/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TÌM HIỂU VỀ TỬ SA (Phần 3): LỊCH SỬ SỬ DỤNG ĐẤT TỬ SA

1208 18:44, 26/09/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

TÌM HIỂU VỀ TỬ SA (Phần 3): LỊCH SỬ SỬ DỤNG ĐẤT TỬ SA
Ghi chép về việc sử dụng đất tử sa  được tìm thấy trong sách chuyên khảo về tử sa thời xưa như: "Dương Tiện minh hồ hệ" của Chu Cao Khởi vào cuối thời nhà Minh; "Dương tiện danh đào lục" (gồm những nội dung cơ bản của "Dương Tiện minh hồ hệ" có bổ sung) của Ngô Trại vào đầu Thời nhà Thanh; "Minh hồ đồ lục" của Áo Lan Điền người Nhật Bản thời Đồng Trị, nhà Thanh; "Dương Tiện sa hồ đồ khảo"  của Lý Cảnh Khang, Trương Hồng thời Trung Hoa Dân Quốc, tất cả đều có những ghi chép gần giống nhau.

VỀ ĐẤT LÀM GỐM:
Trong "Dương Tiện minh hồ hệ", "Dương Tiện minh hồ lục", "Dương Tiện sa hồ đồ khảo" đều có ghi chép:

"Đất sét non (nộn nê), khai thác ở núi Triệu Trang, có màu đất, cấu trúc kết dính, có thể dùng để chế tác ấm trà".
"Thạch hoàng nê, khai thác ở núi Triệu Trang, là phần thạch cốt chưa tiếp xúc nắng gió, đồ gốm sau khi nung có màu chu sa."
"Thiên thanh nê, khai thác ở vùng Lê Dã, đồ gốm sau khi nung có màu màu gan sẫm (ảm can sắc). Và phần liền kề với nó là Lê bì nê, đồ gốm có màu sắc giống như quả lê đông lạnh, màu hoa thông (tùng hoa sắc); Thiển hoàng nê (đất sét có màu vàng nhạt), đồ gốm có màu đậu biếc (đậu biếc sắc); Mật khẩu nê, đồ gốm có màu đỏ nhạt (khinh giả sắc); Lê bì bạch nê, đồ gốm có màu mực nhạt (đạm mặc sắc); Núi thiêng đa dạng, đồ gốm biến hoá, màu sắc lạ như mây trời".
"Đoạn nê xuất xứ từ Đoạn Sơn, đồ gốm là bạch sa điểm những ngôi sao, giống như ngọc trai, với màu thiên thanh, xám đá và màu vàng, nhạt và tối."
"Bạch nê, xuất xứ Đại Triều Sơn, được sử dụng làm bình gốm, ngọn núi này chưa được khai thác nhiều, khai thác chủ yếu ở Bạch Thạch Sơn (tức là nhánh phía đông bắc của Tần Vọng Sơn)."

VỀ XUẤT XỨ CỦA ĐẤT LÀM GỐM:

Trong "Dương Tiện danh đào lục" có ghi:"Đại Triều Sơn, tên một ngọn núi thuộc dãy Nam Sơn, nằm ở phía nam của Nghi Hưng, gần với hai ngọn núi Đinh và Thục, có một loại đất phù hợp để chế tác gốm từ xưa, có nhiều hang động lớn trên núi có thể chứa được hàng chục người, hai hang lớn nhất là "Trương Công" và "Thiện Quyền", đá trong hang có màu ngũ sắc, được khai thác để chế tác đồ gốm"; "Đất xuất xứ từ những ngọn núi này được khai thác ở những hang sâu. Đây là loại khoáng sản đặc biệt của núi, được phát hiện và khai thác ở độ sâu hàng chục mét."

PHÂN BIỆT MÀU SẮC VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐẤT TỬ SA:
Trong "Dương Tiện minh hồ phú" của Ngô Mai Đỉnh có miêu tả:
"Khi khoáng sét sắc màu biến đổi
Âm dương hoán vị.
Như nho kia trở mình tím thẳm
Cam bưởi màu trở chín vàng xanh
Phớt mầm non ngô đồng vừa nhú
Giọt bình minh nở ngọc thanh tú
Dải sương vàng đậu hướng dương hoa
Hay hạt dẻ sẫm hương hiền hòa.
Lại như khối nghiêng màu trắng cát
Tựa như màu quả lê quyện mát
Pha màu gân cốt tuỷ thanh tinh
Đường máu vân lần mối hợp hình
Qua nung nấu sắc màu biến thể
Ngọc muôn màu dị dạng lấp linh
Thô mộc đó lấy sắc đá dung hình
Mà tinh tế như châu kim ngọc ánh
Ngũ hành về chung mối
Thâu vẻ đẹp ngàn hoa.
Trông xa xa 
Chuông đồng chốn sân đình
Nhìn cận cảnh 
Ngọc mài son rạng rỡ 
Duy châu báu mới thể sánh tròn
Đáng xưng tụng đất trời trân bảo."
(Ẩn Hạc phỏng dịch)
Ấm đoạn nê
Trong "Minh hồ đồ lục" có ghi: "Rất khó để phân định rõ màu sắc của khoáng đất sét dùng để chế tác đồ gốm khác nhau, rực rỡ và bí ẩn như bầu trời, cả hữu danh và vô danh. Nếu khái quát thì có hai loại chính là chu nê và tử nê, hai màu sắc chính là đỏ và tím. Hay còn gọi là hồng nhật chu sa và hắc nhật tử sa; Chu thì màu sáng còn tử thì màu thẫm; Hoặc là bạch nê, ô nê, hoàng nê; Hoặc lê bì nê, tùng hoa nê; Hoặc thiết sắc (màu sắt), lật sắc (màu hạt dẻ), đạm mặc sắc (màu mực nhạt), trư can sắc (màu gan lợn), ảm can sắc (màu gan sẫm); Có những loại điểm kim ngân sa lấp lánh, thân ấm sáng như ngọc; Lại có những loại được mô tả như hải đường hồng, chu sa tử, Định diêu bạch, lãnh kim hoàng, trầm hương (sắc), thuỷ bích, lựu bì, quỳ hoàng trong tên gọi. Và khi mà không biết thứ mình đang nghe gì, không được cầm tận tay mà chỉ nghe nói và tượng tượng, thì coi như là chẳng biết gì, không dám khẳng định và gọi tên chính xác được."
Trong "Dương Tiện sa hồ đồ lục",  Lý Cảnh Khang có ghi: "Loại đất làm gốm phổ biến nhất ở Nghi Hưng là màu tím (tử sắc), thứ hai là màu đỏ (chu sắc) và thứ ba là màu trắng (bạch sắc)". Còn theo ghi chép của Trương Hồng: " Ấm có màu hồng tím là chủ yếu, màu trắng vàng thì ít hơn, tên gọi không cố định, được gọi theo màu sắc thực tế. Hồng có loại đậm là chu sa, loại nhạt là hồng hải đường, thứ ba là bích lựu bì. Màu của tử sa gồm có màu gan sẫm, màu gan lợn, màu lê đông lạnh (đông lê), đỏ nhạt (khánh giả), màu sắt (thiết sắc), màu mực nhạt (đạm mặc sắc), màu hạt dẻ (lật sắc), trầm hương, thuỷ bích, màu cổ trầm. Bạch sa gồm có bạch nê, Định diêu bạch. Màu vàng thì có lãnh kim, quỳ hoàng, tùng hoa, đậu bích. Sự biến đổi màu sắc của đất là do đặc điểm tự nhiên của núi cùng với sự khéo léo, phối tác của nghệ nhân chế tác gốm."
Trong "Dương Tiện sa hồ đồ khảo, phần phân biệt chất đất" có ghi: "Về chất lượng đất, trong cả trăm năm kể từ thời nhà Minh, khi khai thác hết lớp đất của ngọn núi này, người ta sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác địa điểm khác, các giếng khai thác khác nhau thì đặc điểm và tính chất cũng khác nhau."
Trong "Dương Tiện sa hồ đồ khảo" có ghi: "
 "Vào thời nhà Minh và đầu nhà Thanh, những ấm thời này thường có đặc điểm cốt ấm thường cứng chắc, màu nhuận và sáng; Nếu làm từ hồng nê, dù cốt ấm không cứng chắc như tử nê, nhưng màu sắc ôn nhuận và da ấm "trong", đến bạch nê và hoàng nê thì cốt ấm cứng chắc như tử nê nhưng màu sắc không ôn nhuận và da ấm không "trong" bằng."
"Đến thời Ung Chính và Càn Long, tuy cốt ấm vẫn còn cứng chắc nhưng độ ôn nhuận và độ trong của da ấm thì kém hơn. Đối với những ấm trà chế tác bằng chu nê, cốt ấm thường lỏng và không chắc, màu xỉn và không bóng. Đôi khi còn sử dụng men phủ ngoài, làm cho da ấm trơn bóng và không còn vẻ đẹp như trước; Chỉ còn hoàng nê, bạch nê là cốt ấm vẫn còn cứng chắc, màu sắc ôn nhuận như ấm trà thời đầu nhà Thanh."
"Thời Gia Khánh và Đạo Quang, độ rắn chắc cốt ấm tử sa vẫn có thể so sánh với thời đầu nhà Thanh, tuy nhiên độ ôn nhuận và độ trong kém hơn; đối với bạch nê cũng vậy; Riêng về chu nê, cốt ấm thời Gia - Đạo kém hơn so với thời nhà Minh, nhưng nếu so sánh với thời đầu nhà Thanh thì độ ôn nhuận vẫn còn nhưng độ trong của da ấm thì không bằng nữa."
"Ở thời Đạo Quang, phan hồ, ngũ hồ là những mẫu ấm tử sa nổi tiếng, đẹp và tinh tế, chất lượng màu sắc tử sa còn rất tốt; Ấm chu nê từ thời nhà Minh cho đến thời Càn Long - Gia Khánh rất đẹp, nhưng đến sau thời kì Đạo Quang, chất lượng đất tử sa không còn tốt như trước nữa, đất sét nhợt nhạt hoặc hơi ngả vàng, thiếu độ rắn chắc, bạch nê thì khô và cứng, rất hiếm đất có chất lượng tốt nên mặc dù kĩ thuật chế tác của nghệ nhân thời kì sau đã hoàn thiện ở mức tuyệt vời. Nhưng dù tay nghề cao cũng bị hạn chế bởi chất lượng đất tử sa."
"Đến thời Quang Tự - Tuyên Thống, ấm tử sa vẫn có cốt ấm cứng chắc như thời Gia Khánh - Đạo Quang nhưng màu sắc không còn ôn nhuận và trong, không còn mang những đặc điểm của đất sét tử sa; Bạch nê cũng vậy; Ấm chu nê thì có cốt ấm và màu sắc kém".
(Còn tiếp)


SG, 24/09/2021
Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
(Dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm)
-------------------------------------------------------------------------------
Phần bàn luận thêm của người dịch:
- Khi đọc những tài liệu xưa giống như thế này cần để ý một đặc điểm là tài liệu ngày xưa chỉ có "mô tả" chứ không có "ảnh chụp minh hoạ cụ thể", mặt khác việc sử dụng từ ngữ tên gọi, phân loại cũng có sự khác nhau do sự phát triển của ngôn ngữ, lịch sử văn hóa, đồng thời lịch sử tử sa cũng có một thời gian bị gián đoạn cho nên sẽ dẫn đến việc hiểu khác nhau khi đọc tài liệu xưa giữa các thế hệ người chơi ấm tử sa, người khai thác khoáng tử sa và cả người chế tác. Chúng ta nên (bắt buộc) chấp nhận sự khác biệt này và đa dạng của ý kiến. Tuy nhiên về chất lượng khoáng tử sa, về mặt người chơi nên có sự phân định cực đoan một chút về bản chất tử sa, thế nào là đất sét thường, thế nào là khoáng rìa, thế nào là khoáng trộn nhân tạo, từ đó sẽ có cách chơi đúng đắn và phù hợp. Không nên đánh đồng tất cả là như nhau, điều này sẽ giúp cho cuộc chơi lâu dài và có ý nghĩa hơn.
- Chúng ta cũng có thể thấy rõ văn hoá tôn sùng những thứ của đời trước trong những ghi chép này, luôn xuất hiện những ý kiến kiểu như " thời nay không bằng thời xưa nữa", có thể quan sát rõ trong những ghi chép trong "Dương Tiện sa hồ đồ khảo", cho đến hiện tại, nếu quan sát giới chơi và sưu tầm ấm tử sa các bạn cũng thấy rõ những ý kiến kiểu như chất lượng tử sa ấm nhất xưởng tốt hơn chất lượng ấm tử sa hiện nay, chất lượng ấm tử sa trước khi mỏ tử sa đóng cửa khai thác tốt hơn hiện tại, vân vân mây mây.
TÌM HIỂU VỀ TỬ SA (Phần 3): LỊCH SỬ SỬ DỤNG ĐẤT TỬ SA
0 0 5,379 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 2): HOÀNG KIM ĐOẠN NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
752 20:47, 20/07/2021
1 0 4,002 3.7
Hoàng Kim đoạn nê, thường được gọi là Hoàng Kim Đoàn, được đặt tên là "Hoàng Kim Đoàn" vì Hoàng Kim đoạn nê là loại đất sét tinh khiết nhất trong dòng đất sét Đoạn nê, và màu của nó gần giống nhất với màu của vàng kim loại tinh khiết là Bổn sơn Đoạn nê. Chất lượng đất sét tốt nhất trong các loại ...
Tìm hiểu về ĐOẠN NÊ (phần 1): ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐOẠN NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
749 11:30, 20/07/2021
2 0 5,621 0.0
Đoạn nê cũng là một trong ba loại đất sét Tử sa Nghi Hưng chính. Đoạn Nê còn có tên là "Đoàn nê ", do ở núi Hoàng Long có một ngọn đồi nhỏ gọi là "Đoàn Sơn", nên bùn do "Đoàn Sơn" sinh ra được gọi là "Đoàn nê". Bởi vì "Đoạn" và "Đoàn" có cách phát âm giống nhau trong phương ngữ Nghi Hưng, "Đoạn nê" còn được ...
 KHOÁNG TỬ SA PHỐI (PHẦN 4): CÁC ỨNG DỤNG TRANG TRÍ CỦA CHẤT LIỆU TỬ SA
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
733 16:33, 18/07/2021
0 0 2,335 0.0
TRANG TRÍ BẰNG CÁCH PHỦ BỀ MẶT
Sau khi khoáng vật Tử sa được nghiền đến một độ mịn nhất định, nó có thể được sử dụng làm lớp phủ bề mặt của tác phẩm Tử sa, được gọi là lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt được làm từ nguyên liệu khoáng tự nhiên. Sau khi nung cho màu sắc tươi sáng, tự nhiên, ...
KHOÁNG TỬ SA PHỐI (PHẦN 3) - KỸ THUẬT ĐIỀU SA - PHÔ SA - TRỪU SA
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
722 17:23, 16/07/2021
0 0 2,916 0.0
KỸ THUẬT ĐIỀU SA - PHÔ SA - TRỪU SA
Ngoài việc kiểm soát các quy trình xử lý nguyên liệu khoáng Tử sa, kĩ thuật "Điều sa" - "Phô sa" và "Trừu sa" cũng có thể được sử dụng như những phương pháp đơn giản để tăng hiệu ứng màu của Tử sa.
Vào thời nhà Minh, Trần Trọng Mỹ (Chen Zhongmei) đã sử dụng phương pháp ...
KHOÁNG TỬ SA PHỐI (PHẦN 2) - KHOÁNG TỬ SA PHỐI OXIT TẠO MÀU
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
720 10:52, 16/07/2021
3 0 3,243 10.0
KHOÁNG TỬ SA PHỐI OXIT TẠO MÀU
Vật liệu khoáng Tử sa có màu sắc tự nhiên, nói chung là được hình thành một cách ngẫu nhiên. Đôi khi, để làm cho tác phẩm có màu sắc hơn và đáp ứng nhu cầu của quá trình thay đổi và sáng tạo, một số khoáng chất có màu tự nhiên, chẳng hạn như Thạch Hoàng, Thạch Hồng và thổ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!