/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nền 'mĩ thuật lai mất phẩm cách'

1218 14:10, 28/09/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Nền 'mĩ thuật lai mất phẩm cách'Victor Tardieu (1870 - 1937).
Họa sĩ người Pháp Victor Tardieu là một trong 2 người đầu tiên thành lập trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, tiền thân của Đại học Mĩ thuật Hà Nội ngày nay.

Victor Tardieu đã có cuộc trò chuyện với nhà văn - nhà báo tài hoa nhưng yểu mệnh Đỗ Thúc Trâm trên Tạp chí Văn học về tình hình mĩ thuật Việt Nam và phương pháp chấn hưng và truyền bá mĩ thuật ở nước ta. Buổi nói chuyện ấn định vào thứ Ba, tháng 7/1934.

Cuộc trưng bày mĩ thuật tháng 12/1933 nhân chuyến đi thăm Bắc Kì của vua Bảo Đại đã cho công chúng thấy những tinh hoa của mĩ thuật Việt Nam với những bức tranh vẽ cùng những bức vẽ sơn tuyệt diệu của các danh họa đương thời như Nguyễn Phan Chánh, Nam Sơn, Đỗ Đức Thuận, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, những đồ sơn lộng lẫy của danh họa Trần Quang Trân (tức NGYM) và Lê Phổ.

Nhưng, đó là kết quả đào tạo của trường Mĩ thuật Đông Dương. Trở lại hơn 10 năm về trước đó, mĩ thuật nước ta khi V. Tardieu đặt chân sang Việt Nam lại là một câu chuyện khác.

Trong câu chuyện với nhà báo Đỗ Thúc Trâm, họa sĩ Tardieu kể lại: "Vào hồi 1921, tôi bắt đầu tới cõi Đông Dương chỉ định dừng gót ở đây ít lâu cho đủ người cảnh mến nhau rồi lại về nước. Nền mĩ thuật xứ này đối với tôi cảm tình chan chứa. Vì lòng yêu đẹp, yêu nghề tôi thấy người Pháp mang tới đây những kiểu mẫu phương Tây làm tổn hại phẩm cách của kiểu mẫu bản xứ, nếu không mau chấn hưng lại tất phẩm cách kia sẽ tiêu diệt đi, tôi rất lấy làm chạnh lòng.

Những mĩ nghệ Việt Nam từ lúc vua Gia Long đem vào dải đất này các kiểu mẫu Gia tô, tưởng đã đổi mới được trong khi bắc chước những hình thức phương Tây. Đó là một sự lầm lỡ rất đáng tiếc, một nền mĩ thuật pha trộn như thế, hình thức phương Tây trộn lẫn nguyên liệu bản xứ, là một nền mĩ thuật lai (art métisse) mất hết cả phẩm cách riêng".

Và cũng vì không thể để “sự lầm lỡ đáng tiếc” đã tạo ra “nền mĩ thuật lai mất hết phẩm cách riêng” ấy mà V. Tardieu đã quyết định ở lại Việt Nam thành lập trường Mĩ thuật. Ông cho biết thêm: “Vì lẽ ấy, và sau khi đem ý kiến của tôi về mĩ thuật xứ này ngỏ cùng Chính phủ, nên tôi mới nhất định ở lại đây mà lập thành trường Mĩ thuật này”.

Nhà báo Đỗ Thúc Trâm cho rằng, mục đích lập ra trường mĩ thuật là làm cho những người biết yêu cái đẹp hiểu thêm cái đẹp, cho những người sống một đời vật chất thô bỉ cũng học cho biết thế nào là cái đẹp để mà yêu cái đẹp. Trừ một số ít người có cái tâm linh yêu kính thờ phụng cái đẹp ra, thì làm cho số đông công chúng bình dân lao động biết yêu cái đẹp, những tác phẩm của mĩ nghệ là có quan hệ trực tiếp và mật thiết tới sự sống. Việc chấn hưng mĩ thuật muốn có kết quả thực dễ dàng, không gì bằng chú ý chấn hưng ngay những tác phẩm của mĩ nghệ trước nhất.

Theo họa sĩ V. Tardieu, “Mỗi ngày những tác phẩm của mĩ nghệ xứ này một tiều tụy đồi bại thêm, còn khách hàng hầu hết không biết gì là cái đẹp của những tác phẩm kia cả. Tôi rất lấy làm áy náy lo âu cho cái tương lai mĩ thuật mĩ nghệ trời Nam. Không nói đâu xa, ta cứ nhìn ngay những kiểu “của thửa” (style compradore) phần nhiều nhà cửa các nơi cũng đủ chán ngán cho cái óc mĩ thuật của một số đông dân đất Việt.

Cũng chẳng phải chỉ riêng ở đây, cả một nền kiến trúc chạy từ Singapore (nơi bắt đầu từ đó mới thực là quang cảnh Viễn Đông) cho tới Trung tâm nước Tàu cùng có một vẻ xấu xa ghê gớm. Giống người Mông Cổ có một nền mĩ thuật kiến trúc rất thanh cao khác hẳn với nền mĩ thuật kiến trúc Địa Trung hải, tức là mĩ thuật các nước Hi Lạp, Ai Cập… hiện nay đã lan khắp toàn cầu.

Như vậy, phong trào Âu hóa rất tai hại cho mĩ thuật Viễn Đông, phải tìm hết phương sách ngăn cái phong trào lai đó mà lôi những người muốn Âu hóa mĩ thuật về với quốc tục của họ, mới có thể giữ được phẩm cách về tinh thần và hình thức của riêng từng dân tộc một".

Họa sĩ Victor Tardieu kết luận: “Điều đó rất cần. Có giữ cho mỗi một dân tộc một phẩm cách riêng của họ thì những tác phẩm do mĩ thuật sinh ra mới có nhiều kiểu lạ, nhiều vẻ đẹp khác nhau. Không gì buồn tẻ bằng cái quang cảnh mĩ thuật của thế giới sau sân nơi nào cũng giống tính cách nơi nào.

Muốn cho mĩ thuật một nước khỏi mất quốc tính, cần phải giữ sao cho trộn với nhiều nền mĩ thuật khác cũng không lẫn được với tính cách của mình. Đó là một điều cần và đủ cho nền mĩ thuật của thế giới khỏi một mầu buồn tẻ đìu hiu".

Uống Trà Thôi
Theo nongnghiep.vn
Nền 'mĩ thuật lai mất phẩm cách'Tiêm vacxin - tranh sơn dầu của Victor Tardieu.
0 0 5,401 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2265 08:45, 05/11/2022
0 0 5,059 0.0
"GIẢI MÃ" LỢN TRONG TRANH DÂN GIAN
Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.
Điều đáng nói là một dòng tranh dân gian nổi tiếng là ...
Hội họa thời kỳ Phục Hưng ‘Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi’: Lựa chọn làm quỷ hay làm Thần?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2264 08:44, 04/11/2022
0 0 4,947 0.0
Lựa chọn giữa đức hạnh và lương tri (Virtue), hay sự cám dỗ và suy đồi (Vice) là chủ đề nổi bật trong rất nhiều tác phẩm hội họa thời kỳ Phục Hưng, trong đó có bức họa “Allegory of Virtue and Vice” (“Ngụ ngôn về đức hạnh và suy đồi”) của họa sĩ người Ý Lorenzo Lotto.

Câu chuyện về người anh hùng Hercules

Trong ...
‘Thanh Minh thượng hà đồ’: Điều gì ẩn sau một kiệt tác hội họa?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2256 08:38, 31/10/2022
0 0 6,158 0.0
“Thanh minh thượng hà đồ” là một tác phẩm tranh khổ rộng được vẽ bởi họa sĩ Trương Trạch Đoan của thời Bắc Tống, thông qua cách miêu tả truyền thần về hơn 810 nhân vật với nhiều màu sắc khác nhau, đã ghi lại được hình ảnh về cuộc sống thành thị của Trung Quốc vào thế kỷ 12 một cách sống động, ...
Nội hàm sâu xa của bức hoạ “Tuế hàn tam hữu” trong văn hóa truyền thống
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2232 11:45, 23/10/2022
0 0 6,034 0.0
Văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng cây tùng bốn mùa tươi xanh, cây mai ngạo nghễ nở hoa trong tuyết, cây trúc đứng hiên ngang bất khuất. Trong đó, tùng là loài cây biểu tượng cho sự trường thọ, trẻ mãi không già. Cây trúc biểu tượng cho đạo của người quân tử. Cây mai tượng trưng cho tấm lòng trong sạch thanh ...
Những kiệt tác gần 400 năm trước của Rembrandt
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2185 08:37, 05/10/2022
0 0 8,418 0.0
Danh họa người Hà Lan Rembrandt nổi tiếng với các tác phẩm khổ lớn theo chủ nghĩa hiện thực cách đây gần 400 năm.

Bức "The Night Watch" - nổi tiếng nhất trong số các tác phẩm của Rembrandt. Tranh ra đời khoảng năm 1642, kích thước 3,63x4,37 m, nặng 337 kg, mô tả đại đội dân quân của đại úy Frans Banning Cocq (đồ đen, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!