/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những nghề mưu sinh thời bao cấp: Vẽ truyền thần

1304 08:52, 23/10/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những nghề mưu sinh thời bao cấp: Vẽ truyền thầnẢnh minh họa do tác giả sưu tầm. Nguồn: Internet.
Ở phố Hàng Bột, đoạn ngã ba với phố Hồ Giám bây giờ có hiệu vẽ truyền thần của họa sỹ Nùng Sơn. Hiệu ở số nhà 37, đối diện bên kia là đền Sòng Sơn.

Ông họa sỹ đã già và hiệu truyền thần này cũng có từ lâu, hồi chính quyền Pháp còn cai quản Hà Nội.

Ông hay mặc đồ Tây, áo sơ mi bỏ trong quần và có thêm dây đeo, vòng qua vai xuống tận cạp quần. Phố tôi hồi đấy không ai mặc như ông. Dây đeo theo quần khi đấy, chúng tôi chỉ thấy nó ở trong các họa báo.

Hiệu truyền thần mở thông ra hai bên phố Hàng Bột và phố Hồ Giám. Trong nhà, treo đầy các bức vẽ truyền thần, đa phần đã vẽ xong. Ông họa sỹ có thói quen, thỉnh thoảng lại ra chỉnh sửa ở các bức vẽ đang treo.

Thường ông ngồi bên cửa quay sang phố Hàng Bột để lấy ánh sáng cho khung vẽ đặt quay về phía phố Hồ Giám. Vì vậy lũ trẻ chúng tôi được tận mắt chứng kiến bức vẽ từ lúc mới bắt đầu.

Những bức ảnh truyền thần của ông chỉ tông màu đen trắng nên màu vẽ chỉ là bộ bút chì và gói bột than. Kèm với đó là bó que tre. Cái để nguyên, vót mảnh ở đầu, cái lại được quấn bông, bày ngay ngắn trên cái khay trước mặt.

Ảnh mẫu ông kẹp góc phía trên khung giấy, được kẻ các ô vuông chia tỷ lệ lên tấm nhựa hoặc mica trong suốt áp lên ảnh. Làm thế, không ảnh hưởng tới tấm ảnh gốc. Sau khi dùng cả thước, đo đo đạc đạc phác thảo đường viền khuôn mặt, ông tập trung vào vẽ đôi mắt. Có những lần bọn chúng tôi đi qua, vẫn chỉ thấy đôi mắt ông đang dang dở vẽ. Ông biết để lột tả thần thái người trong ảnh, quan trọng nhất là lột tả đôi mắt. Không phải để cho đẹp theo trí tưởng tượng mà phải đúng với tổng thể khuôn mặt, rất riêng cho từng người. Vẽ thành công đôi mắt, người xem sẽ nhận biết nhân vật, thấy bức truyền thần có hồn, có thần thái, độc đáo và sống động.

Khách của ông toàn là người trên phố. Đôi lúc, họ chỉ trao đổi với ông bằng tiếng Pháp. Những lúc ấy trông ông rạng rỡ, khác hẳn vẻ đăm chiêu khi ông ngồi trước khung vẽ.

Ông họa sỹ ở phố tôi những năm 50, 60 lúc ấy đã già. Chắc ông là lớp người đầu tiên vẽ truyền thần tại Hà Nội.

Sang những năm 1970, 1980 Hà Nội phát triển nghề truyền thần. Thành phố lúc đấy có đến hơn 400 người làm nghề, rải rác từ các phố cổ đến những vùng nông thôn xa xôi. Hợp tác xã truyền thần cũng được thành lập, quy tụ những họa sỹ giỏi của Hà thành. Phụ trách là họa sỹ Nguyễn Bảo Nguyên. Ông có xưởng vẽ riêng tại phố Hàng Ngang, Hà Nội. Năm 2000, ông Nguyên đã mang 14 bức truyền thần của mình sang Nhật triển lãm, được người Nhật và khách quốc tế thán phục.

Hợp tác xã phân công theo dây chuyền, ai thạo công đoạn nào thì nhận công đoạn ấy. Người vẽ mắt, vẽ râu, người vẽ quần áo hay mũ mão. Chính vì chuyên môn hóa như vậy nên các bức truyền thần của HTX ngày càng xuống cấp, khách hàng xa lánh dần. Trong giáo trình các trường mỹ thuật của Việt Nam không dạy nghề vẽ truyền thần. Dù được đào tạo bài bản nhưng khi dấn thân theo nghề truyền thần, người họa sỹ phải đam mê với nghề theo cách của các nghệ nhân, vật vã với từng biểu cảm, đặc biệt là đôi mắt của nhân vật được truyền thần.

Vẽ truyền thần là nghề của các nghệ nhân, các họa sỹ khắp Việt Nam nhưng có lẽ những người như họa sỹ Nùng Sơn (37 phố Hàng Bột), họa sỹ Nguyễn Bảo Nguyên (số 47 phố Hàng Ngang), ông Trần Thịnh (số 24 Hàng Đường) là những người đi tiên phong trong nghề này tại Việt Nam.

Uống Trà Thôi
Theo Chuyện làng quê
0 0 6,684 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1659 08:36, 23/03/2022
0 0 6,343 0.0
Họa sĩ Triệu Khắc Tiến sẽ kể "Câu chuyện phương Đông" bằng các bức vẽ sơn mài lộng lẫy, để công chúng có cái nhìn về kỹ thuật sơn mài tinh tế và đặc biệt của Việt Nam-Nhật Bản, hiểu sâu hơn về cách hai nền nghệ thuật sơn mài này chịu ảnh hưởng của nhau và hòa nhập vào một tác phẩm.

Triển lãm ...
Bỏ 3,5 tỷ đồng mua tranh chép Nguyễn Phan Chánh, nhà sưu tầm nghĩ gì?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1652 09:28, 19/03/2022
0 0 6,329 0.0
Bức tranh chép tác phẩm "Lên đồng" của danh họa Nguyễn Phan Chánh vừa được nhà đấu giá Aguttes giao dịch thành công với giá 3,5 tỷ đồng. Đây có thể coi là bức tranh chép đắt giá nhất của hội họa Việt cho tới thời điểm hiện tại.

Bức tranh vừa được bán với giá 136.550 Euro, cộng với thuế phí tương đương ...
10 bức tranh đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1644 09:10, 16/03/2022
0 0 6,609 0.0
"Salvator Mundi" đứng đầu với giá 450,3 triệu USD, còn tranh trừu tượng "Interchange" của Kooning xếp thứ hai với 300 triệu USD.

Đầu tháng 3, trước thềm các phiên đấu đầu tiên trong năm 2022 của Sotheby's, Christie's, Bonhams, chuyên trang nghệ thuật Artnet thống kê lại danh sách "Những bức tranh đắt nhất thế giới". Trang ...
Bức tranh 30 USD cách đây 5 năm có giá trị lên đến 10 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1617 08:37, 02/03/2022
0 0 5,371 0.0
Bức tranh được bán với giá chỉ 30 USD tại một buổi bán đồ cũ năm 2017, nhưng vừa được định giá là hơn 10 triệu USD.

Kênh CNN (Mỹ) cho biết bức tranh này có từ thế kỷ 16, là tác phẩm của một họa sĩ quan trọng thời Phục hưng ở Đức. Đó là họa sĩ Albrecht Dürer, qua đời năm 1528. Albrecht Dürer là họa sĩ người ...
Mấy nét về hội họa Nguyễn Trung
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1608 08:47, 23/02/2022
0 0 6,752 0.0
Sinh năm 1940, quê tỉnh Sóc Trăng cũ, học ba năm (1959-1962) và từng tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, đồng sáng lập Hội họa sĩ trẻ (miền Nam 1965) – Nguyễn Trung và hội họa của ông có thể là một trong những “tiêu mẫu” điển hình nhất để nghiên cứu quá trình phát triển của phong trào ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!