/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam

1186 11:25, 23/09/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTác phẩm “Thiếu nữ bên Hoa Huệ” của Tô Ngọc Vân.
Thế hệ họa sĩ đầu tiên cùng những tìm tòi sáng tạo đã vượt lên cùng những tác phẩm bất hủ ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ bằng những tác phẩm để đời.

Năm 1925, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập đã góp phần khai sinh ra nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam đầy riêng biệt và đặc sắc. Đóng góp vào lịch sử mỹ thuật là thế hệ họa sĩ đầu tiên cùng những tìm tòi sáng tạo không mệt mỏi. Họ tự thách thức bản thân và vượt lên cùng những tác phẩm bất hủ ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ bằng những tác phẩm để đời.

Tác phẩm đầu tiên phải kể đến có lẽ là tác phẩm Thiếu nữ bên hoa Huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của mỹ thuật Việt Nam cận đại bởi cách thức tạo hình. Bức tranh có thể xem là một dấu ấn về sự tiếp nhận ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng Pháp vào nghệ thuật Việt Nam.

Bằng việc vẽ những lớp sơn dầu mỏng tang, cô thiếu nữ tầm tuổi đôi mươi trong tà áo dài trắng, trầm tư bên những cánh hoa huệ tây, như hiện lên cùng sự trong trẻo của tâm hồn. Sự tài tình của bức tranh chính là việc họa sĩ tạo ra một đường cong khép kín giữa bông hoa và hai cánh tay, khiến cho khuôn mặt của cô gái trở thành trọng tâm của khuôn hình. Ở đó, sắc đỏ duy nhất ửng lên gò má, đôi môi làm bức tranh càng trở nên quyến rũ.

Có thể nói sự ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng ở đây không phải là bút pháp mà chính là việc ông khắc họa thời khắc và sự khái quát của những mảng màu mà gam chủ đạo lại là trắng. Trắng trên sắc áo, trắng trên cánh hoa và thậm chí cả chiếc bình bát tràng với đầy đủ tiết tấu màu.

Nếu Thiếu nữ bên hoa Huệ của Tô Ngọc Vân được xem là một tác phẩm xuất sắc ghi nhận sự tiếp thu hội họa Pháp cũng như chất liệu sơn dầu của họa sĩ Việt mà vẫn tạo nên một tinh thần rất Việt, tác phẩm Gội đầu của Trần Văn Cẩn với chất liệu khắc gỗ lại có thể xem là một học tập khác cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật đồ họa Việt Nam. Đó chính là sự ảnh hưởng của nghệ thuật khắc gỗ Nhật Bản.

Tác phẩm vẽ ra một hình ảnh quen thuộc về một người thiếu phụ ngực trần đang khom lưng xõa tóc chải đầu. Với gam màu nhuần nhị trắng, xanh, những nét khắc tỉ mỉ thể hiện ra trên mái tóc đổ tràn, cách tạo hình ngón tay cô gái và hai bông hoa hồng lấp ló phía sau, ta như cảm nhận được bức tranh này đã thoát thoai hoàn toàn ra khỏi ảnh hưởng của lối khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Ở đó hiện lên một tinh thần mới học được từ các tranh khắc gỗ màu của Nhật Bản nhưng lại khơi gợi lên sự giản dị tinh tế của tâm hồn người Việt.

Bên cạnh sơn dầu, khắc gỗ, nghệ thuật tranh sơn mài là một thành tựu vô cùng rực rỡ của hội họa Việt Nam buổi đầu.

Năm 1932, khi chất liệu sơn ta trong nghệ thuật truyền thống Việt được chính thức được cải biến kỹ thuật để trở thành một chất liệu của Hội họa hiện đại Việt Nam với công lao của nghệ nhân Đinh Văn Thành, hàng loạt các tác phẩm tranh sơn mài của các họa sĩ Việt đã ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ. Trong đó, bức bình phong 8 tấm ghép “Thiếu nữ trong vườn" của Nguyễn Gia Trí là một điển hỉnh.

Trên nền tranh thếp vàng lộng lẫy, những cô thiếu nữ như hiện lên thành từng nhóm với những phân mảng xa gần, hư thực. Bức tranh là sự đánh dấu thành tựu quan trọng của sự kết hợp nhuần nhị giữa lối tạo hình vàng son trong mỹ thuật truyền thống và lối tạo hình hiện đại. Bức tranh cũng ghi nhận kỹ thuật cẩn trứng để tạo nên màu trắng sáng trên tranh đặc biệt là trên gương mặt của các cô thiếu nữ như bừng lên sắc trẻ.

Cho đến cuối thập niên 40, dẫu kỹ thuật sơn mài đã tương đối hoàn thiện nhưng hầu như các họa sĩ vẫn loay hoay trong bảng màu chỉ có các sắc nóng như đỏ son, vàng kim loại, đen và nâu cánh gián, thách thức tìm ra được các gam lạnh như lục, lam luôn đau đáu.

Năm 1948, cùng với Nguyễn Tư Nghiêm, Tô Ngọc Vân đã nghiên cứu ra màu lục bằng cách ngâm chi tử với sơn cánh gián và được ông thử dùng trên tác phẩm “Chạy giặc trong rừng”. Dẫu bức tranh này có phần dở dang nhưng rõ ràng gam lục ánh lên cùng sắc bạc kim loại dán dưới nền tranh khiến cho bức họa trở nên bí ẩn.

Đến năm 1955, với “Nhớ một chiều Tây Bắc” của Phan Kế An, dường như màu lục đã tạo nên những chuyển sắc vô cùng tinh tế trên những dãy núi điệp trùng. Sắc vàng cũng không còn có tính trang trí nữa mà rực lên màu nắng lan khắp mặt tranh tạo nên nét thi vị và lạc quan đầy tinh thần cách mạng cả trên trên tranh lẫn trong kỹ thuật tạo hình.

Tiếp theo những khám phá về bảng màu của chất liệu tranh sơn mài, thách thức đối với các họa sĩ Việt đó là biến chất liệu này thành một chất liệu có khả năng mô tả hiện thực không kém gì tranh sơn dầu. Và, tác phẩm “Giờ học tập” của Nguyễn Sáng đã ghi nhận thành tựu đó. Dẫu chỉ có 4 nhân vật được bố cục trên một nền đỏ son, nhưng rõ ràng ở đây người ta nhìn thấy một nỗ lực to lớn của họa sĩ muốn mô tả ánh sáng hắt lên tấm lưng, gương mặt, gò má, bắp tay kiểu như cách các tác phẩm tranh sơn dầu mô tả hình họa cơ thể người.

Nếu sơn dầu lối mô tả hiện thực đó đã rất khó, với chất liệu sơn mài, phải vẽ lên rồi mài ra còn khó hơn thế vạn lần. Bức tranh này có thể xem là một bước đệm quan trọng cho việc ra đời tác phẩm quan trọng bậc nhất của nền hội họa cách mạng Việt Nam năm 1963 “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”. Những người lính được kết nạp trong chiến hào được mô tả với dáng vẻ chân thực nhất nhưng cũng khái quát nhất, ghi nhận một thành tựu, một đỉnh cao của hội họa sơn mài Việt Nam.

Sau cùng, những học Tây, học Nhật rồi quay về học các “cụ” để tiếp nối truyền thống bằng những khám phá kể trên cho chất liệu sơn mài. Sẽ là thiếu sót nếu ta không nhắc đến những bức tranh vẽ về điệu múa cổ của Nguyễn Tư Nghiêm. Ông cũng là người góp một phần không nhỏ trong việc nghiên cứu chất liệu sơn mài cho hội họa hiện đại Việt Nam.

Việc quay trở lại thẩm mỹ dân gian đã thổi vào trong những tác phẩm của ông một sức sống sáng tạo mới. Những chạm khắc đình làng đã theo chân “điệu múa cổ” của ông để trở thành một hình thức tạo hình mới. Những nét vàng son lộng lẫy, kiểu thức trang trí nét mảng như được quay lại trong tranh ông nhưng ở một tâm thế khác. Dường như trên những cô gái đậm chất dân gian này là hồn cốt dân tộc mà hòa quyện nhuần nhuyễn tạo hình lập thể châu Âu.

Một hơi thở mới, một sức sống mới, một diện mạo mới đó là những thành tựu không thể phủ nhận của những tác phẩm hội họa Việt Nam trong tiến trình phát triển của nó. Có thể nói thế hệ các họa sĩ bậc thầy ấy, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm ... đã làm nên những dấu son bằng những tác phẩm để đời của mình để thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách ngoạn mục.

Uống Trà Thôi
Theo Vietnamnet
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTác phẩm "Gội đầu" của họa sĩ Trần Văn Cẩn.
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTác phẩm “Thiếu nữ trong vườn” của Nguyễn Gia Trí.
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTác phẩm “Nhớ một chiều Tây Bắc" của Phan Kế An.
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTừ “Giờ học tập” đến “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng.
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTác phẩm "Điệu múa cổ" của Nguyễn Tư Nghiêm.
0 0 6,657 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

10 bức tranh đắt nhất 2024
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3618 09:04, 23/12/2024
0 0 712 0.0
Bức vẽ đống rơm của danh họa Claude Monet có giá 34,8 triệu USD, thuộc top 10 tranh đắt nhất thế giới năm nay.

Hôm 12/12, trang web nghệ thuật Artsy công bố 10 tác phẩm đắt nhất năm. Theo nguồn tin, tiếp nối năm 2023 ảm đạm, giá tranh của năm nay có xu hướng giảm.

1. Bức họa L'empire des lumières (1954)

Dẫn đầu danh ...
Đời thăng trầm của tác giả 'quả chuối dán tường giá triệu USD'
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3605 10:33, 09/12/2024
0 0 1,298 0.0
Maurizio Cattelan - người tạo ra tác phẩm "quả chuối dán tường" giá triệu USD - có tuổi thơ nghèo khó, thích ở một mình.

Nhà đấu giá Sotheby's ở New York bán thành công tác phẩm nghệ thuật Comedian của Maurizio Cattelan với giá 6,2 triệu USD (158 tỷ đồng) hôm 20/11 (sáng 21/11, giờ Hà Nội). Tác phẩm gồm một quả chuối ...
Tuyệt tác cửa sổ kính màu Tiffany được bán cho người mua giấu mặt với giá 312 tỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3594 12:00, 30/11/2024
1 0 1,514 0.0
Cửa sổ kính màu Tiffany hơn 100 tuổi từng thuộc về một nhà thờ ở Mỹ vừa được đấu giá 12,48 triệu USD (hơn 312 tỷ).

Theo CNN, cửa sổ này có tên The Danner Memorial Window từng được thiết kế cho một nhà thờ ở Ohio (Mỹ). Ban đầu, khi được nhà cái Sotheby’s đấu giá hôm đầu tuần tại New York, người ta dự đoán ...
Bức L'empire des lumières
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3580 01:50, 22/11/2024
0 0 969 0.0
Bức L'empire des lumières do họa sĩ nổi tiếng người Bỉ René Magritte vẽ năm 1954 được dự đoán có thể thu về 95 triệu USD (khoảng 2.400 tỷ đồng) nhưng cuối cùng được trả giá lên tới 121 triệu USD (khoảng 3.000 tỷ đồng) trong phiên đấu giá vừa diễn ra tại nhà cái Christie’s, New York (Mỹ) ngày 19/11.Nhà đấu giá ...
Tranh về người liều mạng trái lệnh Tần Thủy Hoàng
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3569 09:25, 14/11/2024
1 0 1,288 0.0
Bức "Phục Sinh thụ kinh" ẩn chứa câu chuyện chàng trai thời Tần, Trung Quốc trái lệnh vua Tần Thủy Hoàng, không đốt sách "Thượng thư".

Theo The Paper, tác phẩm thuộc sở hữu của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Osaka, Nhật Bản, được cho mượn triển lãm tại Bảo tàng Cố cung, Trung Quốc cuối tháng 10. Đây là cổ vật ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!