/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂ

1247 13:12, 06/10/2021

( từ)

TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂQuay về tự nhiên, hợp nhất bản thể
Loạt bài về Trà khí gồm 3 phần:

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÀ KHÍ
PHẦN 2: TRÀ KHÍ - DÒNG NĂNG LƯỢNG TỪ VŨ TRỤ
PHẦN 3: TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂ

Trong phần khám phá này, chúng ta sẽ đi vào một số phương pháp bổ trợ ban đầu để nhận biết dòng khí của trà đang chu du trong bản thể. Thông qua đó, hãy cùng nhau khám phá những cảm ngộ về Đạo thông qua thiền trà.

Dưới đây là một số khía cạnh tiếp cận thiền trà để thân tâm trở nên mẫn tiệp với trà khí. Đây chỉ là những cảm ngộ được các trà nhân truyền lại qua nhiều thế kỷ cho nên không phải là căn cứ hay lề lối áp dụng cho tất cả mọi người. Hãy nhớ rằng, mỗi cá thể có trường năng lượng khác nhau, cho nên sẽ có nhiều cách khác nhau để tiếp cận dòng khí sóng năng lượng. Hãy cảm nghiệm và tự thân điều chỉnh sao cho phù hợp, vì bạn mới là người duy nhất hiểu rõ bản thể của chính mình. Thư giãn, thả lỏng cảm xúc và lắng nghe cơ thể, dòng khí sóng sẽ đến với bạn.

Hơn nữa, những phương pháp này không dành chuyên cho học viên trà nhân, những người bắt buộc phải trải qua những khóa thực hành thiền, thái cực, khí công hay yoga… - những người đã tương đối cảm nhận được dòng khí trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với người mới tiếp cận với khái niệm ‘Trà Khí’ hay còn ngờ ngợ về ‘năng lượng’ hoặc ‘dòng chảy’ thì những phương pháp dưới đây có thể giúp các bạn định hướng tổng quát về những khái niệm trên, qua đó dễ dàng tiếp cận với dòng khí trong tự nhiên cũng như trong bản thể.

Trên lí thuyết, chúng ta luôn dành thời gian để thực hành thiền định nhằm mục đích để làm cho tâm trí lắng đọng bằng cách thông qua theo dõi hơi thở ra vào của chính mình (hoặc là những phương pháp thiền của các tông phái). Không quan trọng là người thiền lâu năm hay chỉ mới bắt đầu, quán sát hơi thở là phương pháp thiền định chủ yếu bởi vì chúng ta ngày nay nhờ những giây phút thực hành trong yên tĩnh phần nào giúp tâm trí thư thả, gạn lọc phù hoa, trở về thuần chơn. Nếu không có tâm thái điềm tĩnh, chúng ta không thể có sự tập trung trong công việc hàng ngày, càng không thể tiếp cận với những khía cạnh tinh tế trong cuộc sống, không thể làm chủ thân tâm, luôn bị ngoại cảnh cuốn hút. Thưởng trà cũng như thế. Đến với trà là đến với an yên, vì có bình yên, chúng ta mới cảm nhận được hương hậu trong mỗi lần trà, từ đó dễ dàng nhận biết dòng khí đang lưu thông trong cơ thể, rồi từ từ sự kết nối với bản thể dẫn đến sự gắn với với trà khí ngày một rõ ràng hơn.

Hãy nhớ rằng, những phương pháp dưới đây chỉ là trung gian giúp bạn nhận ra dòng khí trong mình đang gắn kết với dòng khí của trà, rồi bạn sẽ nhận ra rằng tất cả những trải nghiệm về trà, về sự an yên hay những cảm ngộ khác đều đến từ chính chúng ta, phương pháp chỉ là phụ trợ, căn bản ở tâm hồn. Đây là ý nghĩa thật sự của thưởng trà chứ không phải nhằm để nói hay đánh giá về Khí. Đối với các trà nhân, luyện khí là một phần của con đường đến với Thiền trà, đến với Đạo, trở về với sự sống chân chính trong mỗi con người,

THỜI GIAN THƯỞNG TRÀ

Ai cũng cần có không gian và thời gian cho riêng mình. Vì chúng ta luôn hối hả trong cuộc sống nên việc dành ra thời gian cho lắng đọng là điều cần thiết để thư thả tâm hồn, trả lại mọi suy tư cho cuộc thường ngày. Đối với người mới thực hành thiền trà thì khoảng thời gian này vô cùng cần thiết để tạo một thói quen cũng như không quan để rèn luyện thân tâm, nhìn lại chính mình, cảm nhận những thay đổi tinh vi trong cuộc sống. Nếu không, chúng ta giống như con thuyền mãi lênh đênh khi trời nổi sóng.

Điềm nhiên giúp ta dễ dàng cảm nhận điều gì đang diễn ra trong cơ thể, từ đó cảm nhận dòng khí của trà thêm rõ ràng hơn. Do vậy, ban đầu nên dành thời gian cụ thể, tránh để các phiền não tác động lên mình, nếu có thể bạn tập các bài tập thở hoặc nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc chỉ cần ta ngồi tĩnh lặng trong lúc thưởng trà để gạn đi những mối lo toan từ cuộc sống bình thường gây ảnh hưởng đến an yên của tâm trí. Nếu phương pháp này có tác dụng, hãy dành thời gian để trải nghiệm, từ từ và kiên nhẫn. Hãy nhớ rằng, sự thư thả và yên bình chỉ đến với thời gian rảnh rổi trong công việc cũng như của tâm trí khi chúng ta để những vấn vương bên ngoài giây phút thưởng trà.

KHUNG CẢNH THƯỞNG TRÀ

Không gian trà nên được trang trí theo lối đơn giản mà thanh nhã với ánh sáng dịu nhẹ và yên tĩnh, tốt hơn nếu không gian được thông thoáng tự nhiên vì sẽ tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái với những trang trí như cây cảnh, chậu hoa, những bức thủy mặc hay thư pháp… nhưng tổng thể không gian nên hướng đến sự đơn giản trong lối trang trí cũng như trong trà cụ. Tổng thể màu sắc nên chọn màu sắc trầm ấm nhu hòa để người thưởng trà tránh bị phân tán bởi ngoại cảnh trong không gian.

Một không gian đẹp và tao nhã sẽ giúp chúng ta dễ nâng cao tầng sóng rung động, tạo điều kiện cho cảm ngộ về ‘ở đây – bây giờ’ được rõ ràng hơn. Những vật trang trí trong không gian nên chọn những vật thể tự nhiên nhằm tạo cảm giác ấm cúng và sinh động, góp phần giúp cho tâm trí trở nên thư thả, tăng cảm ngộ của chúng ta đối với dòng khí. Không cần thiết để chi một khoản lớn chi phí để tạo không gian trà, hãy tạo không gian phù hợp cho bạn với những gì hiện có. Quan trọng là cảm xúc chúng ta đặt vào không gian.

Tiếp đến là bầu không khí của buổi thưởng trà cần phải mang lại cảm giác thanh bình, phù hợp với điều kiện thời tiết tự nhiên. Hãy tạo cho khách thưởng trà đến trà thất hay phòng trà nhà bạn sự thanh thản và bình yên khi họ thăm viếng; nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không gian,… cần được chuyển từ từ để tránh làm cho cơ thể và cảm xúc bị đảo lộn. Điều này sẽ giúp ích trong việc cảm nhận những vi tế trong bản thể.

Trang phục nên chọn những tông màu ấm nhã, rộng rãi. Thoải mái là điều quan trọng nếu chúng ta muốn để mình thư giãn, để trọn yên vui trong những lúc thưởng trà, tạo môi trường thuận lợi cho việc cảm nghiệm dòng khí, hay xa hơn – là gắn kết với Đạo.

LẮNG ĐỌNG

Có lẽ quan trọng nhất cho những lúc thực hành cảm khí là sự yên tĩnh, đầu tiên là yên tĩnh trong không gian. Thưởng trà cũng vậy. Sau những giây phút với cuố sống, chúng ta nên đến với trà trong không khí của sự bình yên và lắng đọng, và hầu như điều này không thể đến nếu ta mắt kẹt trong một không gian xáo động. Dù là trà hay Đạo, dù chỉ đơn thuần là thưởng hay uống, tất cả những người đến với trà hầu như sẽ lựa chọn cùng trà trong một không gian yên bình và thư thái, một không gian lánh khỏi những căng thẳng của cuộc sống đời thường. Đây là lý do nên tạo cho không gian thưởng trà một môi trường an tĩnh.

Đôi khi trà cũng mang tính chất giao tiếp, thế nhưng, dùng trà để mang lại sự thoải mái cho bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác cũng góp phần làm cho mối quan hệ trở nên hòa ái và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dùng trà để tạo mối quan hệ lại là một phần nhỏ so với đại đa số còn lại. Hầu như, thưởng trà là cảm nghiệm lá nước, thưởng phẩm hiện tại, ta thưởng chính ta, cho nên sự yên tĩnh là điều quan trọng đặt lên hàng đầu.

Đối với người mới bước chân vào thiền trà, trò chuyện chỉ kích thích giác quan tập trung ra bên ngoài bản thể hơn là tập trung cảm nghiệm cảm giác bên trong. Những bậc hiền sĩ, thiền sư trước kia, thưởng trà luận đạo bởi vì họ thông ngoài thấu trong, là một đẳng giới cao trong thiền trà. Còn chúng ta, đầu tiên là tập dần từng bước. Đối với những ai đang luyện tập khả năng cảm ngộ dòng khí, nói chuyện chỉ mang chúng ta đi ra khỏi thực tại, rời bỏ quê nhà lập thân phương xứ. Cho nên một môi trường lắng đọng an tĩnh là điều cần thiết cho cảm ngộ trà khí, trực chỉ nội tâm, giao tiếp thực tại. Đối thoại với mọi người sẽ làm tâm trí bị xao lãng, khó nắm bắt những vi tế đang diễn ra trong bản thể chính mình.

Hãy học cách yên lặng. Yên lặng không phải không lên tiếng, không phải là một trạng thái sơ cứng trong không gian hoàn toàn không tiếng động. Kèm với không gian thanh bình là cảm thúc thư thả an yên của thân tâm. Đây mới là trạng thái của yên tĩnh. Phương pháp tập trung yên lặng là hướng sự chú ý của mình vào hơi thở, lắng nghe hơi thở của chính mình, đi vào khoảng không gian tĩnh lặng trong tâm hồn.

Hãy từ từ và nhẫn nhại, đừng thúc dục và ép buộc thân tâm đi tìm khoảng không cho riêng nó. Rất nhiều người – ngay cả những trà nhân hay thiền sư, hiền sĩ chân chính, đôi lúc vẫn cảm thấy khó chịu với sự yên lặng. Nhưng đây chỉ là giây phút nhất thời. Khi đã trải nghiệm sự tĩnh tại đó – cùng với trà, chúng ta có thể hàng giờ liền trôi qua chỉ với sự yên vui sẵn có trong thân tâm.

Sự an yên bên ngoài luôn ngầm nhắc chúng tra về sự yên bình trong tâm thức để tâm hồn hoàn toàn an nghỉ trong khoảng không gian tuyệt vời đó. Khi thành thục hơn, chúng ta vẫn giữ được an yên ngay cả khi môi trường náo nhiệt. Đó chính là vùng đất hứa của nội tâm. Tuy nhiên, thưởng trà vẫn tuyệt nhất trong không gian tĩnh lặng; và với những giây phút ấy, đôi khi tâm thức ta bừng sáng với những cảm ngộ mới lạ về trà, hay những trải nghiệm mới mẻ trong linh thức. Thông qua trà, ta học được cách tập trung vào dòng khí sóng. Từ đó, nhiều cánh cữa khác liên tiếp được mở ra đi kèm với sự khỏe mạnh nơi thể xác, bình yên ở nội tâm.

Bắt đầu thưởng trà với sự an yên. Nếu muốn thảo luận một vấn đề nào đó, hãy dành những ngôn từ hòa nhã và cảm xúc chân thật giao cảm với trái tim. Khi đó, bạn sẽ nghe mình đang nói những điều quan trọng yên vui cho mọi người.

Chúng ta nhận ra những bản nhạc yên bình thường là những bản nhạc không lời. Chúng truyền đến những rung động vi tế và cần chúng ta thâm nhập vào giai điệu để cảm xúc lấy nó. Âm nhạc tồn tại trong thiên nhiên từ thuở trời đất hình thành, thông qua những làn sóng rung động vi tế của cây cối, cỏ hoa, động vật, núi non, sông hồ, biển cả,… tất cả tạo thành bản hợp xướng của thiên nhiên. Trà được trời đất nuôi dưỡng, được âm nhạc ru ca, từ đó mà kết quyện hài hòa với nhau. Được nghe được một bản nhạc phù hợp với giây phút thực tại là cả một niềm vui khôn tả.

THỰC PHẨM

Hãy nhớ rằng, Thiền trà không chỉ là sự bình yêu trong giây phút thưởng trà, trà khí còn là sự an nhiên trong thân tâm của mỗi con người. Khi đã nếm trải những khoảnh khắc an bình trong tâm tưởng, chúng ta sẽ luôn mãi đến những thời khắc yên vui đó và tâm hồn sẽ dần rời xa những ràng buộc thúc ép của cuộc sống đời thường. Đơn giản, vì bình yên là hạnh phúc phát ra từ nội tâm cho nên vật cảnh bên ngoài không thể nào thay thế sự kì diệu đã từng kinh trải, nếu có thì cũng chỉ là giây phút khỏa lấp tạm thời khi tâm thức niệm về những bình an từ nguồn cội xa xôi.

Song song với những phút giây nếm trải không gian bình yên chính là chúng ta đang trải nghiệm cuộc sống của mình dung hòa với bản thể của Đạo – hợp làm một với thể sống Tự nhiên, ta đồng thời cũng nhận ra cuộc sống bị lôi cuốn bởi ngoại cảnh trước kia gò bó và chập hẹp thế nào bởi giác quan giờ đây đã trở nên mẫn cảm hơn với những vi tế đang tồn tại trong trời đất từ môi trường tự nhiên đến hoàn cảnh xã hội, thói quen ăn uống sinh hoạt…

Giác quan càng trở nên tinh tế, ta càng nhận ra một sự thật đơn giản là những gì chúng ta đưa vào bản thể như tư tưởng, đồ ăn thức uống sẽ hòa quyện và trở thành một với ta. Chúng ta trở nên hòa ái nếu để những điều vui vẻ đi vào tâm tưởng, sẽ hiền lương nếu lòng mình hỉ xả bao dung, sẽ trà khí nếu để tinh túy của trà dung nhập bản thể… và sẽ mộc mạc như trà nếu lối sống uống ăn của ta cũng giản đơn như nó.

Những người thường xuyên luyện tập các bài luyện khí hay hành thiền thường có một điểm chung đó là đa phần họ đều dùng chế độ ăn thanh đạm lành mạnh thiên về rau quả hoặc giả như có dùng thịt cá, họ đều dùng ở chế độ phù hợp và cách xa giờ luyện khí cũng như hành thiên vì đạm động vật khó hấp thụ vào cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình vận khí và cảm nhận nguồn khí đang vận hành trong bản thể. Điều này đã được các trường phái khí đạo gia gìn giữ cả nghìn năm nay. Thêm vào đó, vì đã nhận biết dòng khí sóng lưu xuất nên các giác quan trở nên mẫn cảm tinh tế hơn, họ đã cảm ngộ được sự sống của mình đang tương tác với sự sống từ môi trường xung quanh và tất cả cùng hợp chung gắn kết làm một trong đại thể của trời đất. Chính từ đó, họ lựa chọn ăn uống thuần tự nhiên để bảo lưu dòng khí sống, để nâng cao tầng sóng rung động, kết nối với thiên nhiên. Ngoài ra, khí nhân cũng hạn chế số lần ăn trong ngày để cho bao tử khỏe mạnh, dễ dàng trong quá trình khí thở lưu thông.

Nhiều người sẽ lựa chọn ăn nhẹ trước hoặc trong các buổi thưởng trà và tốt nhất là đồ ăn với nhạt vị để tránh kích thích vị giác. Không nên uống trà lúc đói, vì sẽ gây đau choáng hoặc xuất mồ hôi – đó là cảm giác say không tốt cho cơ thể. Ngược lại ăn quá nó sẽ ảnh hưởng đến cả năng vị giác và khứu giác, đồng thời, bao tử đầy sẽ không còn chỗ cho dòng khí lưu thông, thưởng trà sẽ mất đi ý vị. Lão tử nói: cái dụng của vạn vật nằm ở chỗ trống không. Trống không phải là không có, không phải là suy cạn. Trống là rổng, rổng là linh. Đây là cái chỗ diệu của khí – là Thiền trà của trà nhân.

TRÀ KHÍ

Tựu chung, Trà khí biểu hiện rõ nhất ở tổng thể. Tuy nhiên, mỗi lần dùng trà sẽ không thể nào toàn thể giống nhau, sẽ có những sự thay đổi đồng nhất – ngay cả khi bạn thưởng một loại trà trong cùng một không gian, trà khí cảm ngộ không bao giờ hoàn toàn giống. Con người không ai có thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông. Thế nhưng, mỗi lần tắm, mỗi lần thưởng trà đều mang lại những sảng khoái tươi sáng và mới mẻ. Tất cả đều tươi trẻ, tất cả đều trinh nguyên.

Suy cho cùng, trà khí không chỉ đơn giản là một cuộc thưởng trà mà nó còn là sự tương tác giữa môi trường-trà-nhân thể. Bởi vì động vốn là quy luật bất biến của vũ trụ, chúng ta là thể sống trong trời đất nên không ngừng biến đổi, không ngừng hóa sinh. Tất cả đang vận hành, há gì trà khí dừng trụ?!

Nhưng sự vận hành tổng thể nào mà không có nguyên tắt chung của nó. Trà khí cũng vậy. Dưới đây là một số tác động mà Trà khí đang vận hành chính nó.

Trên đỉnh đầu:

Khí trà có thể xông thẳng lên huyệt bách hội trên đỉnh đầu, trán hoặc vòng qua sau đầu làm rung động đến phần gốc tủy nếu trà đang dùng là các dòng trà thượng phẩm được ủ lâu năm. Điều này ban đầu sẽ gây cơ thể cảm giác căng hơi trong các đường gân mạch hay mạnh hơn là gây rần khắp cơ thể.

Đôi lúc ta sẽ cảm giác ngứa nóng quanh viền mắt, má hoặc hai bên tai vì khí đang lưu thông trong cơ thể. Người thưởng trà lúc này sẽ có những biểu hiện như xoa vùng nhãn cầu, quanh vùng mắt hay các huyệt đạo thái dương, xoa tai… Khí được chạy xung quanh phần đầu theo hình xoắn ốc.

Trong bản thể:

Thông thường, khí lưu chuyển theo hai kiểu: Hoặc là khí chu du ngược ra trước theo từng đợt sóng vi tế, đôi khi sẽ cảm thấy như một vòng xoắn ốc đang bao bọc cơ thể. Hoặc là khí lưu xuất tạo nên nhịp đập từng hồi đều bên trong cơ thể.

Chúng ta đôi lúc cũng cảm thấy sự chuyển động giống như kết rồi mở khi dòng khí gia tăng bên trong cơ thể. Đây không phải là một loại kích thích cơ năng lưu động mà là một loại hưng phấn sảng khoái dâng tràn từ bên trong, một loại cảm giác rơn rơn trong gân tủy, lưu xuất khắp châu thân.

Đôi khi khí làm cho các nơi bị tắt nghẽn được lưu thông do chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ, lúc này trà khí sẽ làm cơ thể xuất mồ hôi, thậm chí mạnh hơn là bị nhói ở một số nơi khí bế, hoặc là nóng ran, hoặc là tim đập mạnh liên hồi, gây choáng đến khó chịu. Những hiện tượng này sẽ thuyên giảm khi cơ thể dần thích ứng với loại trà hiện dùng.

Đôi khi, trà khí cũng giúp giải phóng cảm xúc, tạo ra những tiếng cười sảng khoái hoặc những giọt nước mắt trên đôi môi đang mỉm cười hạnh phúc. Đây là thời khắc đánh dấu niềm hân hoan và sự phúc lạc của tâm hồn bắt đầu chớm nở trong nội thể trà nhân.

Đôi khí sẽ rượt qua da, đôi khi khí làm rơn trong thịt. Nếu khí trà đủ đậm cơ thể chúng ta sẽ cảm giác như có một nguồn năng lượng từ trong phát ra bao bọc lấy mình, làm rung động ấm áp và râm ran.

Hay như cảm giác có luồng khí giáng xuống bất ngờ, giống như ta đang đứng dưới vòi nước…

Người muôn màu, không gian muôn vẻ, trà khí muôn phương… từng loại cảm giác khí trong cơ thể đều mang lại những trải nghiệm bất ngờ và thú vị.

Cảm giác ở tay chân:

Khí dễ dàng nhận ra nhất là khi nó di chuyển đến lòng bàn tay vì lúc này khí sẽ tạo cảm giác tê tê trướng ở các đầu ngón tay. Nhiều người sẽ cảm giác như một cơn nhói nhẹ, đánh tiếng cho sự tập trung cảm nhận dòng khí của trà.

ĐÁNH ĐỘNG NHẸ - TRÀ KHÍ TÍNH ÂM

Đồ hình Âm – Dương đã tồn tại từ xưa ở phương Đông, hay rộng hơn là đã có ở các nền văn minh cổ từng tồn tại trên thế giới. Nó thể hiện cho sự tương tác gắn kết nhất thể, là quy luật vận động của toàn thể vũ trụ. Âm sinh ra dương, Dương trưởng dưỡng âm – cứ thế tạo nên mối quan hệ khắn kít, là giềng mối hình thành nên sự sống, tồn tại song hành. Nói ngắn gọn hơn là Âm-Dương không thể tồn tại độc lập. Vạn vật không một sác-na dừng trụ cho nên về nguyên tắt không một Âm Dương nào thuần túy, vì nó luôn vận động, âm dương tương tác nên không ngừng hóa sinh cho nhau. Âm đại hiện cho ẩn tàng, hướng nội, nhẹ nhàng tinh tế. Trong cuốn Thất Chơn Nhơn Quả của đạo gia từ thời Tống có đề cập đến thể Âm – Dương như sau: ‘Dương là minh sáng rõ ràng – Âm là tĩnh lặng hấp dẫn.’ Âm – Dương hòa hợp, vạn vật khởi sinh.

Thể khí này làm cho con người điềm tĩnh, thân tâm an lạc nhẹ nhàng. Nó là một dòng khí thanh nhẹ như một nhịp điệu hướng vào bên trong, mềm mại như mây trắng trên nền trời trong xanh. Sự dịu dàng của nó sẽ từ từ ngấm sâu vào nội thể, ngay cả khi các giác quan cảm ngộ nó dần qua đi, hậu Trà khí tính âm vẫn còn lưu lại, thư thả và thoải mái. Thông thường, dòng Trà này thấm sâu, tồn tại lâu và được cơ thể hấp thụ nhiều hơn. Chính vì vậy nên dòng năng lượng của nó cần thời gian để ngưng tụ nhưng lại tồn lưu bền bỉ dai dẳng.

TRÀ KHÍ TÍNH DƯƠNG - KHÍ TRÀ MẠNH MẼ

Dương biểu hiện ở cứng chắc khỏe mạnh, tạo ra sự khai phóng dòng năng lượng trong vũ trụ. Nó đại hiện cho sự sinh trưởng và hướng ngoại. Dòng năng lượng này rất mạnh mẽ và chớp nhoáng, dữ dội và cuồng nhiệt, cuối cùng lại bùng cháy tạo thành muôn ngàn vi tế, biến hóa không cùng. Trong đồ hình Thái cực, màu đen tượng trương cho Dương, vì từ trước đến nay, không một bậc cao nhân hiền sĩ đắc ngộ nào có thể khẳng định mình hoàn toàn thấu triệt huyền vi của tạo hóa, cho nên màu đen để nói lên sự huyền mông không cùng. Người xưa lấy Mặt trăng dịu dàng cho Âm, và Mặt trời rực rỡ tượng trưng cho Dương khí. Đêm ẩn tàng, ngày sống động.

Loại trà khí này thường đánh vào các giác quan ngay ở ngụm đầu tiên, làm cho dòng khí xông thẳng đỉnh đầu, đôi khi gây cảm giác tê rần. Nó sẽ làm cho cơ thể phản ứng như ra mồ hôi, nóng, hoặc tim đập nhanh nhưng đây là do dòng khí bế được khai phóng, tạo ra một cảm giác mạnh tác động lên thân thể. Trà khí tính dương càng mạnh càng có xu hướng như:

Cảm giác khoảng gian ngừng lại, tạo ra khoảng trống ngay chính trong thân thể, tựa như những hạt nguyên tử chuyển động chậm hơn, tạo ra những bước sóng dài hơn. Hay mang cảm giác nhanh mạnh như có một dòng nước rổng dào dạt tuôn trào khắp đường kinh mạch. Loại khí này có độ nồng cao, làm gia tăng chuyển động của các hạt nguyên tử, kết hợp với làn khí sóng trong bản thể, tuôn thao bất tận.

Như đã đề cập ở phần trước, trà đầu tiên được dùng trong y học. Văn hóa phương Đông lấy khí làm cốt, lấy tâm làm thân, tất cả bệnh tật trong cơ thể đều do khí bế tâm uất mà ra. Chữa bệnh phải chữa từ gốc. Cùng sự kết hợp với các bài tập thể dục để vận hành khí huyết, người bệnh cần để tâm thái vui vẻ điềm nhiên thì bệnh sẽ thuyên giảm.

Bệnh nhiều dạng, nhưng chủ yếu do tâm bị tổn bơi lo lắng u sầu hoặc tâm phóng ngoại gây thương đến thân thể. Đối với tâm tổn do phiền não đè nặng, nên sử dụng các loại trà khí tính dương để giải phóng cảm xúc và các điểm khí bế; còn tâm động loạn cần sử dụng khí trà tính âm góp phần điềm đạm thân tâm, bình tĩnh cảm xúc.

Hương hậu và trà khí đều quan trọng. Với loạt bài Thiền trà này hy vọng giúp các bạn hiểu thêm về tinh túy của trà, những tác động của trà lên thân tâm. Tuy nhiên, đây chỉ là những phân tích mang chiều hướng cá nhân và chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong thế giới rộng lớn bao la của Thiền trà. Điều quan trọng là thông qua trà, ta tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, kết nối ta với chính mình, đồng cảm với mọi người, gắn kết ta với tinh thể sống của trời đất, quay về với Đạo, làm một với Tự nhiên.
TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂKhông gian thưởng trà
TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂlắng đọng
TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂthực phẩm cho trà nhân
TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂThiền trà nhất vị
thiền trà một chén rong chơi
dạo khắp non sông lẫn núi đồi
thế giới quanh ta đầy sống động
hay hồn ta hội nét tinh khôi
1 0 4,492 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Khái Quát Về Trà Khí
1188 18:40, 23/09/2021
0 0 2,624 0.0
Loạt bài về Trà khí gồm 3 phần:

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÀ KHÍ
PHẦN 2: TRÀ KHÍ - DÒNG NĂNG LƯỢNG TỪ VŨ TRỤ
PHẦN 3: TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂ

Từ xưa cho đến nay, các bậc hiền sĩ yêu thích trà vì tinh khí của nó. Cho nên, hiểu vì nguyên nhân làm cho trà được ưu thích trong giới thiền đạo (tính chất thiền ...
TRI ÂM CỦA TRÀ
1182 20:03, 22/09/2021
0 0 2,530 0.0
Vào năm 1883, một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật bản chuyên nghiên cứu về những bí ẩn liên quan đến trà, trở về từ Trung quốc mang theo một ít nước suối ngon trên núi cao dùng để pha trà. Sau khi nghiên cứu, họ phát hiện nguồn nước họ mang về có tác dụng chữa lành, nằm ngoài những gì chúng ta hiểu về nước trước ...
CHABANA –  HOA THIỀN TRÀ (7) - Phần cuối
1006 12:27, 27/08/2021
1 1 3,516 10.0
KHỔNG DUNG ĐĂNG – SỰ KHOÁNG ĐẠT TRONG NGHỆ THUẬT HOA KIỂNG

Khổng dung đăng là kiểu phối trí khác biệt nhất trong sáu loại và là loại khó sắp xếp hơn một chút. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến một khía cạnh khác, giúp nâng cao kỹ năng cắm hoa. Đây là bài kết thúc trọn vẹn cho loạt bài mở đầu về ...
CHABANA –  HOA  THIỀN TRÀ (6)
988 14:25, 25/08/2021
0 0 2,435 9.0
ĐỊA ĐÀNG HOA

Địa đàng hoa là một trong những thể loại cắm hoa cổ điển của Ikebana, có thể sử dụng bất kỳ loại đĩa nào đáy bằng phẳng để tạo nên mô hình thu nhỏ của một khóm hoa vươn lên bên bờ hồ. Với thể loại cắm hoa hợp phong cách của thiền trà này chúng ta có thể tận dụng những cái đĩa ăn ...
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (5)
972 12:07, 23/08/2021
0 0 4,806 0.0
ĐỒNG HOA – NGHỆ THUẬT ĐẾN TỪ SỰ THANH THOÁT GIẢN DỊ

Có tất cả sáu loại bình trong nghệ thuật cắm hoa truyền thống. Trong phần này sẽ đề cập đến ba cách cắm, bắt đầu từ ống tre. Cây tre là một hình ảnh đặc trưng mang ý nghĩa phong phú trong lịch sử văn hóa nghệ thuật Á đông – chiếm một vị thế quan ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!