/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

QUY TRÌNH CHẾ TÁC ẤM TỬ SA NGHI HƯNG

1265 21:34, 11/10/2021

( từ)

QUY TRÌNH CHẾ TÁC ẤM TỬ SA NGHI HƯNGẤm Tử sa Thu Thủy
Sở dĩ ấm Tử sa Nghi Hưng trở thành độc nhất vô nhị là nhờ ba đặc sau: nguyên liệu, cách chế tác tinh tế và tự ấm phát tiết tinh hoa. Có rất nhiều bài viết về các loại quặng thô chính được sử dụng làm ấm Tử sa ở Nghi Hưng. Nguyên liệu làm ấm Nghi Hưng đầu tiên là Tử nê, và đang cũng là loại nguyên liệu khoáng được thợ ấm sử dụng chủ yếu. Quy trình chế tác dưới đây áp dụng cho tất cả các khoáng sa khác trừ Chu nê. Dưới đây sẽ giải thích chi tiết từng bước, nhưng mọi người có thể sử dụng sơ đồ này làm bảng đánh giá để khi nào bạn thắc mắc về quy trình chế tác Tử sa.

LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU

Lựa chọn nguyên liệu khoáng là bước đầu tiên trong quy trình chế tác hoàn thiện một ấm tử sa cực phẩm. Đầu tiên, thợ ấm phải quyết định loại ấm mà minh muốn làm: màu sắc và hình dáng hoàn thiện của ấm. Việc lựa chọn tỉ mỉ quặng khoáng sẽ phản ánh toàn vẹn tính chất nghệ thuật của ấm Nghi hưng thành phẩm hơn là chỉ phân loại quặng theo màu sắc chủ yếu là Tử nê, Hồng nê hay Đoàn nê.

Trong những thập kỷ trước, việc phân loại quặng khoáng không được chặc chẽ và quy mô như ở thời đại chúng ta ngày nay, chỉ có những đại sư chế tác tử sa mới bỏ công lựa chọn quặng sao cho chuẩn xác nhất, phù hợp với tiêu chí chế tác riêng của mỗi người. Và đây cũng là cách các khối đất sét già chín cực phẩm ra đời như Thiên thanh nê, Đại hồng bào, Lê bì nê,…

Trong quá trình lựa chọn nguyện liệu, các mảng tạp chất lớn sẽ bị loại bỏ ra khỏi quặng thô. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào loại bỏ hoàn toàn các tạp chất đó bởi có thể nó thâm vào quặng quá sâu. Do đó, chúng ta cần đến bước tiếp theo là phong hóa quặng thô.

PHONG HÓA

Sau khi chọn chọn nguyên liệu kỹ càng, tất cả chúng được dồn đống, đặt ở môi trường bên ngoài để tiếp xúc với các yếu tố của tự nhiên. Nắng mưa gió và cả không khí thay đổi làm cho quặng liên tục hút nhả hơi ẩm dẫn đến quặng nứt ra và vỡ vụn. Thông thường, phong hóa diễn ra ở mùa hè hoặc đông vì thời tiết ở thời điểm này thích hợp nhất để làm quặng thô phong hóa. Khi quặng đủ mềm để nghiền thủ công bằng tay, nó đã sẵng sàng cho công đoạn tiếp theo.

Bởi vì chu nê có thể bị nước hòa tan nên quặng chu không trải qua quá trình phong hóa vì nó sẽ bị rửa trôi, thậm chí hòa bị theo nước mưa. Thay vào đó, chu nê được để trong mái che đủ thoáng để chu tự già đi, quá trình này phải tốn rất nhiều thời gian.

NGHIỀN NHỎ THÀNH BỘT

Để biến quặng thô thành đất sét, việc đầu tiên là phải tán thành khối nhỏ sau khi quặng bị thời tiết phong hóa.. Khi đủ mềm, người ta sẽ sử dụng một cái búa lớn nặng để tán nhỏ. Sau đó, quặng nghiền thô được mang qua cối đá để tiếp tục nghiền thành những hạt nhỏ mịn và đồng đều hơn.

SÀNG LỌC

Sau khi nghiền qua cối đá, bột quặng phải được mang đi sàng để phâm chia thành những nhóm bột có kích thước hạt đồng đều nhau. Công đoạn này để quyết định loại kết cấu đất sét các thợ gốm chế tác ấm tử sa có lớp da mịn hay gồ hạt. Kích thước các hạt bột thường được gọi là kích thước mắt lưới. Nếu kích thước mắt nhỏ hơn 30, ấm thành phẩm sẽ thô và gồ hạt hơn. Nếu mắt lớn hơn 80, bề mặt ấm sẽ nhẵn mịn và bóng bẩy hơn.

Trong suốt thời Minh và đầu nhà Thanh, kích thước mắt tiêu chuẩn là từ 26-35, nhưng đến cuối thời thanh, kích thước lới đã tăng lên 55-60. Điều đó cho thấy rằng sở thích sử dụng ấm dần chuyển sang ấm có độ mịn mềm và tinh tế. Đến hiện nay, dưới sự hiện đại của máy móc và tiến bộ của công nghệ, công đoạn nghiền nhuyễn được tiến hành tối đa, số mắt lưới của sàng lên đến 60-120.

NHÀO NƯỚC

Sau khi tinh chế, bột quặng được mang đi trộn với nước sạch. Lượng nước nhào khi thêm vào phải vừa đủ với lượng bột và phù hợp với loại quặng nhất định, thường là từ 15-30%. Sau khi thêm nước, hỗn hợp phải có thời gian để cho quặng hoàn toàn thấm hút nước. Kế đến, thợ gốm sẽ quấy hỗn hợp lên cho đến khi đạt độ nhuyễn mong muốn, sau đó cho hỗn hợp – giờ đã thành đất sét – vào khuôn để thực hiện công đoạn tiếp theo.

TÔI LUYỆN ĐẤT SÉT

Sau khi đất sét đạt đến độ kết dính mong muốn, nó sẽ được tôi bằng cái búa gỗ để thành đạt đến độ dẻo nhuyễn trên một chiếc ghế gỗ dài. Công đoạn này giúp loại bỏ lớp khí và nước tồn dư trong đất sét để thực hiện quá trình ủ chín (trần hủ) tiếp theo. Việc tôi luyện này được tiến hành cho đến bề mặt cắt đôi của khối đất sét sáng lên màu.

TRẦN HỦ - Ủ CHÍN

Các khối đất sét sẽ được bọc lại và bảo quản trong các thùng với nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ. Phải mất tối thiếu là ba tháng để đất sét già đi, tùy thuộc vào từng loại quặng mà thời gian lão hóa đất sét diễn ra lâu hơn, thế nhưng, đất sét được trần hủ càng lâu, càng chất lượng. Đây là công đoạn rất quan trọng để tăng độ dẻo mịn và thoáng khí cho đất sét. Trong thời gian trần hủ, các chất hữu cơ trong đất sét bị phân hủy và các muối hòa tan sẽ nổi lên trên bề mặt khối sét. Sau khi đạt đến độ dẻo theo mong muốn của nghệ nhân, đất sét tiếp tục sang công đoạn tôi luyện tiếp theo.

TÔI LUYỆN ĐẤT SÉT TRƯỚC KHI CHẾ TÁC

Sau khi đạt đến độ dẻo theo yêu cầu, trước khi chế tác ấm Nghi Hưng, đất sét phải được tôi luyện lại lần nữa. Bước này nhằm để loại bỏ không khí và độ ẩm được hình thành trong quá trình trần hủ, nhưng quan trọng hơn là để ngăn ngừa tình trạng phong dứu trên bề mặt da của ấm khi hoàn thiện.

Thợ ấm sẽ đặt lượng đất sét cần thiết cho việc chế tác lên bàn gỗ và tiến hành đập bằng chiếc búa gỗ nhỏ cầm tay. Giống giai đoạn tôi luyện trước khi trần hủ, việc dần này hoàn thành khi bề mặt cắt của đất sét sáng màu lên bởi nếu để không khí và nước tồn đọng trong khối đất sét sẽ tạo thành bọt khí khi nhiệt độ lò nung tăng cao làm ấm bị nổ vỡ trong quá trình nung.

Tối thiểu đất sét phải được trần hủ trong ba tháng mới được sử dụng để chế tác ấm tử sa. Do vậy, toàn bộ công đoạn từ lựa chọn quặng khoáng đến trần hủ phải được thực hiện liên tục, hoặc là tinh chế đất sét với số lượng quặng khá nhiều để dành dự dữ cho những lần chế tác ấm sau này.

Công đoạn tôi luyện trước khi chế tác ấm rất quang trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất. Bởi vì ấm Tử sa Nghi Hưng nổi tiếng với lớp cấu trúc khí kép được hình thành thông qua lần tôi luyện cuối cùng. Cho nên, quy trình chế tác ấm tử sa phụ thuộc rất nhiều vào các công đoạn tạo khối đất sét, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian nhuận hương và chất lượng của ấm trà.
QUY TRÌNH CHẾ TÁC ẤM TỬ SA NGHI HƯNGLựa chọn quặng và quá trình phong hóa
QUY TRÌNH CHẾ TÁC ẤM TỬ SA NGHI HƯNGNghiền nhỏ quặng thành bột
QUY TRÌNH CHẾ TÁC ẤM TỬ SA NGHI HƯNGSàng lọc và nhào nước
QUY TRÌNH CHẾ TÁC ẤM TỬ SA NGHI HƯNGTôi luyện đất sét lần 1, trần hủ và quá trình tôi luyện đất sét lần 2 trước khi chính thức chế tác ấm tử sa
thiền trà một chén rong chơi
dạo khắp non sông lẫn núi đồi
thế giới quanh ta đầy sống động
hay hồn ta hội nét tinh khôi
0 0 1,109 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Gió Lùa Rặng Thông: Âm nhạc và Bức Họa đồ của Trà đạo
877 19:19, 05/08/2021
1 0 1,658 10.0
Flavor or tone,
expanded by virtue of its own discretion,
kept open to becoming by virtue of its own reserve:
what it loses in physical manifestation,
it gains in spiritual presence.

Vị hương hay giai điệu,
Rộng lan dần theo hàm thụ cá nhân
Nguồn tạng thức mở theo lòng cởi mở
Hoại là phần xác
Sáng rực là phần linh. - Jullien François, In Praise of ...
Trà đạo và Âm nhạc
787 19:46, 24/07/2021
3 0 1,100 9.0
Âm nhạc và Trà đạo cùng chia sẻ nhau sự quyện thắt hòa điệu thông qua những làn âm hưởng sáng tạo khi những chiếc bát được rót đầy. Từ xưa đến nay, những người yêu trà đều mang theo nhạc cụ vào thiên nhiên để tận hưởng những buổi trà với những giai điệu thiêng liêng, giúp cho tâm hồn thư thả; trong ...
TRÀ NGẤM VÀO THƠ, THƠ ĐƯƠM TRONG TRÀ
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
708 11:14, 15/07/2021
0 0 2,691 0.0
- Biên luận về Trà với Thơ -
Kính gửi về quê cha đất mẹ Phú Thọ
" Chè ngon, nước chát xin mời
Nước non non nước, nghĩa người chớ quên. "
(Ca dao)


MỘT TRÀ, MỘT RƯỢU, MỘT THƠ CA

Người ta đã không nhầm tí tẹo nào khi bảo tại đâu có cái sự nhâm nhi trà (chè) và rượu, ...
Thần trà Lục Vũ
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
521 07:02, 28/06/2021
1 1 1,264 0.0
Thần trà Lục Vũ (陆羽) là người ở Cánh Lăng (竟陵), Phục Châu (复州) thời Đường. Về thân thế của Lục Vũ có liên quan đến một câu chuyện cảm động. Tương truyền, khi ông mới sinh ra đã bị cha mẹ bỏ rơi bên bờ sông, được nhà sư Tích Công (积公) trụ trì chùa Long Cái (龙盖) phát hiện.


Vào một buổi ...
Tản mạn về phong cách uống trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
509 16:29, 25/06/2021
0 0 1,362 0.0
Nhiều người vẫn thường thắc mắc, tại sao Việt Nam không có một nền văn hóa trà để sánh với Trà Đạo Nhật Bản, với Văn hóa Trà Trung Hoa, với Trà chiều của Anh Quốc?

Xin thưa rằng đơn giản là vì trà Việt giản dị, gẫn gũi nhưng cũng rất đỗi tinh tế như con người Việt nên chúng không là một cái đạo như ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!