/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ba chở con đi học

1203 07:40, 26/09/2021
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN

( từ)

Ba chở con đi học
Ba chở con đi học...


Năm con vào trường mẫu giáo, ba chở con đi học bằng chiếc Cub 50. Trên đường đi, trong lúc dựng xe ngoài sân trường và cả khi chia tay ở cửa phòng học, con cứ nói mãi một câu: "Ba ơi! Hết giờ, ba rước con sớm nhứt nghen, ba".

Ba cũng lặp đi lặp lại không biết chán: "Ừ! Ba sẽ đến sớm nhứt!".

***

Suốt thời con học mẫu giáo, chỉ có một lần ba không phải là người đến sớm nhất. Phố đang mưa, ba chạy nhanh quá, không tránh kịp chiếc xe tải bất ngờ quẹo cua, đành thắng gấp. Chiếc Cub lết đi mấy chục mét, ba ngã nằm dưới gầm xe tải. May mà thoát chết! Lồm cồm bật dậy, chạy đến trường, hối hả ẵm con, hối hả xin lỗi. Con làm thinh, nhìn mãi mặt ba, lâu lắm, chợt nói: "Ba ơi, sao trán ba có máu?".

Năm con vào tiểu học, đường đến trường xa hơn. Ba vẫn chở con trên chiếc Cub cũ mèm. Buổi sáng, hễ chia tay nhau ngoài cổng trường là con nhắc: "Ba ơi! Ba cứ đứng đây nghen, ba! Khi nào con vô lớp rồi ba hãy về nghen, ba!". "Ừ! Ba sẽ đứng đây! Đừng lo!".

Con đi qua sân, đến tận hành lang phòng học vẫn quay ra, dáo dác ngó, xem ba có còn đứng đó hay không. Ba đứng nhìn cái lưng nhỏ xíu của con lẫn trong đám học trò, giơ tay thật cao cho con thấy, đợi đến khi con vào lớp mới chạy vội cho kịp giờ dạy.

Suốt thời con học tiểu học, cũng chỉ đúng một lần ba không đứng lại mà hộc tốc chạy đi. Ba chạy hơn trăm mét, bỗng giật mình, nôn nao, khó chịu lạ lùng, đành quay lại, len qua cánh cổng trường sắp đóng, nhìn vào, thấy con đứng tần ngần giữa hành lang vắng.

Lúc thấy ba ló đầu vào, ánh mắt con sáng lên như có một giọt nước phản chiếu ánh nắng sớm. Con giơ tay, mỉm cười, miệng mấp máy như muốn nói: "Chạy nhanh lên, ba. Cho kịp giờ! Con vào lớp nghen!". Ông bảo vệ chưa đành đóng cổng trường, lắc đầu, cười: "Bữa nào cũng vậy!".

Năm con vào cấp II, trường xa thêm chút nữa. Chiếc Cub cà tàng giờ uống xăng như uống nước, tuần nào cũng phải đem đến tiệm sửa hai, ba lần, nên ba và con phải thức sớm, dẫn xe ra hẻm, đạp cho nó nổ máy, phun khói đen mù mịt một lúc mới chịu chạy êm. Ba không còn đón con sớm nhất nữa mà có khi trễ, rất trễ vì thỉnh thoảng xe xì vỏ, nghẹt xăng...

Một lần, mưa rất to, phố xá chìm trong nước. Xe ướt bugi, chết máy. Ba xuống xe, dặn: "Con cứ mặc áo mưa, ngồi trên xe để ba dẫn qua chỗ ngập". Ba lội bì bõm trong nước, đẩy xe len trong dòng người cũng đang vật vã với cảnh nước ngập đến đùi.

Bỗng thấy chiếc xe nhẹ hơn, quay lại, thấy con đã cởi áo mưa, nhảy xuống từ lúc nào, cắn răng đẩy tiếp. Ba và con về đến nhà ướt mem, vậy mà vẫn nhìn nhau cười.

Năm con vào cấp III, trường xa lắm, mỗi ngày hai lượt đi, về hơn 20 cây số. Chiếc Cub đã bán cho đồng nát.

Ba mua chiếc Dream mới, không còn sợ cảnh chết máy dọc đường. Con ngồi phía sau, nói đủ chuyện trên đời: chuyện nhà, chuyện trường, chuyện thầy cô, bè bạn... Có khi xe đã đến cổng trường mà chuyện còn chưa dứt.

Trong tiếng mưa, tiếng còi chói tai, tiếng máy xe gầm rú, tiếng cãi vã, hò hét xô bồ giữa đám khói bụi, giữa những ngã tư, ngã năm ùn ứ người và xe giờ cao điểm, ba vẫn nghe rất rõ tiếng con liến thoắng, vì tiếng nói đó ở ngay sau lưng ba.

Ngày con thi đại học, ba chở con đến trường rất sớm rồi chờ ngoài cổng, chen chúc trong nhóm cha mẹ cũng ngồi chờ con, hết đứng lại ngồi. Gặp vài học sinh nộp bài ra sớm, cả nhóm nhao nhao bu lại hỏi: "Ra tác phẩm gì, con?", "Đề khó không, con?"...

Ba chạy mua một ly nước mía, đợi con ra khỏi cổng trường là vội vã đưa: "Uống đi con! Cho khỏe rồi về! Làm bài được không, con?". Con cầm ly nước mía, ngó ba, chớp mắt mấy cái như bối rối: "Chắc không tệ ba à!". "Đâu, đưa đề ba coi!".

Con cười, lấy đề đưa cho ba. Ba cắm cúi đọc, toàn số và hình, công thức và đồ thị, chẳng biết ất giáp gì. Nhưng thôi, cứ lướt qua cho yên tâm.

Con đi học xa, vậy mà thỉnh thoảng, trong giấc ngủ, ba vẫn hay choàng tỉnh, hoảng hốt vì hình như đã thức dậy trễ giờ đưa con đi học. Biết rằng ở thành phố, chiếc xe là phương tiện tối hậu, nếu không con phải thức sớm, đi bộ cả quãng đường ba cây số từ ký túc xá đến lớp mới kịp giờ, nhưng cứ dụ dự mãi vì lo tình hình giao thông phức tạp, lỡ có bề nào...

Cuối cùng, đành bấm bụng đem chiếc Dream lên Sài Gòn cho con đỡ chân. Căn nhà chật chội vì thường khi có chiếc xe dựng chiếm chỗ, giờ bỗng rộng mênh mông. Cứ thấy thiêu thiếu một cái gì!

Con ra trường rồi ở lại Sài Gòn làm việc. Ba đi thăm con, đang chờ ngoài cổng bến xe Miền Tây thì nghe con gọi. Con chạy chiếc Dream ba cho, trờ tới, với tay xách túi đồ, nói: "Lên xe đi ba! Con chở ba về". Ba ngồi sau lưng con, đi qua chằng chịt phố xá, xe chen xe, người chen người, hoa cả mắt.

Con luôn miệng giải thích: "Ở đây người ta chạy nhanh lắm, không giống ở quê mình!", "Chỗ này có quán ăn miền Tây nè ba!", "Mình vừa qua Đầm Sen đó ba"...
Ba làm thinh nghe con nói, tiếng nói không còn vang lên từ phía sau mà từ phía trước. Hết nghe rồi lại nhìn! Ba nhìn tấm lưng dài và rộng của chàng trai trẻ, rưng rưng nhớ cái lưng nhỏ xíu của con ngày mới vào tiểu học.

Rồi ba nhìn con đường trước mặt, dài thăm thẳm, lóa nắng, ngập khói bụi, ken đặc xe cộ, nửa ngao ngán, nửa thắc thỏm, tưởng tượng những sáng, những chiều, những tuần... con từ nhà đến chỗ làm rồi từ chỗ làm về nhà trên chiếc Dream đã rệu rã.

Ba nói: "Ráng làm có tiền đổi xe mới đi, con! Chiếc này tệ lắm rồi!". Con quay lại, đùa: "Còn chạy tốt mà ba! Con ráng o bế nó, để dành chở cháu nội ba đi học!". Ba cười cười, mắng con: "Thằng cha mày!...".

Nguyễn Kim Châu
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 3,916 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Người có thể học kiềm chế bản thân nhất định sẽ có cơ hội thành công
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2969 19:00, 04/11/2023
1 0 5,645 0.0
Ông Vương là một doanh nhân thành đạt ở Mỹ. Ông từng nói với cậu con trai Tiểu Vương của mình rằng đợi đến khi cậu được 23 tuổi, ông sẽ giao lại nghiệp vụ tài chính của công ty cho cậu. Nào ngờ, đúng ngày sinh nhật 23 tuổi của con trai, lão Vương lại dẫn cậu đến sòng bạc…Tiểu Vương trước giờ chưa ...
CÓ NHÀ ĐỂ VỀ, CÓ NGƯỜI ĐỂ ĐỢI, CÓ CƠM ĐỂ ĂN: THỰC CHẤT, HẠNH PHÚC ĐỜI NGƯỜI CHỈ ĐƠN GIẢN VẬY THÔI!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2960 07:30, 31/10/2023
3 0 5,858 9.0
Con người ta sau khi trải qua bão tố cuộc đời có lẽ sẽ hiểu, hóa ra hạnh phúc giản đơn đến vậy, có một ngôi nhà ấm áp, trong ngôi nhà đó có người mình yêu thương, một ngày ba bữa, xuân hạ thu đông, cùng bạn trải qua những ngày bình dị của cuộc đời là đủ rồi.01Mỗi người chúng ta, ai cũng đều mong muốn ...
TIẾN SĨ ĂN ĐÒN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN
2952 12:30, 29/10/2023
1 0 1,945 0.0
Nguyễn Công Hoàn sinh khoảng năm Canh Thân (1680) quán làng Cổ Đô, phủ Quảng Oai, Sơn Tây. Ông là người học vấn uyên thâm nhưng tính khí nóng nảy bộc trực lại có lối hành văn quá uẩn súc nên thi mãi không đỗ. Con trai là Nguyễn Bá Lân được ông rèn cặp bút nghiên từ nhỏ. Lớn lên, mấy lần cùng cha đi thi. Đêm ...
ĐỊA VỊ ĐỔI LÒNG NGƯỜI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN
2948 08:00, 28/10/2023
1 0 2,219 0.0
Chỉ nghĩ đến ích lợi chung của đồng bào và Tổ Quốc mà quên hoặc gác bỏ quyền lợi riêng của mình, xưa nay chỉ có Bảo Thúc Nha.Bảo Thúc Nha đã nhường ghế Tể Tướng của mình cho Quản Trọng và sau khi Quản Trọng cùng Thấp Bằng qua đời, nước Tề không còn người xuất chúng, Thúc Nha mới phải lên cầm quyền ...
TÂM ĐỐ KỴ HẠI MÌNH HẠI NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN
2950 07:30, 27/10/2023
0 0 1,842 0.0
Người Trung Quốc trong quá khứ chịu ảnh hưởng của Nho giáo, tính cách rất hướng nội, và điều này đã làm tăng trưởng tâm đố kỵ rất mạnh mẽ. Trong lịch sử Trung Quốc, đã xuất hiện rất nhiều nhân vật nổi tiếng với tâm đố kỵ. Trong số đó, Bàng Quyên và Chu Du là 2 người có tính cách ganh tỵ tật đố ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!