/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Mùa thu trong hương sắc trà Việt

1196 09:00, 25/09/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Mùa thu trong hương sắc trà Việt
Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng là đất nước của lá trà. Hầu hết trên mọi nẻo đường của mảnh đất hình chữ S mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây trà hay những cốc trà xanh mát. Chính vì sự đa dạng về hương vị và chủng loại đã góp phần làm nên hương sắc trà Việt. Hãy tận hưởng mùa thu dịu dàng với một tách trà ngon mang đậm hương vị Việt Nam.

+ Trà shan tuyết - Hương vị núi rừng

Trà Shan Tuyết là loại trà xanh được làm từ lá của cây trà cổ thụ. Như tên gọi của mình thì cây trà cổ thụ có tuổi đời rất lâu. Có thể lên đến hàng trăm năm.

Trà Shan Tuyết là một giống chè ngon, quý ở vùng cao Tây Bắc nước ta. Những cây chè ở đây thường có tuổi đời từ 100 năm tới trên 300 năm tuổi. Những cây trà Shan Tuyết tụ lạ thành rừng, được trồng ở điều kiện địa hình cao chót vót trung bình trên 1000m cùng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày - đêm lớn đã tạo cho cho chè shan tuyết mùi thơm dịu nhẹ, chắt lọc tinh túy của cả núi rừng Tây Bắc.

Những cây trà cổ thụ sừng sững vùng núi cao Tây Bắc được coi như Nguyên Thủy Thiên Tôn, là tổ của các loại trà. Các sản phẩm như bạch trà chế biến từ những cây chè hoang ngàn năm tuổi ấy, xứng đáng là thượng phẩm trà đứng đầu trong tất cả các loại trà chứ không riêng gì trà Việt Nam bởi đặc tính tự nhiên và duy nhất!

Trà shan tuyết có sắc trắng tinh khôi như màu sương giá. Hương trà thơm mùi trúc non còn vị trà mơ hồ, thoảng qua tựa như sương mai mà bâng khuâng xao xuyến mãi. Trà Shan tuyết chính là vật phẩm quý giá nhất mà tất cả giới chơi trà mơ ước. Đặc biệt, vùng trà Shan tuyết Suối Giàng, Tà Xùa, Hà Giang được coi như thánh địa của trà Shan tuyết và được rất nhiều người yêu thích.

+ Trà Thái Nguyên - Ngọt đậm hương vị

Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở phía bắc của thủ đô Hà Nội. Và đặc sản của nơi đây phải kể đến là trà xanh.

Do khí hậu và thổ nhưỡng cực kỳ thích hợp cho cây trà. Nên trà xanh ở Thái Nguyên có chất lượng rất cao. Có thể được xem là có chất lượng tốt nhất trong vùng trà trung du. Không phải ngẫu nhiên mà trà xanh Thái Nguyên được mệnh danh là “Thiên Nam đệ nhất danh trà”. Những nghệ nhân trà phải thừa nhận 1 điều: Không loại trà xanh nào tại đất Việt có hương vị độc đáo như trà Thái Nguyên.

Nếu bạn không tin, hãy một lần thưởng thức để đê mê, say đắm cái hậu vị ngọt sâu lâu dài, hương thơm tựa bắp luộc và sắc trong xanh màu cốm mới. Những cô gái xứ Tuyên tắm suối đã hớp hồn khách du lịch th nào thì trà Thái Nguyên cũng quyến rũ người thưởng trà đến vậy.

Chính vì vậy mà vùng trà Thái Nguyên tự hào xem họ là “đệ nhất danh trà”. Vì ở Việt Nam thì đúng là về độ phổ biến cũng như ưa chuộng thì loại trà nào qua được trà Thái Nguyên

+ Trà Bảo Lộc - Hương thơm vùng trà phía Nam

Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách thành phố Đà Lạt khoảng 110km, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 190km. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa tuy nhiên chịu tác động của địa hình núi cao nên khí hậu nơi đây mang những đặc trưng dễ chịu, mát mẻ tương tự như Đà Lạt. Cũng chính vì lẽ đó mà cây trà khi trồng ở đây có đủ điều kiện để phát triển tươi tốt quanh năm, vì vậy mà Bảo Lộc trở thành thương hiệu sản xuất trà lớn nhất nước ta

Lịch sử trà Bảo Lộc bắt đầu và phát triển trong gian lao và khó nhọc, nhưng chính cái khó khăn ấy làm nền cho niềm tự hào xứ chè Bảo Lộc: đó là trà ướp hương. Những năm tháng đất nước còn nghèo sau chiến tranh, dân còn thiếu ăn, thiếu mặc, những cánh lái xe đường dài hay khách du lịch có dịp qua B’lao cũng đều nhắn nhau kiếm bằng được 1 gói trà hương lài, hương sói hay hoa mộc. Hương thơm của hoa, vị ngọt của thảo mộc kết hợp với chất chát của trà tạo nên cảm giác đê mê khó tả. Ngoài trà Bảo Lộc còn nổi tiếng về dòng trà oolong, được mệnh danh là pha lê xanh của vùng đất tuyệt vời này.

Mỗi dòng trà mang một hương sắc riêng, không thể so sánh hơn thua. Tùy vào cảm nhận hương vị và sở thích của mỗi người sẽ tìm được hương vị tuyệt vời nhất. Hương vị của các vị trà làm nên sự đa dạng và nét đặc trưng riêng cho trà Việt.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
0 0 8,650 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Uống trà gì tốt cho tim mạch?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2736 08:55, 04/07/2023
0 0 4,592 0.0
Trà xanh, trà đen và các loại trà thảo dược như trà dâm bụt, trà gừng và trà rooibos đều tốt cho sức khỏe tim mạch do có hàm lượng chất chống oxy hóa, polyphenol và flavonoid cao

Trà là một loại đồ uống phổ biến được tiêu thụ trên toàn thế giới vì hương vị độc đáo và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thức ...
Sự quan trọng của nguồn Nước trong Uống Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2727 13:56, 28/06/2023
0 0 4,839 0.0
- Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh

Phần chính của trà ngon, phải là nước… nước thường là nước mưa được hứng ở giữa trời. Cận trọng hơn nữa, nước đun trà có người còn đi lấy từ các nguồn suối thiên nhiên, hay từ một số mạch giếng mà không bị ô nhiễm, rồi được mang về, che đập ...
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung Hoa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2717 09:28, 23/06/2023
0 0 4,728 0.0
Lịch sử về Trà Trung Hoa

Trung Quốc là quê hương, là chiếc nôi của cây trà, và người Trung Quốc cũng là một trong những dân tộc đầu tiên tiếp xúc và tìm ra cách chế biến lá trà. Trong lịch sử trà đạo Trung Quốc có rất nhiều cuốn sách liên quan đến trà, như: Trà Kinh, Trà Lục, Trà Phổ, Trà Sử,...

Các nghiên ...
SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRÀ PHỔ NHĨ CHÍN CƯỠNG BỨC VÀ TRÀ SỐNG Ủ TỰ NHIÊN.
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2704 13:10, 19/06/2023
0 0 5,469 0.0
Trong bài viết này tôi sử dụng từ trà thô( trà lá rời) và trà bánh( trà ép bánh) thay cho từ Phổ Nhĩ.

Các cụ có câu : “Uống trà đã chín và lưu trữ trà sống”.

Trà thô và trà bánh chín có tính chất dịu nhẹ, bảo vệ dạ dày, làm ấm dạ dày, có tác dụng bồi bổ sức khỏe nên được nhiều người, đặc biệt ...
Lịch sử và những nét độc đáo trong văn hóa Trà tại Nga
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2692 08:56, 14/06/2023
0 0 5,059 0.0
- Lịch Sử Trà tại Nga

Trà đã được du nhập vào Nga năm 1638, khi Nga hoàng Mikhail Đệ Nhất còn tại vị. Theo Jeremiah Curtin, có thể vào năm 1636, Nga hoàng đã phái một sứ giả tên là Vassili Starkov đến Altyn Khan, Mông Cổ và được vua Mông Cổ tặng 250 pound trà. Ban đầu Starkov từ chối do không biết cách sử dụng loại ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!