/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Thưởng trà Shan tuyết theo cách của nghệ nhân

1221 09:52, 29/09/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Thưởng trà Shan tuyết theo cách của nghệ nhân
Trong các loại trà ngon hảo hạng, trà Shan tuyết luôn được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng trà trên cả nước. Hương vị tuyệt vời của trà Shan chính là yếu tố giúp nó có sức hút đặc biệt với những ai say mê trà.

Trà Shan tuyết được mọc tự nhiên trên núi cao các tỉnh phía Bắc như: Sơn La, Yên Bái hoặc trồng tập trung nhiều tại Hà Giang, những nơi có độ cao từ 1300m trở lên, so với mực nước biển. Đây là giống cây cho ra những loại trà rừng, cao tuổi, và nơi có thổ nhưỡng vô cùng thuận lợi cho cây trà phát triển đạt chất lượng dinh dưỡng nhất.

Trà Shan tuyết được rất nhiều dân trà sành sỏi ưa thích, người thưởng trà bị mê hoặc bởi hương thơm gọi là “chất núi rừng” trong từng chén trà, vị thanh mát, chát nhè nhẹ, vị ngai ngái mùi khói bếp, màu nước thì vàng đẹp và trong. Đặc biệt, trà Shan tuyết còn được xem là một loại dược liệu quý giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh tật nhờ vào công dụng tuyệt vời của nó. Do quý hiếm, số lượng ít (chỉ còn khoảng 80 ngàn cây trà cổ thụ) và thu hoạch 4 vụ/năm nên giá trà trên thị trường rất đắt, lên tới hàng triệu và vài triệu 1kg.

Chị Vũ Thiên Tân, chủ quán trà Tân House, tọa lạc khu chung cư cũ ở 23 Vũ Tông Phan, Hà Nội chia sẻ: Trong vô vàn các loại trà, giống trà Shan tuyết cổ thụ có những nét “duyên ngầm”, đó là hương là vị, là câu chuyện gian nan từ cánh trà khi đâm chồi, nảy lộc, đến khi hiện hữu trước mặt người yêu trà và tự do tỏa ngát hương thơm quyến rũ của chính nó. “Hương vị nó sâu, mạnh nhưng rất phóng khoáng, là loại trà Shan đặc biệt nhất trong các loại mình từng uống qua”, chị Tân cho biết thêm.

- Cách pha trà Shan tuyết

Theo nhiều nghệ nhân trà lâu năm, cánh trà Shan tuyết dày, chắc, khoẻ mạnh hơn những dòng trà xanh cánh nhỏ như trà Thái Nguyên, nên có thể dùng nhiệt cùng cách với trà Thái Nguyên (80-85 độ C) hoặc cũng có thể dùng nhiệt cao hơn từ 85 đến 90 độ C - thậm chí 95 độ C cũng vẫn pha được.

Đầu tiên bạn cần làm nóng các trà cụ bằng cách rưới nước sôi vào ấm trà, chén trà và khay trà. Thao tác này giúp cho ấm trà khi pha giữ được nhiệt độ cao nhất.

Sau đó là bước tráng trà hay còn gọi một cách thi vị là đánh thức trà. Cho trà vào ấm một lượng vừa đủ, rót nước ngập mặt trà, xoay nhẹ ấm trà rồi đổ hết chỗ nước tráng đó ra khay. Lúc này, từng cánh chè đã nở bung ra, ngậm nước vừa đủ để đánh thức khỏi giấc ngủ miên man của quá trình sao trà.

Bước cuối cùng là rót nước vào ấm, đậy nắp lại và tiếp tục rưới thêm một lượt nước sôi lên nắp ấm trà để duy trì nhiệt độ, giúp trà nhanh chín và cũng để trà không bị bay hết hương. Khi pha không nên pha quá nhiều nước mà chỉ nên pha sao cho khi rót một lần là hết nước. Muốn uống nữa, rót tiếp nước sôi. Làm như vậy để trà khỏi chín nhừ không mất đi hương vị, lại tránh bị nồng.

Lưu ý khi pha: Lượng trà nhiều, lượng nước ít nên hãm nhanh hơn, trà sẽ ngậy hơn mà vẫn đảm bảo không chát. Lượng trà ít và nước nhiều, thời gian nên hãm lâu hơn bình thường một chút, trà vẫn thơm, nhưng mỏng vị hơn. Lượng trà và nước hài hoà (10gr-ấm 220ml) thời gian hãm tiêu chuẩn 15 - 20 giây, hương sắc vị trung tính, thơm trà, chát nhẹ, ngọt hậu màu nước trong đẹp. Đây là tỷ lệ cơ bản nhất giúp người pha tùy chỉnh giữa lượng trà, nước cũng như thời gian pha phù hợp.

- Cách thưởng thức

Khi pha ra, màu trà trong sáng tự nhiên, thường trắng vàng hoặc vàng màu mật ong (do ảnh hưởng của người làm trà hoặc cách pha) nhưng chủ đạo vẫn là màu trong không vẩn đục. Hương trà thơm ngọt mùi cỏ sớm, cảm giác ngọt thanh, mát lại hơi ngai ngái. Vị trà chát mịn chứ không hề đắng. Khi uống vào đến nước thứ 3 cảm thấy dính dính ở cổ, sau đó ngọt dần. Đây là loại trà khá đặc biệt, nếu pha đúng chuẩn, có thể uống được 8, 9 nước.

Chắc hẳn nếu một lần từng nhâm nhi ngụm trà Shan tuyết cổ thụ bạn sẽ khó có thể quên được vị chát đậm nhưng êm, không đắng gắt và đượm vị ngọt hậu của trà.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
Thưởng trà Shan tuyết theo cách của nghệ nhân
0 0 6,638 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 8,012 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 10,150 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 8,956 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 7,198 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 7,658 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!