/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những giai thoại nổi tiếng về trà

1278 09:47, 15/10/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Những giai thoại nổi tiếng về tràẢnh minh họa - Nguồn: Nghiện trà
Thưởng trà mà không nhắc đến những giai thoại về trà thì chưa tận hưởng hết cái thú tao nhã của trà. Trong số những huyền thoại trà có những giai thoại nửa hư, nửa thực. Sự thú vị của mỗi giai thoại là cho chúng ta một nụ cười hóm hỉnh, một triết lý thâm trầm hay đó cũng là một kiến thức mới.

Nhà văn Nguyễn Tuân - bậc quốc ngữ tài hoa về ngôn từ Việt và ẩm thực Việt, ở tùy bút "Chén trà trong sương sớm" ông từng viết:

“Mai sớm một tuần trà

Canh khuya dăm chén rượu

Mỗi ngày mỗi được thế

Thầy thuốc xa nhà ta.”

Đây được xem là bí quyết sống thọ và sống trọn vẹn của bậc thi sĩ này. Khi biết khéo dùng thì trà và rượu cũng được xem như một phương thuốc. Trong câu thơ của Nguyễn Tuân, trà khác với rượu, trà được dùng bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng nếu dùng vào mỗi sáng sớm là tuyệt hảo - đó là chân lý giao lưu trà giữa khí của đất trời và thần của con người. Ngày nay y học hiện đại cũng chứng minh rằng trà là chất chống ung thư hiệu quả nhất.

Một giai thoại khác liên quan đến một loài cây cũng gọi là trà nhưng thường được gọi là sơn trà hay trà mi. Giai thoại này liên quan đến một nhà thơ nổi tiếng Việt Nam là cụ Nguyễn Khuyến.

Vào năm 1905, tuần phủ Hưng Yên tên là Lê Hoan có tổ chức cuộc thi thơ “Vịnh Kiều”. Dù không muốn tham gia nhưng nhiều lần quan tuần phủ triệu mời nên cuối cùng đành tham dự ban giám khảo.

Trong cuộc thi này Chu Mạnh Trinh có gửi bài đến dự thi và đoạt giải nhất kỳ thi này. Tuy nhiên khi chấm thi Nguyễn Khuyến thấy thơ Mạnh Trinh có hai câu:

“Làng nho người cũng coi ra vẻ,

Bợm xỏ ai ngờ mắc phải tay!”

Là một nhà nho, cụ Nguyễn Khuyến rất nghiêm trong ý tứ câu đối, phê ngay:

“Rằng hay thì thật là hay,

Đem nho đối xỏ lão này không ưa.”

Tuy đoạt giải nhất nhưng lời phê này lọt đến tai Chu mạnh Trinh khiến Chu Mạnh Trinh để bụng không vui. Về sau khi làm án sát Hưng Yên, lúc đó Nguyễn Khuyến mắt đã lòa, Mạnh Trinh biếu cụ Nguyễn một chậu hoa trà (loài hoa chỉ có sắc mà không có mùi hương) với dụng ý châm biếm cụ Nguyễn không biết thưởng thức văn. Cụ Nguyễn Khuyến cũng hiểu và viết một bài thơ gửi Chu Mạnh Trinh như sau:

“Tết đến người cho một chậu trà,

Đương say chẳng biết đâu hoa!

Da mồi tóc bạc, ta già nhỉ,

Áo tía đai vàng, bác đó a?

Mưa nhỏ những kinh phường xỏ lá,

Gió to luống sợ lúc rơi già!

Lâu nay ta chỉ xem bằng mũi,

Đếch thấy hơi thơm, một tiếng khà!”

Chu Mạnh Trinh đọc xong mới thấy hổ thẹn lòng nhỏ nhen của mình và càng khâm phục phẩm chất cụ Nguyễn.

Trung Quốc lại có những giai thoại mà mỗi khi nhắc đến đều khiến mọi người phải trầm trồ.

Giai thoại đầu tiên là về vua Càn Long với thú uống trà: Người ta tương truyền vua Càn Long có tuổi thọ cao nhờ uống trà, vua thọ đến 88 tuổi. Khi bước vào tuổi 85, trong một dịp khuyên vua nên hạn chế việc chu du thiên hạ, một lão quan ngự y ra câu đối: “Quốc bất khả nhất nhật vô quân” (Nước không thể một ngày không vua); vua Càn Long dí dõm đối lại: “Quân bất khả nhất nhật vô trà” (Vua không thể một ngày thiếu trà). Câu đối không chỉnh, nhưng thể hiện rất rõ cá tính một vị vua.

Còn trà Đại Hồng Bào danh tiếng của tỉnh Phúc Kiến cũng có một giai thoại. Thời vua Khang Hy nhà Thanh có một học trò nghèo lên kinh ứng thí; sau khi vượt ngọn núi Vũ Di sơn thì đói và mệt ngất xỉu. May nhờ có một vị sư đi ngang cho uống một thứ nước nên chàng sĩ tử này khỏe lại. Kỳ thi đó chàng thi đậu và được bổ làm quan. Nhớ nghĩa cũ chàng về nơi thọ nạn tìm kiếm nhà sư đó. Trong câu chuyện tạ ơn, chàng được biết đã được cứu mạng nhờ một loại trà. Xin được một ít, chàng hồi kinh nhậm chức và tiến vua lá trà đó. Đúng dịp đó hoàng thái hậu lâm bệnh nặng, các ngự y đều bó tay. Vua cho dùng thử lá trà đó thì thấy hiệu nghiệm và bệnh tình dần dần bình phục. Vua cảm kích ban thưởng cho một chiếc áo bào đỏ và từ đó trà này mang tên Đại Hồng Bào.

Một giai thoại bên cạnh trà mang hơi hướng huyền thoại là câu chuyện về một ấm pha trà ngự dụng. Ngày xưa có một vị hoàng đế Trung Hoa thích uống trà, vua cho sai một lò gốm sứ nổi tiếng trong nước làm một cái ấm hình rồng từ loại đất và men quý hiếm. Dù là những người thợ lão luyện nổi tiếng cả nước, nhưng hàng chục lần đưa vào lò nung ấm đều bị nứt rạn. Chờ đợi quá lâu, vị hoàng đế này không còn kiên nhẫn ra lệnh: “Nếu trong tháng không làm ra được chiếc ấm sẽ chém đầu tất cả mọi người trong vùng.” Ai nấy đều sợ hãi. Một người thợ gốm tên là Tống Bình bèn thắp hương bàn thờ tổ cầu nguyện, trai giới nhiều ngày. Đến ngày đốt lò nung mẽ gốm cho vua, người thợ này nhảy vào lửa hy sinh tế tổ. Quả nhiên mẽ gốm thành công và mọi người thoát chết.

Giai thoại về Lục Vũ, tác giả cuốn Trà Kinh Trung Hoa, nổi tiếng là người pha trà giỏi; còn thiền sư Thái Chúc (cha nuôi của Lục Vũ) là người nổi tiếng biết thưởng trà. Nghe danh đã lâu, hoàng đế nhà Đường cho vời hai người đến nhưng không cho gặp mặt. Nhà vua mời nhà sư một ly trà, nhà sư đưa lên miệng nhấp một ngụm, nhà vua hỏi: “Trà này có pha ngon bằng trà của Lục Hồng Tiệm không?” Nhà sư đặt tách xuống im lặng không nói gì. Đến tách thứ hai, do chính Lục Vũ pha, nhà vua lại hỏi như trước. Vừa nhấp một ngụm nhà sư vui mừng lên tiếng “Muôn tâu hoàng thượng, tuyệt, tuyệt hảo. Chỉ có thể là Lục Vũ mà thôi.”

Những giai thoại về trà, về thú vui thưởng trà nhiều vô kể. Thế mới biết trà gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Từ biết đến yêu, đến thưởng thức, tận hưởng giá trị của trà… nhưng hành trình tìm hiểu về trà vẫn mang nhiều điều thú vị và khiến người ta tò mò. Có lẽ vì thế mà những tác phẩm viết về trà ngày càng được yêu thích hơn. Đó như một cách khám phá, tìm hiểu về dòng chảy của lịch sử thông qua trà.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
Những giai thoại nổi tiếng về tràẢnh minh họa - Nguồn: Nghiện trà
0 0 7,132 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Con người biết uống trà từ khi nào?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3190 09:09, 20/02/2024
0 0 2,616 0.0
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có kết luận nào khẳng định chính xác con người biết uống trà từ khi nào.

Cuối thế kỷ XIX, một số sách cho rằng, những nước chính sản xuất trà trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Tích Lan (CEY-LAN), “Nam Kỳ” và Indonesia. Cuối thế kỷ XIX, các thương cảng của Việt ...
9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 2,728 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,666 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,038 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,647 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!