/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

NGHIỆP CỨ TRẢ - PHƯỚC CỨ LÀM – ĐẠO CỨ TU

1261 10:19, 10/10/2021
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO

( từ)

NGHIỆP CỨ TRẢ - PHƯỚC CỨ LÀM – ĐẠO CỨ TU
NGHIỆP CỨ TRẢ - PHƯỚC CỨ LÀM – ĐẠO CỨ TU

1. NGHIỆP CỨ TRẢ

“Nghiệp” cứ trả, tức là do trước khi biết Phật pháp, ta không biết được Luật Nhân Quả, không biết thế nào là chấp ngã, là vô ngã, không biết điều nào là điều thiện, điều nào là điều ác, không biết đúng không biết sai. Vì vậy ta tạo một mớ tội mà không biết đó là tội thì gọi là vô minh. Cho nên chư Phật, Thánh thần không trách ta vì biết rằng: “Tội nghiệp chúng sinh là vô minh tăm tối nên các Ngài thương”. Tuy Phật thương, nhưng còn điều sai ta đã làm thì vẫn phải trả quả báo, không tránh đâu được, cái đau là chỗ đó. Mà khi trả nghiệp thì không dễ chịu chút nào, vì ta đã gây khổ cho người khác.
Bây giờ biết đạo rồi, và cũng biết rằng trong quá khứ vì vô minh ta cũng đã lỡ tạo nghiệp thì quả báo sẽ phải đến. Và người đệ tử Phật của ta quan niệm rằng: Thôi! nghiệp cứ trả, có nghĩa là chấp nhận, chịu đựng, không nản lòng. Ở đây, Thượng toạ muốn nhấn mạnh đến quan niệm “cứ” trả của một người đệ tử Phật rất khác với một người không biết Phật pháp, họ trốn nghiệp không chịu trả là chỗ:
- Thứ nhất, khi đau khổ tới thì người không biết đạo họ xoay sở đủ cách để tránh (tránh bệnh, tránh tật, tránh nạn) và trong khi xoay sở đủ cách đó, có khi họ tạo nghiệp mới nữa mà còn ác hơn. Trong khi người biết đạo, nghiệp cứ trả, họ chấp nhận khổ đau, chấp nhận đối diện cả với cái chết, miễn đừng gây nghiệp mới. Do vậy, mỗi khi thấy tai hoạ tới mà ta xoay sở đủ cách để tránh, coi chừng mình rơi vào trạng thái của người không biết đạo. Nếu tránh được ta cũng tránh chứ không thụ động, không buông xuôi, nhưng bằng cách nào đó chứ không chấp nhận gây tội thêm nữa.
- Thứ hai, khi nghiệp tới, ví dụ như khi bị phá sản, cơ nghiệp suy sụp, gia đình tan nát, mắc bệnh không trị được, v.v… người không biết đạo thì quýnh quáng, bất an, khổ đau, buồn rầu; còn người biết đạo thì chấp nhận bình thản. Như vậy mới gọi là nghiệp “cứ” trả. Thế nhưng, người nào trong cái trả nghiệp đó mà bình thản được thì gọi là người có đạo lực tu hành. Biết nhau tu giỏi hay không là lúc trả nghiệp.

2. PHƯỚC CỨ LÀM

Tức là khi đã hiểu đạo, hiểu được nhân quả rồi thì không một người đệ tử Phật nào khờ dại làm biếng làm phước cả, ngược lại, ai cũng chỉ có một điều khát khao làm phước, làm phước và làm phước. Người chưa phải Thánh thì cái khát khao tạo phước rất ít, ngược lại, người có chất Thánh thì khát khao tạo phước thật mãnh liệt.
Nguyên nhân của những dằn vặt đau khổ mà người nghèo phải trải qua đó là luôn khát khao được giàu có. Phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có. Không mong cầu, không mong giàu chính là đạo lý.
Tuy nhiên, không phải ai muốn làm phước là được toại nguyện. Phải có phước rồi mới làm phước được. Do tâm ta thiết tha làm phước mà phước đời trước không nhiều, vì vậy ta chỉ làm phước nho nhỏ mà thôi, nhưng dù làm nhỏ ta vẫn cứ làm. Không phải đợi có điều kiện mới làm phước lớn. Cứ làm phước nhỏ rồi mới có phước lớn, có phước lớn rồi mới làm phước lớn được.
Nhân đây, Thượng toạ nhắc nhở: Làm phước không dễ, bởi vì: thứ nhất là chưa có phước; thứ hai khó làm phước là vì lười. Làm phước phải mất công, mất thời gian, mà từ lâu ta bị cái tật lười nên không làm phước được. Muốn làm phước cũng phải thắng được cái lười này. Trong Tứ Chánh Cần Phật dạy: chữ “cần” tức là cần mẫn; siêng năng là ám chỉ cho việc làm phước, còn “tấn” tức là tinh tấn ám chỉ cho việc ngồi thiền. Làm phước khó do ta bị lười, cho nên phải tu tập cái hạnh tinh cần, siêng năng, chịu khó, chịu cực, còn không thì không làm được. Người quen lười cứ ngồi nhìn hay sai người khác làm thì bản thân cũng không làm phước được.
Thêm nữa, làm phước là giúp đời, giúp người, nếu ta không thương đời, không thương người thì không có sức mạnh để làm phước, nên muốn làm phước ta phải có tâm từ bi. Ngoài ra, làm phước không dễ vì bị cản trở bởi công việc, bởi hoàn cảnh gia đình. May mắn hơn, những ai đang có công ăn việc làm thì ta làm phước ngay trong công ăn việc làm của mình. Ví dụ: mình là người công chức thì ráng phục vụ dân cho tốt; còn người trong cơ quan, công xưởng thì ráng làm cho tăng công suất, để đóng góp vào sự thành công của cơ quan, đó cũng là việc làm phước. Cho nên, Thượng toạ thường khuyến khích các phật tử:
Mỗi người làm việc bằng ba
Chính mình có phước, nước nhà vinh quang.
Nước ta không giàu bởi vì dân mình làm việc ít năng suất quá, thua các nước trên thế giới gấp 3,4 lần. Bây giờ mỗi người Việt Nam mạnh hơn, làm nhiều hơn thì ta mới bắt đầu thoát nghèo được. Cho nên phải cố gắng tăng năng suất lên. Muốn làm phước thì ngay trong công việc mưu sinh ta cũng làm được, còn nếu không có công việc mưu sinh thì phải ráng tìm tòi bất cứ công việc gì đó mà bòn mót tạo phước. Sợ nhất là không có gì để làm.

3. ĐẠO CỨ TU

Đạo là bắt đầu bước vào thế giới tâm linh siêu việt đi về con đường giác ngộ, giải thoát, vô ngã. Còn cái ta làm phước thật sự chưa phải là đạo giác ngộ siêu nhiên mà Phật dạy, đó mới chỉ là đạo đức thôi. Sống trên đời, nghiệp ta biết trả; phước ta biết làm… đó là đạo đức; còn để bắt đầu bước vào đạo ta biết tu là một tầng bậc khác, một đẳng cấp mới của loài người rồi. Ví dụ nghiệp trả thì ta vẫn là đẳng cấp của con người, biết tạo thêm phước cũng chỉ là đẳng cấp của con người, nhưng nếu biết tu thì ta bắt đầu vượt khỏi thân phận của con người để bước lên làm Thánh. Mà tu theo đạo là hướng về tâm linh vô ngã, phải làm sao lắng được tâm yên tĩnh, vô niệm, nhất như để đi sâu dần và cuối cùng đạt được vô ngã tuyệt đối, đó là mục tiêu tu hành trong đạo Phật. Do vậy, việc tu hành khó gấp triệu lần, thời gian không thể tính kể được so với việc trả nghiệp hay làm phước.
Thượng toạ đã liệt kê ra nhiều cái khó của việc tìm con đường, tìm Thầy hướng dẫn cũng như việc thực hành tu tập. Qua đó, Người khuyến khích các phật tử phải hết sức nỗ lực tu tập, tu được giờ nào, phút nào tốt giờ đó, vì mỗi cái đều là nhân lành để ta đắc đạo sau này. Cho dù chưa đắc đạo viên mãn, dù vẫn còn trên con đường đi, nhưng với sự tu hành chân chính, mình vẫn giáo hóa người khác, vẫn làm lợi ích cho chúng sinh được rồi. Đó cũng là điều ta đền ơn Phật được.
Trong việc tu tập thì định tâm là chính, ta phải định được tâm để đi về vô ngã. Nhưng muốn định được tâm thì ta phải có ba điều hỗ trợ”: “Một là đạo đức, mới tu thiền được. Hai là phải có nhiều phước, mới tu thiền được. Ba là có khí công để rèn luyện nội lực bên trong, hỗ trợ cho việc tu hành.”

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 3,082 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

THỊ PHÚC BẤT THỊ HỌA, THỊ HỌA ĐÓA BẤT QUÁ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3308 08:00, 23/05/2024
0 0 4,881 0.0
Nhiều khi muốn làm giàu, người ta phải làm nhiều việc bất chánh hay tàn độc để làm giàu một cách nhanh chóng. hoặc gì một âm mưu nào đó hại người... Một ngày nào đó khi nghĩ lại mới hối hận ăn năn, quay lại làm việc thiện thì đôi lúc cuộc sống lại bắt đầu có những việc xấu xảy ra. Nếu người mất ...
ĐỐI CẢNH VÔ TÂM
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3307 16:56, 22/05/2024
1 0 4,656 0.0
"Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền" xuất xứ từ bài kệ của vua Trần Nhân Tông, diễn tả tâm thái giải thoát của người tu hành. Trạng thái tâm này là kết quả của một quá trình tu tập lâu dài. Đối với cảnh bên ngoài, dù đẹp hay xấu, trái hay phải, thuận hay nghịch, tiếng khen hay tiếng chê, mà tâm không hề xao ...
KẺ ĂN MÀY ĐẾN TÂY THIÊN CẦU PHẬT VÀ BÀI HỌC LÀM NGƯỜI SÂU SẮC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3282 19:00, 02/05/2024
3 0 4,193 9.0
 Một câu chuyện lưu truyền rộng rãi trong dân gian, được cải biên từ chuyện “Phạm Đan hỏi Phật”, mang đến những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc. Yêu thương người sẽ được người yêu thương, kính trọng người sẽ được người kính trọng. (Ảnh: IFuun)Trong mệnh chỉ có tám phân lúa gạoTrước đây ...
THIỆN DUYÊN CỦA ĐỜI NGƯỜI RỐT CUỘC LÀ GÌ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
3231 08:00, 22/03/2024
3 0 1,993 0.0
THIỆN DUYÊN CỦA ĐỜI NGƯỜI RỐT CUỘC LÀ GÌ? Có một lần đức Phật Thích Ca cùng các đệ tử của mình đi đến một bờ sông lớn, nước chảy cuồn cuộn như muốn nhấn chìm mọi vật. Ngài cúi người xuống nhặt một hòn đá lớn bên bờ sông lên rồi hỏi chúng đệ tử: “Bây giờ nếu ta ném hòn đá này xuống ...
CỐT YẾU CỦA PHẬT PHÁP LÀ GÌ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3081 07:30, 20/12/2023
0 0 5,956 0.0
CỐT YẾU CỦA PHẬT PHÁP LÀ GÌ? Ông già tám mươi chưa chắc đã làm xongĐời Đường, quan Thái thú Hàng Châu là Bạch Cư Dị, cũng là một thi hào nổi tiếng thời bấy giờ, nghe thiên hạ đồn có vị cao tăng đắc đạo hay ngồi thiền trên cây, thường được gọi là thiền sư Ô Sào nên đến thử xem hư thực ra sao. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!