/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những nghề mưu sinh thời bao cấp: Vẽ truyền thần

1304 08:52, 23/10/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những nghề mưu sinh thời bao cấp: Vẽ truyền thầnẢnh minh họa do tác giả sưu tầm. Nguồn: Internet.
Ở phố Hàng Bột, đoạn ngã ba với phố Hồ Giám bây giờ có hiệu vẽ truyền thần của họa sỹ Nùng Sơn. Hiệu ở số nhà 37, đối diện bên kia là đền Sòng Sơn.

Ông họa sỹ đã già và hiệu truyền thần này cũng có từ lâu, hồi chính quyền Pháp còn cai quản Hà Nội.

Ông hay mặc đồ Tây, áo sơ mi bỏ trong quần và có thêm dây đeo, vòng qua vai xuống tận cạp quần. Phố tôi hồi đấy không ai mặc như ông. Dây đeo theo quần khi đấy, chúng tôi chỉ thấy nó ở trong các họa báo.

Hiệu truyền thần mở thông ra hai bên phố Hàng Bột và phố Hồ Giám. Trong nhà, treo đầy các bức vẽ truyền thần, đa phần đã vẽ xong. Ông họa sỹ có thói quen, thỉnh thoảng lại ra chỉnh sửa ở các bức vẽ đang treo.

Thường ông ngồi bên cửa quay sang phố Hàng Bột để lấy ánh sáng cho khung vẽ đặt quay về phía phố Hồ Giám. Vì vậy lũ trẻ chúng tôi được tận mắt chứng kiến bức vẽ từ lúc mới bắt đầu.

Những bức ảnh truyền thần của ông chỉ tông màu đen trắng nên màu vẽ chỉ là bộ bút chì và gói bột than. Kèm với đó là bó que tre. Cái để nguyên, vót mảnh ở đầu, cái lại được quấn bông, bày ngay ngắn trên cái khay trước mặt.

Ảnh mẫu ông kẹp góc phía trên khung giấy, được kẻ các ô vuông chia tỷ lệ lên tấm nhựa hoặc mica trong suốt áp lên ảnh. Làm thế, không ảnh hưởng tới tấm ảnh gốc. Sau khi dùng cả thước, đo đo đạc đạc phác thảo đường viền khuôn mặt, ông tập trung vào vẽ đôi mắt. Có những lần bọn chúng tôi đi qua, vẫn chỉ thấy đôi mắt ông đang dang dở vẽ. Ông biết để lột tả thần thái người trong ảnh, quan trọng nhất là lột tả đôi mắt. Không phải để cho đẹp theo trí tưởng tượng mà phải đúng với tổng thể khuôn mặt, rất riêng cho từng người. Vẽ thành công đôi mắt, người xem sẽ nhận biết nhân vật, thấy bức truyền thần có hồn, có thần thái, độc đáo và sống động.

Khách của ông toàn là người trên phố. Đôi lúc, họ chỉ trao đổi với ông bằng tiếng Pháp. Những lúc ấy trông ông rạng rỡ, khác hẳn vẻ đăm chiêu khi ông ngồi trước khung vẽ.

Ông họa sỹ ở phố tôi những năm 50, 60 lúc ấy đã già. Chắc ông là lớp người đầu tiên vẽ truyền thần tại Hà Nội.

Sang những năm 1970, 1980 Hà Nội phát triển nghề truyền thần. Thành phố lúc đấy có đến hơn 400 người làm nghề, rải rác từ các phố cổ đến những vùng nông thôn xa xôi. Hợp tác xã truyền thần cũng được thành lập, quy tụ những họa sỹ giỏi của Hà thành. Phụ trách là họa sỹ Nguyễn Bảo Nguyên. Ông có xưởng vẽ riêng tại phố Hàng Ngang, Hà Nội. Năm 2000, ông Nguyên đã mang 14 bức truyền thần của mình sang Nhật triển lãm, được người Nhật và khách quốc tế thán phục.

Hợp tác xã phân công theo dây chuyền, ai thạo công đoạn nào thì nhận công đoạn ấy. Người vẽ mắt, vẽ râu, người vẽ quần áo hay mũ mão. Chính vì chuyên môn hóa như vậy nên các bức truyền thần của HTX ngày càng xuống cấp, khách hàng xa lánh dần. Trong giáo trình các trường mỹ thuật của Việt Nam không dạy nghề vẽ truyền thần. Dù được đào tạo bài bản nhưng khi dấn thân theo nghề truyền thần, người họa sỹ phải đam mê với nghề theo cách của các nghệ nhân, vật vã với từng biểu cảm, đặc biệt là đôi mắt của nhân vật được truyền thần.

Vẽ truyền thần là nghề của các nghệ nhân, các họa sỹ khắp Việt Nam nhưng có lẽ những người như họa sỹ Nùng Sơn (37 phố Hàng Bột), họa sỹ Nguyễn Bảo Nguyên (số 47 phố Hàng Ngang), ông Trần Thịnh (số 24 Hàng Đường) là những người đi tiên phong trong nghề này tại Việt Nam.

Uống Trà Thôi
Theo Chuyện làng quê
0 0 6,662 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nhớ về nông thôn Việt Nam qua tranh của các họa sĩ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1291 09:17, 19/10/2021
0 0 7,641 0.0
Các họa sĩ như Trần Văn Cẩn, Lưu Công Nhân, Thục Phi, Nguyễn Phan Chánh.... đã vẽ nhiều tác phẩm về nông thôn Việt Nam cách đây vài thập kỷ. Đó là một vẻ đẹp xưa cũ nhưng thân thương, nhung nhớ, gợi lại trong mỗi người ký ức về làng quê với lũy tre xanh, con bò nằm nhẩn nha gặm cỏ....

Uống Trà Thôi
Theo ...
Team Uống Trà Thôi BÙI XUÂN PHÁI
1279 09:57, 15/10/2021
0 0 2,337 0.0
Nếu có một thống kê cụ thể, có lẽ Bùi Xuân Phái là họa sĩ gắn liền với kỷ lục buồn của hội họa Việt. Ông chính là người có tranh bị làm giả, làm nhái nhiều nhất hiện nay.

Trong bộ tứ kiệt xuất thứ hai của mỹ thuật Việt là "Sáng-Liên-Nghiêm-Phái ", tức Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm ...
3 tác phẩm Việt dự triển lãm châu Á - Thái Bình Dương
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1275 08:53, 13/10/2021
0 0 5,821 0.0
Ba tác phẩm gồm một tranh lụa với tuyên ngôn về tính nữ, hai bức sơn mài mang thông điệp về chất liệu truyền thống và một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt.

Ba tác phẩm của 3 tác giả đến từ 3 miền Bắc, Trung, Nam vừa được chính thức góp mặt tại triển lãm nghệ thuật châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific Triennial ...
Chiếu tia X, phát hiện
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1264 09:05, 11/10/2021
0 0 5,373 0.0
Các nhà khoa học Anh đã dùng tia X, trí tuệ nhân tạo (AI) và kỹ thuật in 3D để tái tạo lại người phụ nữ khỏa thân bí ẩn - một "báu vật thất lạc" 120 năm được Picasso giấu dưới bức tranh nổi tiếng khác.

Theo The Telegraph, nghiên cứu đến từ University College London (UCL - thuộc Đại học London, Anh) đã đem bức ...
Những ngày kháng chiến lịch sử ở Hà Nội qua các tác phẩm hội họa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1257 08:18, 09/10/2021
0 0 5,755 0.0
Nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954/10-10-2021), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã mở triển lãm trực tuyến "Ký ức Hà Nội" trên website vnfam.vn và Facebook Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm giới thiệu 25 tác phẩm hội họa, đồ họa về Hà Nội bằng các chất liệu đa dạng như sơn mài, sơn dầu, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!