/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những nghề mưu sinh thời bao cấp: Vẽ truyền thần

1304 08:52, 23/10/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những nghề mưu sinh thời bao cấp: Vẽ truyền thầnẢnh minh họa do tác giả sưu tầm. Nguồn: Internet.
Ở phố Hàng Bột, đoạn ngã ba với phố Hồ Giám bây giờ có hiệu vẽ truyền thần của họa sỹ Nùng Sơn. Hiệu ở số nhà 37, đối diện bên kia là đền Sòng Sơn.

Ông họa sỹ đã già và hiệu truyền thần này cũng có từ lâu, hồi chính quyền Pháp còn cai quản Hà Nội.

Ông hay mặc đồ Tây, áo sơ mi bỏ trong quần và có thêm dây đeo, vòng qua vai xuống tận cạp quần. Phố tôi hồi đấy không ai mặc như ông. Dây đeo theo quần khi đấy, chúng tôi chỉ thấy nó ở trong các họa báo.

Hiệu truyền thần mở thông ra hai bên phố Hàng Bột và phố Hồ Giám. Trong nhà, treo đầy các bức vẽ truyền thần, đa phần đã vẽ xong. Ông họa sỹ có thói quen, thỉnh thoảng lại ra chỉnh sửa ở các bức vẽ đang treo.

Thường ông ngồi bên cửa quay sang phố Hàng Bột để lấy ánh sáng cho khung vẽ đặt quay về phía phố Hồ Giám. Vì vậy lũ trẻ chúng tôi được tận mắt chứng kiến bức vẽ từ lúc mới bắt đầu.

Những bức ảnh truyền thần của ông chỉ tông màu đen trắng nên màu vẽ chỉ là bộ bút chì và gói bột than. Kèm với đó là bó que tre. Cái để nguyên, vót mảnh ở đầu, cái lại được quấn bông, bày ngay ngắn trên cái khay trước mặt.

Ảnh mẫu ông kẹp góc phía trên khung giấy, được kẻ các ô vuông chia tỷ lệ lên tấm nhựa hoặc mica trong suốt áp lên ảnh. Làm thế, không ảnh hưởng tới tấm ảnh gốc. Sau khi dùng cả thước, đo đo đạc đạc phác thảo đường viền khuôn mặt, ông tập trung vào vẽ đôi mắt. Có những lần bọn chúng tôi đi qua, vẫn chỉ thấy đôi mắt ông đang dang dở vẽ. Ông biết để lột tả thần thái người trong ảnh, quan trọng nhất là lột tả đôi mắt. Không phải để cho đẹp theo trí tưởng tượng mà phải đúng với tổng thể khuôn mặt, rất riêng cho từng người. Vẽ thành công đôi mắt, người xem sẽ nhận biết nhân vật, thấy bức truyền thần có hồn, có thần thái, độc đáo và sống động.

Khách của ông toàn là người trên phố. Đôi lúc, họ chỉ trao đổi với ông bằng tiếng Pháp. Những lúc ấy trông ông rạng rỡ, khác hẳn vẻ đăm chiêu khi ông ngồi trước khung vẽ.

Ông họa sỹ ở phố tôi những năm 50, 60 lúc ấy đã già. Chắc ông là lớp người đầu tiên vẽ truyền thần tại Hà Nội.

Sang những năm 1970, 1980 Hà Nội phát triển nghề truyền thần. Thành phố lúc đấy có đến hơn 400 người làm nghề, rải rác từ các phố cổ đến những vùng nông thôn xa xôi. Hợp tác xã truyền thần cũng được thành lập, quy tụ những họa sỹ giỏi của Hà thành. Phụ trách là họa sỹ Nguyễn Bảo Nguyên. Ông có xưởng vẽ riêng tại phố Hàng Ngang, Hà Nội. Năm 2000, ông Nguyên đã mang 14 bức truyền thần của mình sang Nhật triển lãm, được người Nhật và khách quốc tế thán phục.

Hợp tác xã phân công theo dây chuyền, ai thạo công đoạn nào thì nhận công đoạn ấy. Người vẽ mắt, vẽ râu, người vẽ quần áo hay mũ mão. Chính vì chuyên môn hóa như vậy nên các bức truyền thần của HTX ngày càng xuống cấp, khách hàng xa lánh dần. Trong giáo trình các trường mỹ thuật của Việt Nam không dạy nghề vẽ truyền thần. Dù được đào tạo bài bản nhưng khi dấn thân theo nghề truyền thần, người họa sỹ phải đam mê với nghề theo cách của các nghệ nhân, vật vã với từng biểu cảm, đặc biệt là đôi mắt của nhân vật được truyền thần.

Vẽ truyền thần là nghề của các nghệ nhân, các họa sỹ khắp Việt Nam nhưng có lẽ những người như họa sỹ Nùng Sơn (37 phố Hàng Bột), họa sỹ Nguyễn Bảo Nguyên (số 47 phố Hàng Ngang), ông Trần Thịnh (số 24 Hàng Đường) là những người đi tiên phong trong nghề này tại Việt Nam.

Uống Trà Thôi
Theo Chuyện làng quê
0 0 7,064 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa thời kì Phục hưng: Điều gì con người có thể mang theo được khi rời thế gian?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2662 08:48, 02/06/2023
0 0 5,016 0.0
Hieronymus Bosch (sinh khoảng 1450 – 9/8/1516) là một họa sĩ giai đoạn Hà Lan sớm. Tác phẩm của ông được biết đến với hình ảnh tuyệt vời, cảnh quan chi tiết, minh họa những ý nghĩa đạo đức và các châm ngôn một cách vô cùng sâu sắc. Bức họa “Thần Chết và kẻ bủn xỉn” qua 500 năm vẫn giúp chúng ta thấy rõ ...
Tranh vẽ cây và đá giá 59 triệu USD của Tô Đông Pha
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2656 08:14, 30/05/2023
0 0 4,399 0.0
"Mộc thạch" là tranh duy nhất của văn hào thời Tống Tô Đông Pha thuộc sở hữu tư nhân, giá 59 triệu USD.

Theo The Value, tác phẩm được nhiều nhà sưu tầm khao khát vì là chân tích của Tô Đông Pha (1037-1101) - nhân vật lịch sử được hâm mộ bậc nhất ở Trung Quốc. Tài năng của ông thể hiện ở nhiều mặt như văn ...
Tranh vẽ hồng hạc giá 43 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2638 08:43, 22/05/2023
0 0 6,625 0.0
"Les Flamants" (Chim hồng hạc) của họa sĩ Henri Rousseau bán giá 43,5 triệu USD (1,02 nghìn tỷ đồng).

Mức giá cao hơn hai lần dự đoán của giới chuyên môn, được ấn định sau 18 lần nâng giá, trong phiên 20th Century Evening Sale của Christie's New York hôm 11/5. Người mua là nhà sưu tập giấu tên qua điện thoại. Đây cũng là kỷ ...
Câu chuyện học vẽ của ‘đệ nhất tài tử Giang Nam’ Đường Bá Hổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2633 09:06, 18/05/2023
0 0 12,364 0.0
Đường Dần là người thời Minh triều, tự là Bá Hổ, một trong “Minh tứ gia”, ông được mọi người xưng là “đệ nhất tài tử Giang Nam”. Câu chuyện của Đường Dần học vẽ sau đây sẽ cho ta thấy việc học vẽ tranh Trung Hoa cổ điển đòi hỏi rất nhiều công phu cùng sự nghiêm túc.

Đường Dần bái Trầm Chu ...
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2627 08:41, 16/05/2023
0 0 7,682 0.0
"Interchange" của Willem de Kooning vẽ phụ nữ theo phong cách trừu tượng có giá 300 triệu USD (hơn bảy nghìn tỷ đồng).

Từ đầu tháng 5, loạt tranh trừu tượng được đưa ra đấu giá trong các phiên của Sotheby's, Christie's với giá cao. Trang Masterworks thống kê 10 tác phẩm trừu tượng đắt nhất thế giới.

Đứng đầu là ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!