/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

6 'đại kỵ' khi uống trà ai cũng cần biết

1227 08:21, 01/10/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

6 'đại kỵ' khi uống trà ai cũng cần biết
Không ai có thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời mà trà mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống không đúng cách thì trà có thể gây ra một số tác hại không mong muốn.

Dù rất tốt nhưng có nhiều cách uống trà gây hại sức khỏe mà bạn cần tránh như:

1. Uống trà quá đặc

Nhiều người có sở thích uống trà đặc vì cảm thấy vị đầm đà hơn. Song, trà đặc có chứa hàm lượng caffein khá cao. Nên khi uống sẽ khiến kích thích thần kinh, tăng độ hưng phấn. Nếu uống trà, đặc biệt là trà đặc trước khi đi ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không chỉ vậy, trà đặc còn là nguyên nhân làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong thức ăn. Hiện tượng này lâu ngày sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu. Ngoài ra, thói quen uống trà đặc thường xuyên cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen uống trà này.

Khi pha trà, tỷ lệ trà (g) so với nước (ml) chủ yếu là từ 1:20 đến 1:50. Nếu tỷ lệ trà so với nước lớn hơn quy chuẩn này thì được coi là trà đặc.

2. Uống trà quá nóng

Nhiều người thích uống trà nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ cao dễ gây bỏng miệng và thực quản, lâu dần có thể dẫn đến ung thư thực quản. Khi uống trà, nhớ đợi đến khi trà ấm và không còn nóng mới uống.

3. Uống trà khi bụng đói

Uống nhiều trà khi bụng đói sẽ gây tăng tiết do caffeine một mặt kích thích gây tổn thương niêm mạc dạ dày, mặt khác có thể gây "say trà" và các triệu chứng như yếu chân tay, hồi hộp, chóng mặt.

4. Uống trà sau khi uống rượu

Trà tuy có tác dụng giải rượu nhưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như thúc đẩy quá trình xâm nhập sớm của acetaldehyde chưa kịp phân hủy vào thận và ảnh hưởng đến chức năng của thận. Chất cồn trong rượu và caffein trong trà sẽ làm tăng nhịp tim, uống cả hai cùng một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và tăng khả năng đột tử.

5. Uống trà ngay sau bữa ăn

Trà rất tốt cho sức khỏe, nhưng uống trà ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho các protein và sắt có trong thức ăn kết hợp với axit tanna trong trà sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn.

6. Uống nước trà đã pha để lâu

Nước trà xanh để lâu sẽ khiến cho lượng caffeine tăng lên, khi bạn uống trà này sẽ có cảm giác khó chịu. Nước trà sau khi pha vài tiếng sẽ bị xỉn màu, khi đó các vitamin B và C đã bị phân hủy. Ngoài ra, với trà xanh khi để lâu thì lượng axit tannic tăng lên, đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh gút, bệnh tăng axit uric. Tốt nhất, các bạn nên uống trà ngay sau khi pha 4-5 phút.

Cách uống trà tốt cho sức khỏe

Nên định lượng khi uống trà

Lượng trà uống thay đổi theo thói quen uống trà, độ tuổi, thể trạng của mỗi người. Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, lời khuyên của các chuyên gia là: Lượng trà uống mỗi ngày không quá 12g; Lượng nước trà uống mỗi ngày khoảng 600ml .

Chọn phương pháp pha trà phù hợp

Ngoài cách pha nước nóng quen thuộc, cách pha trà lạnh cũng được ưa chuộng hiện nay. Đối với phương pháp này: nhiệt độ nước là 4 ℃, tỷ lệ trà và nước 1:50, rót vào bình thủy tinh và để trong tủ lạnh, uống sau 4-12 giờ (thời gian ngâm càng lâu thì chất hòa tan càng nhiều).

Do nhiệt độ nước có sự chênh lệch nên lá trà nóng và lạnh sẽ hòa tan các chất trong trà và hương vị của trà cũng sẽ khác nhau:

+ Pha nóng: Caffeine tan nhiều hơn, có tác dụng giải khát tốt, hương trà đậm hơn.

+ Pha lạnh: Có nhiều axit amin tự do hơn, vị ngọt rõ hơn.

Không phải ai cũng phù hợp để uống trà

Uống trà tuy tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng hợp, những người sau đây được khuyến cáo không nên uống trà hoặc nên ít uống trà:

- Những người hay mất ngủ: chất cafein trong trà có tác dụng làm não hưng phấn, đặc biệt tránh uống trà vào buổi tối.

- Người bị viêm loét dạ dày: hãy “tuyệt giao” với nước trà xanh ngay lập tức vì cafein sẽ kích thích tiết axit dịch vị, không có lợi cho quá trình hồi phục.

- Ở những người bị thiếu máu do thiếu sắt, theophylline và axit tannic có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt.

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống trà nhiều: Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần bổ sung sắt. Trà chứa nhiều tanin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt.

- Trẻ nhỏ: Axit chứa trong trà có thể phản ứng kết hợp với sắt và kẽm... tạo ra các chất kết tủa. Các chất kết tủa này gây trở ngại cho sự hấp thụ, trao đổi chất ở trẻ em.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp chí kinh tế
0 0 12,749 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

3 điều cơ bản bạn nên biết khi uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2815 09:28, 16/08/2023
0 0 4,380 0.0
Ở thời điểm hiện tại, có lẽ bạn sẽ bị choáng ngợp bởi hàng ngàn thông tin, ý tưởng và ý kiến về trà và cách pha trà.

Bạn băn khoăn nên uống trà với đường, mật ong hay sữa.

Bạn nghiên cứu facebook với mong muốn tìm ra cách thưởng trà tốt nhất

Bạn lục lọi trên các trang thương mại điện tử để dõi ...
Văn hóa trà ở Pakistan
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2811 10:50, 13/08/2023
0 0 3,987 0.0
Ở Pakistan, trà là thức uống phổ biến ngang hàng với nước lọc. Điều này được thể hiện rõ khi một người Pakistan chuyển ra nước ngoài, thứ đầu tiên họ tìm đến sẽ là trà, điều đó thể hiện được phần nào được sự đam mê của người dân nơi này với trà. Nếu ngồi cạnh bất kỳ người Pakistan nào và ...
Văn hóa uống trà ở Thổ Nhĩ Kỳ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2806 09:40, 09/08/2023
0 0 3,733 0.0
Người Thổ Nhĩ Kỳ thích nhâm nhi trà từ sáng đến tối, rồi tiếp tục cho tới khi đi ngủ, và ở Thổ Nhĩ Kỳ, không bao giờ có thời điểm nào bị coi là không tốt để uống trà. Mời trà và uống trà là cách thể hiện tình bằng hữu. Tập quán uống trà đã ăn sâu vào văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành một mẫu mực ...
Thức uống bình dân của người Hà Nội
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2794 08:57, 02/08/2023
0 0 4,021 0.0
Không nằm trong “danh mục” nghệ thuật trà của Việt Nam, cũng không phải là thức uống cao sang nhưng trà đá lại có mặt khắp nơi từ nông thôn ra thành thị.

Với người Hà Nội, trà đá vỉa hè như một phần không thể thiếu, nó trở thành thói quen thường trực làm nên nét văn hóa bình dân độc đáo.

Với bề dày ...
Hạn sử dụng của các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2790 09:05, 28/07/2023
0 0 4,098 0.0
Thời hạn sử dụng của trà có thể hiểu là giai đoạn mà trà có chất lượng và hương vị tốt nhất. Sau thời hạn này, lá trà có thể thay đổi màu sắc, mùi thơm, vị và trở nên không ngon. Tuy nhiên đối với những người sành trà, hạn sử dụng của trà không chủ yếu dựa trên hạn sử dụng ghi ở bao bì, mà dựa ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!