/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Thưởng trà Shan tuyết theo cách của nghệ nhân

1221 09:52, 29/09/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Thưởng trà Shan tuyết theo cách của nghệ nhân
Trong các loại trà ngon hảo hạng, trà Shan tuyết luôn được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng trà trên cả nước. Hương vị tuyệt vời của trà Shan chính là yếu tố giúp nó có sức hút đặc biệt với những ai say mê trà.

Trà Shan tuyết được mọc tự nhiên trên núi cao các tỉnh phía Bắc như: Sơn La, Yên Bái hoặc trồng tập trung nhiều tại Hà Giang, những nơi có độ cao từ 1300m trở lên, so với mực nước biển. Đây là giống cây cho ra những loại trà rừng, cao tuổi, và nơi có thổ nhưỡng vô cùng thuận lợi cho cây trà phát triển đạt chất lượng dinh dưỡng nhất.

Trà Shan tuyết được rất nhiều dân trà sành sỏi ưa thích, người thưởng trà bị mê hoặc bởi hương thơm gọi là “chất núi rừng” trong từng chén trà, vị thanh mát, chát nhè nhẹ, vị ngai ngái mùi khói bếp, màu nước thì vàng đẹp và trong. Đặc biệt, trà Shan tuyết còn được xem là một loại dược liệu quý giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh tật nhờ vào công dụng tuyệt vời của nó. Do quý hiếm, số lượng ít (chỉ còn khoảng 80 ngàn cây trà cổ thụ) và thu hoạch 4 vụ/năm nên giá trà trên thị trường rất đắt, lên tới hàng triệu và vài triệu 1kg.

Chị Vũ Thiên Tân, chủ quán trà Tân House, tọa lạc khu chung cư cũ ở 23 Vũ Tông Phan, Hà Nội chia sẻ: Trong vô vàn các loại trà, giống trà Shan tuyết cổ thụ có những nét “duyên ngầm”, đó là hương là vị, là câu chuyện gian nan từ cánh trà khi đâm chồi, nảy lộc, đến khi hiện hữu trước mặt người yêu trà và tự do tỏa ngát hương thơm quyến rũ của chính nó. “Hương vị nó sâu, mạnh nhưng rất phóng khoáng, là loại trà Shan đặc biệt nhất trong các loại mình từng uống qua”, chị Tân cho biết thêm.

- Cách pha trà Shan tuyết

Theo nhiều nghệ nhân trà lâu năm, cánh trà Shan tuyết dày, chắc, khoẻ mạnh hơn những dòng trà xanh cánh nhỏ như trà Thái Nguyên, nên có thể dùng nhiệt cùng cách với trà Thái Nguyên (80-85 độ C) hoặc cũng có thể dùng nhiệt cao hơn từ 85 đến 90 độ C - thậm chí 95 độ C cũng vẫn pha được.

Đầu tiên bạn cần làm nóng các trà cụ bằng cách rưới nước sôi vào ấm trà, chén trà và khay trà. Thao tác này giúp cho ấm trà khi pha giữ được nhiệt độ cao nhất.

Sau đó là bước tráng trà hay còn gọi một cách thi vị là đánh thức trà. Cho trà vào ấm một lượng vừa đủ, rót nước ngập mặt trà, xoay nhẹ ấm trà rồi đổ hết chỗ nước tráng đó ra khay. Lúc này, từng cánh chè đã nở bung ra, ngậm nước vừa đủ để đánh thức khỏi giấc ngủ miên man của quá trình sao trà.

Bước cuối cùng là rót nước vào ấm, đậy nắp lại và tiếp tục rưới thêm một lượt nước sôi lên nắp ấm trà để duy trì nhiệt độ, giúp trà nhanh chín và cũng để trà không bị bay hết hương. Khi pha không nên pha quá nhiều nước mà chỉ nên pha sao cho khi rót một lần là hết nước. Muốn uống nữa, rót tiếp nước sôi. Làm như vậy để trà khỏi chín nhừ không mất đi hương vị, lại tránh bị nồng.

Lưu ý khi pha: Lượng trà nhiều, lượng nước ít nên hãm nhanh hơn, trà sẽ ngậy hơn mà vẫn đảm bảo không chát. Lượng trà ít và nước nhiều, thời gian nên hãm lâu hơn bình thường một chút, trà vẫn thơm, nhưng mỏng vị hơn. Lượng trà và nước hài hoà (10gr-ấm 220ml) thời gian hãm tiêu chuẩn 15 - 20 giây, hương sắc vị trung tính, thơm trà, chát nhẹ, ngọt hậu màu nước trong đẹp. Đây là tỷ lệ cơ bản nhất giúp người pha tùy chỉnh giữa lượng trà, nước cũng như thời gian pha phù hợp.

- Cách thưởng thức

Khi pha ra, màu trà trong sáng tự nhiên, thường trắng vàng hoặc vàng màu mật ong (do ảnh hưởng của người làm trà hoặc cách pha) nhưng chủ đạo vẫn là màu trong không vẩn đục. Hương trà thơm ngọt mùi cỏ sớm, cảm giác ngọt thanh, mát lại hơi ngai ngái. Vị trà chát mịn chứ không hề đắng. Khi uống vào đến nước thứ 3 cảm thấy dính dính ở cổ, sau đó ngọt dần. Đây là loại trà khá đặc biệt, nếu pha đúng chuẩn, có thể uống được 8, 9 nước.

Chắc hẳn nếu một lần từng nhâm nhi ngụm trà Shan tuyết cổ thụ bạn sẽ khó có thể quên được vị chát đậm nhưng êm, không đắng gắt và đượm vị ngọt hậu của trà.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
Thưởng trà Shan tuyết theo cách của nghệ nhân
0 0 7,197 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đệ nhất danh trà Thái Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3277 10:36, 26/04/2024
3 0 3,222 0.0
Vùng đất được coi là “cái nôi” sản sinh ra những sản phẩm trà thơm ngon nức tiếng là Thái Nguyên, với thương hiệu trà đã vang danh ở cả trong và ngoài nước.
Địa hình của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam, do đó, chè thường trồng ở độ cao khoảng 300 - 1000 mét so với nước ...
Cửu Đạo Trà - Bí Quyết Thưởng Thức Trà Đầy Tinh Tế
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3271 09:23, 22/04/2024
5 0 3,415 9.0
Trà đạo từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Pha trà và thưởng trà không chỉ đơn thuần là để giải khát, mà còn là một nghệ thuật, một cách để thư giãn tinh thần và kết nối con người. Cửu đạo trà, hay còn gọi là 9 bước tinh hoa thưởng thức trà, là một quy tắc ...
Trà Gấu trúc – Trà “độc nhất vô nhị” ở Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3266 10:16, 18/04/2024
2 0 3,507 7.0
Không phải Đại Hồng Bào hay Long Đỉnh... loại trà “độc nhất vô nhị” của Trung Quốc khiến nhiều người tò mò lại là trà Gấu trúc. Đây là loại trà được trồng từ phân gấu trúc, nửa cân chè loại sau chế biến có giá 200.000 nhân dân tệ (khoảng 35.000 USD), với trà hái đợt đầu tiên.

Trà Gấu trúc (hùng miêu ...
Cổ nhân dạy “Nhân sinh như 3 chén trà”: Đắng tựa cuộc đời, ngọt tựa ái tình nhưng lại nhạt như gió thoảng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3262 09:00, 15/04/2024
5 0 3,665 0.0
Người xưa ví von nhân sinh giống như 3 đạo trà: Đạo thứ nhất đắng khổ tựa như cuộc đời, đạo thứ hai ngọt ngào tựa ái tính trong khi đạo thứ ba lại nhạt như gió thoảng. Những ai yêu trà, biết thưởng trà, họ sẽ không coi trà đơn thuần là một thức uống mà coi nó như biểu hiện của bách thái nhân sinh, với ...
Chuyện của trà (Kỳ 6): Có gì hấp dẫn ở những cuộc “đấu trà”?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3256 09:14, 11/04/2024
3 0 3,543 0.0
Người Trung Quốc không chỉ yêu thích uống trà mà để nâng cao chất lượng của trà, họ còn sáng tạo ra một trò chơi nghệ thuật gọi là “đấu trà” hay “mính chiến” rất kỳ thú từ triều đại nhà Tống. Nghệ thuật “đấu trà” của Trung Quốc đã được lưu giữ, phát triển và du nhập sang nước láng giềng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!