/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

NGHIỆP CỨ TRẢ - PHƯỚC CỨ LÀM – ĐẠO CỨ TU

1261 10:19, 10/10/2021
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO

( từ)

NGHIỆP CỨ TRẢ - PHƯỚC CỨ LÀM – ĐẠO CỨ TU
NGHIỆP CỨ TRẢ - PHƯỚC CỨ LÀM – ĐẠO CỨ TU

1. NGHIỆP CỨ TRẢ

“Nghiệp” cứ trả, tức là do trước khi biết Phật pháp, ta không biết được Luật Nhân Quả, không biết thế nào là chấp ngã, là vô ngã, không biết điều nào là điều thiện, điều nào là điều ác, không biết đúng không biết sai. Vì vậy ta tạo một mớ tội mà không biết đó là tội thì gọi là vô minh. Cho nên chư Phật, Thánh thần không trách ta vì biết rằng: “Tội nghiệp chúng sinh là vô minh tăm tối nên các Ngài thương”. Tuy Phật thương, nhưng còn điều sai ta đã làm thì vẫn phải trả quả báo, không tránh đâu được, cái đau là chỗ đó. Mà khi trả nghiệp thì không dễ chịu chút nào, vì ta đã gây khổ cho người khác.
Bây giờ biết đạo rồi, và cũng biết rằng trong quá khứ vì vô minh ta cũng đã lỡ tạo nghiệp thì quả báo sẽ phải đến. Và người đệ tử Phật của ta quan niệm rằng: Thôi! nghiệp cứ trả, có nghĩa là chấp nhận, chịu đựng, không nản lòng. Ở đây, Thượng toạ muốn nhấn mạnh đến quan niệm “cứ” trả của một người đệ tử Phật rất khác với một người không biết Phật pháp, họ trốn nghiệp không chịu trả là chỗ:
- Thứ nhất, khi đau khổ tới thì người không biết đạo họ xoay sở đủ cách để tránh (tránh bệnh, tránh tật, tránh nạn) và trong khi xoay sở đủ cách đó, có khi họ tạo nghiệp mới nữa mà còn ác hơn. Trong khi người biết đạo, nghiệp cứ trả, họ chấp nhận khổ đau, chấp nhận đối diện cả với cái chết, miễn đừng gây nghiệp mới. Do vậy, mỗi khi thấy tai hoạ tới mà ta xoay sở đủ cách để tránh, coi chừng mình rơi vào trạng thái của người không biết đạo. Nếu tránh được ta cũng tránh chứ không thụ động, không buông xuôi, nhưng bằng cách nào đó chứ không chấp nhận gây tội thêm nữa.
- Thứ hai, khi nghiệp tới, ví dụ như khi bị phá sản, cơ nghiệp suy sụp, gia đình tan nát, mắc bệnh không trị được, v.v… người không biết đạo thì quýnh quáng, bất an, khổ đau, buồn rầu; còn người biết đạo thì chấp nhận bình thản. Như vậy mới gọi là nghiệp “cứ” trả. Thế nhưng, người nào trong cái trả nghiệp đó mà bình thản được thì gọi là người có đạo lực tu hành. Biết nhau tu giỏi hay không là lúc trả nghiệp.

2. PHƯỚC CỨ LÀM

Tức là khi đã hiểu đạo, hiểu được nhân quả rồi thì không một người đệ tử Phật nào khờ dại làm biếng làm phước cả, ngược lại, ai cũng chỉ có một điều khát khao làm phước, làm phước và làm phước. Người chưa phải Thánh thì cái khát khao tạo phước rất ít, ngược lại, người có chất Thánh thì khát khao tạo phước thật mãnh liệt.
Nguyên nhân của những dằn vặt đau khổ mà người nghèo phải trải qua đó là luôn khát khao được giàu có. Phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có. Không mong cầu, không mong giàu chính là đạo lý.
Tuy nhiên, không phải ai muốn làm phước là được toại nguyện. Phải có phước rồi mới làm phước được. Do tâm ta thiết tha làm phước mà phước đời trước không nhiều, vì vậy ta chỉ làm phước nho nhỏ mà thôi, nhưng dù làm nhỏ ta vẫn cứ làm. Không phải đợi có điều kiện mới làm phước lớn. Cứ làm phước nhỏ rồi mới có phước lớn, có phước lớn rồi mới làm phước lớn được.
Nhân đây, Thượng toạ nhắc nhở: Làm phước không dễ, bởi vì: thứ nhất là chưa có phước; thứ hai khó làm phước là vì lười. Làm phước phải mất công, mất thời gian, mà từ lâu ta bị cái tật lười nên không làm phước được. Muốn làm phước cũng phải thắng được cái lười này. Trong Tứ Chánh Cần Phật dạy: chữ “cần” tức là cần mẫn; siêng năng là ám chỉ cho việc làm phước, còn “tấn” tức là tinh tấn ám chỉ cho việc ngồi thiền. Làm phước khó do ta bị lười, cho nên phải tu tập cái hạnh tinh cần, siêng năng, chịu khó, chịu cực, còn không thì không làm được. Người quen lười cứ ngồi nhìn hay sai người khác làm thì bản thân cũng không làm phước được.
Thêm nữa, làm phước là giúp đời, giúp người, nếu ta không thương đời, không thương người thì không có sức mạnh để làm phước, nên muốn làm phước ta phải có tâm từ bi. Ngoài ra, làm phước không dễ vì bị cản trở bởi công việc, bởi hoàn cảnh gia đình. May mắn hơn, những ai đang có công ăn việc làm thì ta làm phước ngay trong công ăn việc làm của mình. Ví dụ: mình là người công chức thì ráng phục vụ dân cho tốt; còn người trong cơ quan, công xưởng thì ráng làm cho tăng công suất, để đóng góp vào sự thành công của cơ quan, đó cũng là việc làm phước. Cho nên, Thượng toạ thường khuyến khích các phật tử:
Mỗi người làm việc bằng ba
Chính mình có phước, nước nhà vinh quang.
Nước ta không giàu bởi vì dân mình làm việc ít năng suất quá, thua các nước trên thế giới gấp 3,4 lần. Bây giờ mỗi người Việt Nam mạnh hơn, làm nhiều hơn thì ta mới bắt đầu thoát nghèo được. Cho nên phải cố gắng tăng năng suất lên. Muốn làm phước thì ngay trong công việc mưu sinh ta cũng làm được, còn nếu không có công việc mưu sinh thì phải ráng tìm tòi bất cứ công việc gì đó mà bòn mót tạo phước. Sợ nhất là không có gì để làm.

3. ĐẠO CỨ TU

Đạo là bắt đầu bước vào thế giới tâm linh siêu việt đi về con đường giác ngộ, giải thoát, vô ngã. Còn cái ta làm phước thật sự chưa phải là đạo giác ngộ siêu nhiên mà Phật dạy, đó mới chỉ là đạo đức thôi. Sống trên đời, nghiệp ta biết trả; phước ta biết làm… đó là đạo đức; còn để bắt đầu bước vào đạo ta biết tu là một tầng bậc khác, một đẳng cấp mới của loài người rồi. Ví dụ nghiệp trả thì ta vẫn là đẳng cấp của con người, biết tạo thêm phước cũng chỉ là đẳng cấp của con người, nhưng nếu biết tu thì ta bắt đầu vượt khỏi thân phận của con người để bước lên làm Thánh. Mà tu theo đạo là hướng về tâm linh vô ngã, phải làm sao lắng được tâm yên tĩnh, vô niệm, nhất như để đi sâu dần và cuối cùng đạt được vô ngã tuyệt đối, đó là mục tiêu tu hành trong đạo Phật. Do vậy, việc tu hành khó gấp triệu lần, thời gian không thể tính kể được so với việc trả nghiệp hay làm phước.
Thượng toạ đã liệt kê ra nhiều cái khó của việc tìm con đường, tìm Thầy hướng dẫn cũng như việc thực hành tu tập. Qua đó, Người khuyến khích các phật tử phải hết sức nỗ lực tu tập, tu được giờ nào, phút nào tốt giờ đó, vì mỗi cái đều là nhân lành để ta đắc đạo sau này. Cho dù chưa đắc đạo viên mãn, dù vẫn còn trên con đường đi, nhưng với sự tu hành chân chính, mình vẫn giáo hóa người khác, vẫn làm lợi ích cho chúng sinh được rồi. Đó cũng là điều ta đền ơn Phật được.
Trong việc tu tập thì định tâm là chính, ta phải định được tâm để đi về vô ngã. Nhưng muốn định được tâm thì ta phải có ba điều hỗ trợ”: “Một là đạo đức, mới tu thiền được. Hai là phải có nhiều phước, mới tu thiền được. Ba là có khí công để rèn luyện nội lực bên trong, hỗ trợ cho việc tu hành.”

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 3,339 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ông Phật lạnh
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
1754 06:50, 15/04/2022
0 1 3,455 8.0
Ông Phật lạnh

Một ngày kia, Thiền Sư Ikkyu đi ngang qua một ngôi chùa và ghé vào xin trọ lại một đêm. Đêm đó, trời trở cơn thật lạnh và trong chánh điện không có gì để sưởi ấm ngoài ba tượng Phật gỗ. Sư Ikkyu chẳng nói chẳng rằng, leo lên rinh một pho tượng Phật xuống, chẻ ra chụm đốt sưởi ấm.

Lúc ...
BÀI HỌC TỪ CHIẾC CHĂN BÔNG
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1701 14:04, 31/03/2022
2 0 29,847 1.0
BÀI HỌC TỪ CHIẾC CHĂN BÔNG

☘Trong một ngôi chùa cũ nát, tiểu hòa thượng chán nản thất vọng nói với lão hòa thượng: “Trong cái chùa nhỏ bé này chỉ có hai hòa thượng chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều là nói những lời ác với chúng ta, còn thường xuyên gọi con là hòa thượng hoang. Họ ...
BIẾT SỐNG MỘT MÌNH
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
1630 19:25, 08/03/2022
0 0 3,289 0.0
BIẾT SỐNG MỘT MÌNH

… Con người ta thường rất sợ cô đơn, một mình. Thế nhưng có những lúc một mình lại là lúc an bình và thanh thản nhất. Suy cho cùng thì chúng ta sinh ra một mình, chết đi cũng một mình, và có những nỗi niềm không thể diễn tả cùng ai, chỉ có một mình mình biết. Thế thì tại sao không tập ...
 GẶP ĐƯỢC NHƯ LAI, ĐƯỢC XUẤT GIA, CÓ ĐƯỢC NHỮNG THỨ MÀ NGƯỜI TA PHẢI MẤT HÀNG TỈ TỈ ĐẠI KIẾP MỚI CÓ ĐƯỢC.”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
1616 13:01, 01/03/2022
0 0 3,244 0.0
GẶP ĐƯỢC NHƯ LAI, ĐƯỢC XUẤT GIA, CÓ ĐƯỢC NHỮNG THỨ MÀ NGƯỜI TA PHẢI MẤT HÀNG TỈ TỈ ĐẠI KIẾP MỚI CÓ ĐƯỢC.”

Thời Đức Phật, có một vị Tỳ Kheo đi bát, gặp một cô Phật tử giàu và đẹp cô này gặp là cổ thương liền, cô để bát và có dặn một câu: “Đi tu như vầy tội nghiệp quá, bữa nào ...
NGỒI THIỀN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
1609 09:06, 23/02/2022
0 0 3,192 0.0
NGỒI THIỀN
Yêu cầu 2 đệ tử thiền trong 2 phòng có sẵn thịt nướng, ngày hôm sau, hòa thượng già chọn được người kế nhiệm khiến ai cũng ngạc nhiên
Và người được chọn lại là người đã ngồi trong căn phòng có miếng thịt không còn nguyên vẹn.
1. Ngồi thiền
Có một phương trượng tuổi tác đã cao nên muốn ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!