/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà đinh Thái Nguyên - phẩm trà thượng hạng

1294 09:10, 20/10/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà đinh Thái Nguyên - phẩm trà thượng hạng
Nhắc tới những loại trà Việt thượng hạng thì chắc chắn không thể bỏ qua cái tên trà đinh. Giới “sành” trà nói tới loại trà này như một thứ hảo hạng bậc nhất chắt lọc tinh hoa của đất trời.

Trà Đinh hay còn được biết tới với cái tên Nhất Đinh trà, trà Đinh Ngọc hay trà tiến vua. Được mệnh danh là “nhất phẩm trà" và nổi tiếng gần xa, trà đinh trở thành loại trà đẳng cấp bởi nó đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ đến từng công đoạn.

Nguyên liệu làm nên trà đinh hảo hạng phải là những đọt trà non, được tuyển chọn vô cùng khắt khe, và kỹ lưỡng. Trà đinh là phẩm trà chỉ thu hái 100% lá 1. Đinh ở đây chính là phần búp non nhất của lá trà. Phần búp này chính là cánh trà đang khép, cánh trà tròn và dài như cây đinh nên được gọi là trà đinh.

Trà cũng được chế biến một cách công phu, tỉ mỉ. Từng đọt trà non được tuyển chọn vô cùng khắt khe và kỹ lưỡng. Những nghệ nhân làm trà đòi hỏi phải tâm huyết và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Sở dĩ, trà đinh trở nên đặc biệt bởi công đoạn sản xuất vô cùng cầu kỳ. Để có đủ nguyên liệu chế biến 1kg thì phải cần tới 20 người thợ giỏi, có kinh nghiệm trong nghề. Những người thợ sẽ hái suốt một ngày dài trên vùng chè 3 sào để thu được đủ số búp nõn sản xuất Nhất đinh Trà.

Những búp trà sau khi thu hái sẽ được chứa trong sọt tre đan, mang về trải mỏng, để khoảng 2 tiếng rồi đem sao. Nhất Đinh trà có màu xanh đen nhỏ như chiếc kim có vân xoắn nằm gọn lỏn, khác hẳn với những búp chè khô vẫn thường thấy, 1 kg trà cho được 60 lít nước trà ngon, gấp 3 lần so với trà nõn tôm đặc sản. Vị Trà hậu ngọt được thu hái từ những nõn đinh từ cây chè trồng bằng hạt (chè trung du) trên đất Tân Cương.

Theo những người sành trà thì trà đinh được xem là phẩm trà có hương vị ngon nhất. Lý do là lá trà non thường sẽ có chứa rất nhiều các thành phần amino acid tạo nên vị ngon. Vị ngon là một trong 5 vị cơ bản: ngọt, chua, mặn, đắng và ngon. Trà đinh là một trong những loại trà ngon và thuần mộc nhất trên thị trường. Nó lauôn nằm ở vị trí đầu ở bảng xếp hạng thức trà phải thử và được nhiều người yêu thích.

Có thể nói trà đinh chính là tinh tuý đệ nhất của vùng chè và là sản phẩm được tạo ra bởi tài năng và tâm huyết của nghệ nhân xứ trà. Trà đinh uống vào có vị hơi chát, sau mới có vị ngọt, thơm mát. Đây chính là điểm đặc biệt của nó khiến người ta nhớ mãi sau một lần thử.

Cách pha trà đinh ngon nhất

Với mỗi một loại trà Thái Nguyên người ta thường nghiên cứu và tìm ra một cách pha trà riêng để phù hợp với loại trà đó và không làm mất đi hương, sắc của trà.

Khi pha nước một của loại trà đinh này thì chỉ nên pha ở nước có nhiệt độ 60-70 độ C, để trà ngân khoảng 2 phút trước khi rót trà ra thưởng thức. Thường thì nước sau khi sôi sẽ được rót ra bình khác để làm giảm nhiệt độ của nước, không để nước quá nóng sẽ làm bay hơi các dưỡng chất có trong trà. Khi nước ở nhiệt độ 60-70 độ C thì đổ vào bình pha trà. Nước trà đầu tiên luôn là nước trà đậm nhất, mùi vị của trà xanh sẽ thấm sâu vào các tầng vị giác của người thưởng thức.

Trà khi pha lần hai thì cần pha nước nóng ở nhiệt độ 80 độ C. Ngâm trà khoảng 30-40 giây sau đó lắc nhẹ ấm rồi từ từ rót ra mời khách. Nước trà lần 2 tuy đã mất đi chút ít vị đậm đà của trà nhưng hương thơm vẫn lan toả ngào ngạt, tạo nên một nét đặc trưng của trà xanh Thái Nguyên. Khi pha trà nước ba, thì ở lần này nước pha thường được sử dụng ở nhiệt độ 90 độ C và ngâm trà khoảng 30-40 giây.

Khi nhâm nhi, thưởng thức trà thái nguyên gợi lên cho chúng ta một hình ảnh bình dị và vô cùng thân quen, cảm giác yên bình giữa cuộc sống bận rộn. Chén trà nóng lan tỏa hương thơm, mùi vị làm xua bớt đi những cảm giác mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Trà đinh không chỉ đơn thuần là một loại trà quý mà còn được xem như loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe. Trà đinh cũng mang những công dụng vốn có của trà Thái Nguyên. Chính vì vậy, việc sử dụng trà đinh hàng ngày sẽ giúp chúng ta điều trị một số căn bệnh, tăng cường sức khỏe.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Trà đinh Thái Nguyên - phẩm trà thượng hạng
0 0 7,096 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,742 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 2,904 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 3,374 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
Lý do không nên uống trà khi đói bụng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3164 18:54, 31/01/2024
0 0 3,483 0.0
Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng uống khi đói dễ gây kích ứng dạ dày, đau đầu, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tất cả chúng ta đều biết đồ uống ấm vào buổi sáng có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó có đúng với tất cả các loại đồ uống không? ...
Lược Sử Của Trà (P4): Trà Thời Nhà Đường – Tiên Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3157 21:30, 28/01/2024
0 0 3,239 0.0
Thời Đường được coi là thời đại mà lần đầu tiên văn hóa trà được chính thức ghi nhận, cùng với sự ra đời của “Trà Kinh” của Lục Vũ. Từ “Trà Kinh”, trà cũng mới được thống nhất gọi là “trà” (“茶”, chá), sau nhiều tên gọi khác nhau trước đó như “đồ” (“荼”, tú), “mính” (“茗”, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!