/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam

1186 11:25, 23/09/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTác phẩm “Thiếu nữ bên Hoa Huệ” của Tô Ngọc Vân.
Thế hệ họa sĩ đầu tiên cùng những tìm tòi sáng tạo đã vượt lên cùng những tác phẩm bất hủ ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ bằng những tác phẩm để đời.

Năm 1925, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập đã góp phần khai sinh ra nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam đầy riêng biệt và đặc sắc. Đóng góp vào lịch sử mỹ thuật là thế hệ họa sĩ đầu tiên cùng những tìm tòi sáng tạo không mệt mỏi. Họ tự thách thức bản thân và vượt lên cùng những tác phẩm bất hủ ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ bằng những tác phẩm để đời.

Tác phẩm đầu tiên phải kể đến có lẽ là tác phẩm Thiếu nữ bên hoa Huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của mỹ thuật Việt Nam cận đại bởi cách thức tạo hình. Bức tranh có thể xem là một dấu ấn về sự tiếp nhận ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng Pháp vào nghệ thuật Việt Nam.

Bằng việc vẽ những lớp sơn dầu mỏng tang, cô thiếu nữ tầm tuổi đôi mươi trong tà áo dài trắng, trầm tư bên những cánh hoa huệ tây, như hiện lên cùng sự trong trẻo của tâm hồn. Sự tài tình của bức tranh chính là việc họa sĩ tạo ra một đường cong khép kín giữa bông hoa và hai cánh tay, khiến cho khuôn mặt của cô gái trở thành trọng tâm của khuôn hình. Ở đó, sắc đỏ duy nhất ửng lên gò má, đôi môi làm bức tranh càng trở nên quyến rũ.

Có thể nói sự ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng ở đây không phải là bút pháp mà chính là việc ông khắc họa thời khắc và sự khái quát của những mảng màu mà gam chủ đạo lại là trắng. Trắng trên sắc áo, trắng trên cánh hoa và thậm chí cả chiếc bình bát tràng với đầy đủ tiết tấu màu.

Nếu Thiếu nữ bên hoa Huệ của Tô Ngọc Vân được xem là một tác phẩm xuất sắc ghi nhận sự tiếp thu hội họa Pháp cũng như chất liệu sơn dầu của họa sĩ Việt mà vẫn tạo nên một tinh thần rất Việt, tác phẩm Gội đầu của Trần Văn Cẩn với chất liệu khắc gỗ lại có thể xem là một học tập khác cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật đồ họa Việt Nam. Đó chính là sự ảnh hưởng của nghệ thuật khắc gỗ Nhật Bản.

Tác phẩm vẽ ra một hình ảnh quen thuộc về một người thiếu phụ ngực trần đang khom lưng xõa tóc chải đầu. Với gam màu nhuần nhị trắng, xanh, những nét khắc tỉ mỉ thể hiện ra trên mái tóc đổ tràn, cách tạo hình ngón tay cô gái và hai bông hoa hồng lấp ló phía sau, ta như cảm nhận được bức tranh này đã thoát thoai hoàn toàn ra khỏi ảnh hưởng của lối khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Ở đó hiện lên một tinh thần mới học được từ các tranh khắc gỗ màu của Nhật Bản nhưng lại khơi gợi lên sự giản dị tinh tế của tâm hồn người Việt.

Bên cạnh sơn dầu, khắc gỗ, nghệ thuật tranh sơn mài là một thành tựu vô cùng rực rỡ của hội họa Việt Nam buổi đầu.

Năm 1932, khi chất liệu sơn ta trong nghệ thuật truyền thống Việt được chính thức được cải biến kỹ thuật để trở thành một chất liệu của Hội họa hiện đại Việt Nam với công lao của nghệ nhân Đinh Văn Thành, hàng loạt các tác phẩm tranh sơn mài của các họa sĩ Việt đã ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ. Trong đó, bức bình phong 8 tấm ghép “Thiếu nữ trong vườn" của Nguyễn Gia Trí là một điển hỉnh.

Trên nền tranh thếp vàng lộng lẫy, những cô thiếu nữ như hiện lên thành từng nhóm với những phân mảng xa gần, hư thực. Bức tranh là sự đánh dấu thành tựu quan trọng của sự kết hợp nhuần nhị giữa lối tạo hình vàng son trong mỹ thuật truyền thống và lối tạo hình hiện đại. Bức tranh cũng ghi nhận kỹ thuật cẩn trứng để tạo nên màu trắng sáng trên tranh đặc biệt là trên gương mặt của các cô thiếu nữ như bừng lên sắc trẻ.

Cho đến cuối thập niên 40, dẫu kỹ thuật sơn mài đã tương đối hoàn thiện nhưng hầu như các họa sĩ vẫn loay hoay trong bảng màu chỉ có các sắc nóng như đỏ son, vàng kim loại, đen và nâu cánh gián, thách thức tìm ra được các gam lạnh như lục, lam luôn đau đáu.

Năm 1948, cùng với Nguyễn Tư Nghiêm, Tô Ngọc Vân đã nghiên cứu ra màu lục bằng cách ngâm chi tử với sơn cánh gián và được ông thử dùng trên tác phẩm “Chạy giặc trong rừng”. Dẫu bức tranh này có phần dở dang nhưng rõ ràng gam lục ánh lên cùng sắc bạc kim loại dán dưới nền tranh khiến cho bức họa trở nên bí ẩn.

Đến năm 1955, với “Nhớ một chiều Tây Bắc” của Phan Kế An, dường như màu lục đã tạo nên những chuyển sắc vô cùng tinh tế trên những dãy núi điệp trùng. Sắc vàng cũng không còn có tính trang trí nữa mà rực lên màu nắng lan khắp mặt tranh tạo nên nét thi vị và lạc quan đầy tinh thần cách mạng cả trên trên tranh lẫn trong kỹ thuật tạo hình.

Tiếp theo những khám phá về bảng màu của chất liệu tranh sơn mài, thách thức đối với các họa sĩ Việt đó là biến chất liệu này thành một chất liệu có khả năng mô tả hiện thực không kém gì tranh sơn dầu. Và, tác phẩm “Giờ học tập” của Nguyễn Sáng đã ghi nhận thành tựu đó. Dẫu chỉ có 4 nhân vật được bố cục trên một nền đỏ son, nhưng rõ ràng ở đây người ta nhìn thấy một nỗ lực to lớn của họa sĩ muốn mô tả ánh sáng hắt lên tấm lưng, gương mặt, gò má, bắp tay kiểu như cách các tác phẩm tranh sơn dầu mô tả hình họa cơ thể người.

Nếu sơn dầu lối mô tả hiện thực đó đã rất khó, với chất liệu sơn mài, phải vẽ lên rồi mài ra còn khó hơn thế vạn lần. Bức tranh này có thể xem là một bước đệm quan trọng cho việc ra đời tác phẩm quan trọng bậc nhất của nền hội họa cách mạng Việt Nam năm 1963 “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”. Những người lính được kết nạp trong chiến hào được mô tả với dáng vẻ chân thực nhất nhưng cũng khái quát nhất, ghi nhận một thành tựu, một đỉnh cao của hội họa sơn mài Việt Nam.

Sau cùng, những học Tây, học Nhật rồi quay về học các “cụ” để tiếp nối truyền thống bằng những khám phá kể trên cho chất liệu sơn mài. Sẽ là thiếu sót nếu ta không nhắc đến những bức tranh vẽ về điệu múa cổ của Nguyễn Tư Nghiêm. Ông cũng là người góp một phần không nhỏ trong việc nghiên cứu chất liệu sơn mài cho hội họa hiện đại Việt Nam.

Việc quay trở lại thẩm mỹ dân gian đã thổi vào trong những tác phẩm của ông một sức sống sáng tạo mới. Những chạm khắc đình làng đã theo chân “điệu múa cổ” của ông để trở thành một hình thức tạo hình mới. Những nét vàng son lộng lẫy, kiểu thức trang trí nét mảng như được quay lại trong tranh ông nhưng ở một tâm thế khác. Dường như trên những cô gái đậm chất dân gian này là hồn cốt dân tộc mà hòa quyện nhuần nhuyễn tạo hình lập thể châu Âu.

Một hơi thở mới, một sức sống mới, một diện mạo mới đó là những thành tựu không thể phủ nhận của những tác phẩm hội họa Việt Nam trong tiến trình phát triển của nó. Có thể nói thế hệ các họa sĩ bậc thầy ấy, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm ... đã làm nên những dấu son bằng những tác phẩm để đời của mình để thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách ngoạn mục.

Uống Trà Thôi
Theo Vietnamnet
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTác phẩm "Gội đầu" của họa sĩ Trần Văn Cẩn.
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTác phẩm “Thiếu nữ trong vườn” của Nguyễn Gia Trí.
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTác phẩm “Nhớ một chiều Tây Bắc" của Phan Kế An.
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTừ “Giờ học tập” đến “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng.
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt NamTác phẩm "Điệu múa cổ" của Nguyễn Tư Nghiêm.
0 0 6,002 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2265 08:45, 05/11/2022
0 0 5,058 0.0
"GIẢI MÃ" LỢN TRONG TRANH DÂN GIAN
Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.
Điều đáng nói là một dòng tranh dân gian nổi tiếng là ...
Hội họa thời kỳ Phục Hưng ‘Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi’: Lựa chọn làm quỷ hay làm Thần?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2264 08:44, 04/11/2022
0 0 4,937 0.0
Lựa chọn giữa đức hạnh và lương tri (Virtue), hay sự cám dỗ và suy đồi (Vice) là chủ đề nổi bật trong rất nhiều tác phẩm hội họa thời kỳ Phục Hưng, trong đó có bức họa “Allegory of Virtue and Vice” (“Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi”) của họa sĩ người Ý Lorenzo Lotto.

Câu chuyện về người anh hùng Hercules

Trong ...
‘Thanh Minh thượng hà đồ’: Điều gì ẩn sau một kiệt tác hội họa?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2256 08:38, 31/10/2022
0 0 6,155 0.0
“Thanh minh thượng hà đồ” là một tác phẩm tranh khổ rộng được vẽ bởi họa sĩ Trương Trạch Đoan của thời Bắc Tống, thông qua cách miêu tả truyền thần về hơn 810 nhân vật với nhiều màu sắc khác nhau, đã ghi lại được hình ảnh về cuộc sống thành thị của Trung Quốc vào thế kỷ 12 một cách sống động, ...
Nội hàm sâu xa của bức hoạ “Tuế hàn tam hữu” trong văn hóa truyền thống
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2232 11:45, 23/10/2022
0 0 6,032 0.0
Văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng cây tùng bốn mùa tươi xanh, cây mai ngạo nghễ nở hoa trong tuyết, cây trúc đứng hiên ngang bất khuất. Trong đó, tùng là loài cây biểu tượng cho sự trường thọ, trẻ mãi không già. Cây trúc biểu tượng cho đạo của người quân tử. Cây mai tượng trưng cho tấm lòng trong sạch thanh ...
Những kiệt tác gần 400 năm trước của Rembrandt
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2185 08:37, 05/10/2022
0 0 8,417 0.0
Danh họa người Hà Lan Rembrandt nổi tiếng với các tác phẩm khổ lớn theo chủ nghĩa hiện thực cách đây gần 400 năm.

Bức "The Night Watch" - nổi tiếng nhất trong số các tác phẩm của Rembrandt. Tranh ra đời khoảng năm 1642, kích thước 3,63x4,37 m, nặng 337 kg, mô tả đại đội dân quân của đại úy Frans Banning Cocq (đồ đen, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!