kỳ, chỉ cần một cái bình tráng men đơn giản là được, cũng không cần cao về chất lượng của gốm, chỉ cần là lọ gốm được tráng men, vì gốm thô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và chất lượng của nước.

Nơi bảo quản nước cũng giống nơi chúng ta bảo quản trà, cần tránh ánh sáng mặt trời và là nơi có nhiệt độ mát ổn định. Đây là lý do tại sao chai nhựa không thích hợp để dự trữ nước vì kết cấu của nhựa không ổn định và sẽ bị phân hủy phần nào trong nước. Bên cạnh đó, ánh sáng có thể chiếu trực tiếp vào nước, gây ra sự thay đổi nhiệt độ trong ngày, làm nước chát đắng, hỏng đi vị trà. Khi lấy nước, nên lấy nước từ trên xuống bằng gáo, tránh khuấy nước trong bình vì trong môi trường tĩnh, nước mềm hậu, mịn màng, khí sáng và mở thoáng.

Hãy tri ân nước theo cách chúng ta tri ân trà. Trong ‘Thông điệp của nước’, khi nước kề cận với lòng tri ân, với những lời cầu nguyện, những âm thanh êm dịu,… chúng kết tinh thành những hình dạng đẹp đẽ cân đối với màu sắc lung linh. Hãy vui tươi khi mọi lúc mọ nơi, hãy giữ cho tâm thái an yên và điềm tĩnh, kể cả khi chúng ta lấy nước thưởng trà. Bạn truyền cho nước tinh thể sống, nước sẽ trao cho bạn nguồn sức mạnh thiêng liêng. Kết hợp với loại trà ta yêu thích, mờ trà cùng nước kết duyên, ta sẽ cảm ngộ được nhiều trong giây phút thưởng trà và cả trong cuộc sống.

Nước Là Sự Sống

Nước chiếm hơn một nửa diện tích bề mặt trái đất, chiếm ba phần trong thể sống của chúng ta. Nước gắn kết mật thiết chúng ta với cuộc sống thường ngày – nước không chỉ là một phần của chúng ta, về cơ bản, chúng ta là nước. Hãy tri ân nước, không chỉ vì nó là tri âm của trà, mà vì nước còn là dòng truyền lưu của sự sống. Người học đạo học cái hạnh của nước, thay đổi hướng đi như nước thay đổi hướng chảy để hòa hợp, dễ dàng và trơn tru hơn trong đời sống công việc hàng ngày. Chúng ta có thể học hỏi thêm được nhiều điều bằng cách quan sát dòng nước chảy qua các bờ sông, giống với lá trà ta dùng. Từ đó, ta áp dụng trong pha chế trà cho mình.

Nước đánh thức và mang trà vào cuộc sống. Nước bắt đầu chảy cho một buổi thưởng trà. Hãy sử dụng độ sôi của nước theo các bậc hiền sĩ thời xưa sử dụng để thiền trà và thể nghiệm cuộc sống của trà. Chờ cho đến khi ‘gió lùa rặng thông’ đánh tiếng, trà bắt đầu trở giấc.

Nước chúng ta dùng đã chu du qua hàng vạn thể sống khác nhau trên khắp bề mặt trái đất, và bây giờ, nó hòa quyện trong hương trà chúng ta đang thưởng. Hãy thưởng trà như các bậc hiền sĩ ngày xưa đã uống. Hãy uống nguồn nước trong veo đến từ nơi mẹ thiên nhiên. Hãy nhìn những chiếc lá đang tung nở trong lòng chiếc ấm, chúng giao quyện với nước, gieo lại mối nhân duyên với trà nhân. Chúng đã sống cuộc sống như thế, đến phần chúng ta, với tất cả những tinh tủy hấp thụ vào cơ thể, chúng ta hãy sống theo cách trà nước quyện cùng.
TRI ÂM CỦA TRÀTinh Thể Tiêu Cực
thiền trà một chén rong chơi
dạo khắp non sông lẫn núi đồi
thế giới quanh ta đầy sống động
hay hồn ta hội nét tinh khôi
0 0 2,579 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
230 09:38, 07/06/2021
1 0 3,674 0.0
Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc hai chữ “Cung Xuân”, dưới nắp ấm hình cuống dưa ...
Thiền Trà làng mai
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
227 00:45, 07/06/2021
1 0 2,924 0.0
Thiền trà là một pháp môn thực tập rất thi vị của Làng Mai. Thiền trà Làng Mai có hai cách, thiền trà nghi lễ và đại thiền trà. Thiền trà nghi lễ là thiền trà có giới hạn số lượng người tham dự (khoảng mười sáu người tới hai mươi người). Còn đại thiền trà là thiền trà dành cho một đại chúng lớn, số ...
Thiền trà
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
226 00:41, 07/06/2021
1 0 3,482 0.0
Thiền trà là thiền tập trong khi uống trà. Có khi ta để ra hai giờ đồng hồ để chỉ uống một chén trà và ăn một cái bánh nhỏ.

Thiền trà được tổ chức tại chùa, nhưng có thể được tổ chức trong nhà với sự tham dự của những người khách quý của gia đình. Để cho buổi thiền trà được thành công, số người ...
CHÉN TRÀ TRONG SƯƠNG SỚM - NGUYỄN TUÂN
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
176 13:44, 04/06/2021
1 0 4,648 0.0
Trời rét như cắt. Không kể tiểu hàn, không kể cả đến đại hàn, buổi sớm mùa đông nào, cụ Ấm cũng dậy từ lúc còn tối đất. Từ trên bàn thờ đức Thánh Quan, cụ nhắc cây đèn để xuống. Ðược khêu hai tim bấc nữa, cây đèn dầu sở phô thêm màu xanh lá mạ phủ trên chất sứ Bát Tràng.

La liệt trên chiếu ...
Bát nhã tâm kinh
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
174 11:52, 04/06/2021
1 0 4,102 0.0
Bản Hán Việt:
"Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-lợi-tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá-lợi-tử! thị chư pháp không tướng, bất sinh, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!