/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

6 'đại kỵ' khi uống trà ai cũng cần biết

1227 08:21, 01/10/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

6 'đại kỵ' khi uống trà ai cũng cần biết
Không ai có thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời mà trà mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống không đúng cách thì trà có thể gây ra một số tác hại không mong muốn.

Dù rất tốt nhưng có nhiều cách uống trà gây hại sức khỏe mà bạn cần tránh như:

1. Uống trà quá đặc

Nhiều người có sở thích uống trà đặc vì cảm thấy vị đầm đà hơn. Song, trà đặc có chứa hàm lượng caffein khá cao. Nên khi uống sẽ khiến kích thích thần kinh, tăng độ hưng phấn. Nếu uống trà, đặc biệt là trà đặc trước khi đi ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không chỉ vậy, trà đặc còn là nguyên nhân làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong thức ăn. Hiện tượng này lâu ngày sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu. Ngoài ra, thói quen uống trà đặc thường xuyên cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen uống trà này.

Khi pha trà, tỷ lệ trà (g) so với nước (ml) chủ yếu là từ 1:20 đến 1:50. Nếu tỷ lệ trà so với nước lớn hơn quy chuẩn này thì được coi là trà đặc.

2. Uống trà quá nóng

Nhiều người thích uống trà nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ cao dễ gây bỏng miệng và thực quản, lâu dần có thể dẫn đến ung thư thực quản. Khi uống trà, nhớ đợi đến khi trà ấm và không còn nóng mới uống.

3. Uống trà khi bụng đói

Uống nhiều trà khi bụng đói sẽ gây tăng tiết do caffeine một mặt kích thích gây tổn thương niêm mạc dạ dày, mặt khác có thể gây "say trà" và các triệu chứng như yếu chân tay, hồi hộp, chóng mặt.

4. Uống trà sau khi uống rượu

Trà tuy có tác dụng giải rượu nhưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như thúc đẩy quá trình xâm nhập sớm của acetaldehyde chưa kịp phân hủy vào thận và ảnh hưởng đến chức năng của thận. Chất cồn trong rượu và caffein trong trà sẽ làm tăng nhịp tim, uống cả hai cùng một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và tăng khả năng đột tử.

5. Uống trà ngay sau bữa ăn

Trà rất tốt cho sức khỏe, nhưng uống trà ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho các protein và sắt có trong thức ăn kết hợp với axit tanna trong trà sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn.

6. Uống nước trà đã pha để lâu

Nước trà xanh để lâu sẽ khiến cho lượng caffeine tăng lên, khi bạn uống trà này sẽ có cảm giác khó chịu. Nước trà sau khi pha vài tiếng sẽ bị xỉn màu, khi đó các vitamin B và C đã bị phân hủy. Ngoài ra, với trà xanh khi để lâu thì lượng axit tannic tăng lên, đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh gút, bệnh tăng axit uric. Tốt nhất, các bạn nên uống trà ngay sau khi pha 4-5 phút.

Cách uống trà tốt cho sức khỏe

Nên định lượng khi uống trà

Lượng trà uống thay đổi theo thói quen uống trà, độ tuổi, thể trạng của mỗi người. Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, lời khuyên của các chuyên gia là: Lượng trà uống mỗi ngày không quá 12g; Lượng nước trà uống mỗi ngày khoảng 600ml .

Chọn phương pháp pha trà phù hợp

Ngoài cách pha nước nóng quen thuộc, cách pha trà lạnh cũng được ưa chuộng hiện nay. Đối với phương pháp này: nhiệt độ nước là 4 ℃, tỷ lệ trà và nước 1:50, rót vào bình thủy tinh và để trong tủ lạnh, uống sau 4-12 giờ (thời gian ngâm càng lâu thì chất hòa tan càng nhiều).

Do nhiệt độ nước có sự chênh lệch nên lá trà nóng và lạnh sẽ hòa tan các chất trong trà và hương vị của trà cũng sẽ khác nhau:

+ Pha nóng: Caffeine tan nhiều hơn, có tác dụng giải khát tốt, hương trà đậm hơn.

+ Pha lạnh: Có nhiều axit amin tự do hơn, vị ngọt rõ hơn.

Không phải ai cũng phù hợp để uống trà

Uống trà tuy tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng hợp, những người sau đây được khuyến cáo không nên uống trà hoặc nên ít uống trà:

- Những người hay mất ngủ: chất cafein trong trà có tác dụng làm não hưng phấn, đặc biệt tránh uống trà vào buổi tối.

- Người bị viêm loét dạ dày: hãy “tuyệt giao” với nước trà xanh ngay lập tức vì cafein sẽ kích thích tiết axit dịch vị, không có lợi cho quá trình hồi phục.

- Ở những người bị thiếu máu do thiếu sắt, theophylline và axit tannic có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt.

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống trà nhiều: Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần bổ sung sắt. Trà chứa nhiều tanin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt.

- Trẻ nhỏ: Axit chứa trong trà có thể phản ứng kết hợp với sắt và kẽm... tạo ra các chất kết tủa. Các chất kết tủa này gây trở ngại cho sự hấp thụ, trao đổi chất ở trẻ em.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp chí kinh tế
0 0 12,787 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 7,592 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 9,691 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 8,482 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 6,767 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 7,209 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!