/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những nghề mưu sinh thời bao cấp: Vẽ truyền thần

1304 08:52, 23/10/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những nghề mưu sinh thời bao cấp: Vẽ truyền thầnẢnh minh họa do tác giả sưu tầm. Nguồn: Internet.
Ở phố Hàng Bột, đoạn ngã ba với phố Hồ Giám bây giờ có hiệu vẽ truyền thần của họa sỹ Nùng Sơn. Hiệu ở số nhà 37, đối diện bên kia là đền Sòng Sơn.

Ông họa sỹ đã già và hiệu truyền thần này cũng có từ lâu, hồi chính quyền Pháp còn cai quản Hà Nội.

Ông hay mặc đồ Tây, áo sơ mi bỏ trong quần và có thêm dây đeo, vòng qua vai xuống tận cạp quần. Phố tôi hồi đấy không ai mặc như ông. Dây đeo theo quần khi đấy, chúng tôi chỉ thấy nó ở trong các họa báo.

Hiệu truyền thần mở thông ra hai bên phố Hàng Bột và phố Hồ Giám. Trong nhà, treo đầy các bức vẽ truyền thần, đa phần đã vẽ xong. Ông họa sỹ có thói quen, thỉnh thoảng lại ra chỉnh sửa ở các bức vẽ đang treo.

Thường ông ngồi bên cửa quay sang phố Hàng Bột để lấy ánh sáng cho khung vẽ đặt quay về phía phố Hồ Giám. Vì vậy lũ trẻ chúng tôi được tận mắt chứng kiến bức vẽ từ lúc mới bắt đầu.

Những bức ảnh truyền thần của ông chỉ tông màu đen trắng nên màu vẽ chỉ là bộ bút chì và gói bột than. Kèm với đó là bó que tre. Cái để nguyên, vót mảnh ở đầu, cái lại được quấn bông, bày ngay ngắn trên cái khay trước mặt.

Ảnh mẫu ông kẹp góc phía trên khung giấy, được kẻ các ô vuông chia tỷ lệ lên tấm nhựa hoặc mica trong suốt áp lên ảnh. Làm thế, không ảnh hưởng tới tấm ảnh gốc. Sau khi dùng cả thước, đo đo đạc đạc phác thảo đường viền khuôn mặt, ông tập trung vào vẽ đôi mắt. Có những lần bọn chúng tôi đi qua, vẫn chỉ thấy đôi mắt ông đang dang dở vẽ. Ông biết để lột tả thần thái người trong ảnh, quan trọng nhất là lột tả đôi mắt. Không phải để cho đẹp theo trí tưởng tượng mà phải đúng với tổng thể khuôn mặt, rất riêng cho từng người. Vẽ thành công đôi mắt, người xem sẽ nhận biết nhân vật, thấy bức truyền thần có hồn, có thần thái, độc đáo và sống động.

Khách của ông toàn là người trên phố. Đôi lúc, họ chỉ trao đổi với ông bằng tiếng Pháp. Những lúc ấy trông ông rạng rỡ, khác hẳn vẻ đăm chiêu khi ông ngồi trước khung vẽ.

Ông họa sỹ ở phố tôi những năm 50, 60 lúc ấy đã già. Chắc ông là lớp người đầu tiên vẽ truyền thần tại Hà Nội.

Sang những năm 1970, 1980 Hà Nội phát triển nghề truyền thần. Thành phố lúc đấy có đến hơn 400 người làm nghề, rải rác từ các phố cổ đến những vùng nông thôn xa xôi. Hợp tác xã truyền thần cũng được thành lập, quy tụ những họa sỹ giỏi của Hà thành. Phụ trách là họa sỹ Nguyễn Bảo Nguyên. Ông có xưởng vẽ riêng tại phố Hàng Ngang, Hà Nội. Năm 2000, ông Nguyên đã mang 14 bức truyền thần của mình sang Nhật triển lãm, được người Nhật và khách quốc tế thán phục.

Hợp tác xã phân công theo dây chuyền, ai thạo công đoạn nào thì nhận công đoạn ấy. Người vẽ mắt, vẽ râu, người vẽ quần áo hay mũ mão. Chính vì chuyên môn hóa như vậy nên các bức truyền thần của HTX ngày càng xuống cấp, khách hàng xa lánh dần. Trong giáo trình các trường mỹ thuật của Việt Nam không dạy nghề vẽ truyền thần. Dù được đào tạo bài bản nhưng khi dấn thân theo nghề truyền thần, người họa sỹ phải đam mê với nghề theo cách của các nghệ nhân, vật vã với từng biểu cảm, đặc biệt là đôi mắt của nhân vật được truyền thần.

Vẽ truyền thần là nghề của các nghệ nhân, các họa sỹ khắp Việt Nam nhưng có lẽ những người như họa sỹ Nùng Sơn (37 phố Hàng Bột), họa sỹ Nguyễn Bảo Nguyên (số 47 phố Hàng Ngang), ông Trần Thịnh (số 24 Hàng Đường) là những người đi tiên phong trong nghề này tại Việt Nam.

Uống Trà Thôi
Theo Chuyện làng quê
0 0 6,377 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bức tranh được bán âm thầm với giá 2.500 tỷ đồng có gì đặc biệt?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3254 09:21, 09/04/2024
2 0 2,367 1.0
Nhiều người thấy khó hiểu khi bức tranh Số 6 (Tím, Xanh lục và Đỏ) của Mark Rothko lại có giá trị cao tới vậy.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, Guillaume Cerutti - Giám đốc điều hành của Christie's, chia sẻ hãng đã bán một bức tranh vào tháng 1 theo thỏa thuận cá nhân với giá "vượt quá 100 triệu USD" (2.500 tỷ đồng), ...
Nét bút tài hoa của Conrad Kiesel thế kỷ 19: Những mỹ nữ sống động như thật
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3250 14:13, 07/04/2024
3 0 2,183 0.0
Những tuyệt tác về những mỹ nhân của họa sĩ người Đức Conrad Kiesel đã được trưng bày nhiều lần tại Triển lãm Quốc tế Paris năm 1900, Triển lãm Quốc tế Rome năm 1909 và 1911.

Vào thế kỷ 19, họa sĩ người Đức Conrad Kiesel, người giỏi vẽ các thiếu nữ và phụ nữ trẻ trung xinh đẹp, đã gặt hái được thành ...
Tướng mạo danh tướng Nhạc Phi trông như thế nào?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3243 09:23, 03/04/2024
3 0 2,696 0.0
Nhắc đến Nhạc Phi là người ta sẽ nhớ đến Nhạc mẫu, người đã tự tay xăm chữ lên lưng con mình 4 chữ “tinh trung báo quốc”. Sau này Nhạc Phi trở thành người đứng đầu trong 4 vị đại tướng danh tiếng nhất thời Tống trung hưng.

Nhạc gia quân tinh nhuệ uy chấn Đại Tống, là đạo quân có khả năng nhất mang ...
Hội họa Phục hưng: Tiziano Vecelli bồi hồi giữa Thiên đường và thế tục
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3240 13:59, 31/03/2024
3 0 2,098 0.0
Với kiến thức độc đáo, gần như Tiziano một mình chống lại trường phái Florence, trường phái đã xuất hiện rất nhiều cao thủ, mà không hề thua kém. Vì vậy, các thế hệ sau này coi Tiziano là người đứng đầu trường phái Venice!

Trước khi bắt đầu câu chuyện về Tiziano Vecelli, danh họa Italia thời Phục hưng, chúng ...
Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổi
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3235 08:54, 27/03/2024
3 0 2,096 0.0
Khi Françoise Gilot chia tay Pablo Picasso sau thời gian yêu đương đầy sóng gió, bà bị danh họa người Tây Ban Nha tìm mọi cách hủy hoại sự nghiệp.

Gilot là bóng hồng duy nhất trong vô số những người tình của Picasso chủ động ruồng bỏ ông. Điều đó khiến họa sĩ người Tây Ban Nha nổi giận và quyết trả thù bằng cách ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!