/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hồng trà ô long - Phẩm trà đặc biệt

1316 08:17, 26/10/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Hồng trà ô long - Phẩm trà đặc biệt
Hồng trà ô long được xếp vào dòng trà hương đặc biệt. Đây là phẩm trà có quy trình sản xuất công phu và khác biệt so với những dòng trà ô long xanh thông thường. Với hương thơm của hoa và mật trái cây kết hợp với màu nước đỏ đậm bắt mắt cùng hương vị tinh tế, hồng trà ô long trở thành phẩm trà được nhiều người yêu thích.

Hồng trà ô long có tên khoa học Camellia Sinensis. Đây là một loại trà rất được ưa chuộng trên thế giới, với mức độ ô xy hóa 85 - 95% làm từ giống trà ô long (gốc trà hương).

Nếu như trà ô long được bán lên men tự nhiên, mức độ lên men nằm trong khoảng từ 8% đến 85%, thì hồng trà ô long được lên men gần như 100% để tạo ra những biến đổi sinh hóa cần thiết. Từ đó làm nên màu sắc và hương vị thành phẩm trà sau này có những đặc tính riêng mà các loại trà khác không có được, đó là màu nước pha đỏ sáng, vị dịu, hương thơm nhẹ. Nhờ quá trình lên men này mà hồng trà ô long chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng oxy hóa, phòng ngừa ung thư, đẩy lùi sự lão hóa tế bào, và bổ sung chất dinh dưỡng thực vật cho cơ thể.

Anh Đặng Tường Lâm - Giám đốc kinh doanh công ty trà Trí Việt chia sẻ: Mức độ oxy hóa chỉ cần lệch một chút xíu là cho ra một mẻ trà ô long khác, quá trình này cần được diễn ra một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Và người sấy định hương cho hồng trà quyết định hương vị cuối của trà, trà ngon hay dở phụ thuộc vào công đoạn cuối này.

Quy trình sản xuất

Để chế biến hồng trà ngon những đọt trà nhỏ chỉ một búp và non được hái chọn lọc, kỹ lưỡng. Ô long khi thu hoạch thường dùng 1 một tôm và 2 lá non. Mỗi lá trà có vị trí đặc biệt tạo nên chất lượng cuối cùng của phẩm hồng trà, búp trà là phần tinh túy quyết định hậu vị

Hái lá trà hay chè là 1 trong những khâu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của trà. Vì vậy, để thu hái, vận chuyển và bảo quản nguyên liệu trà an toàn thì cần thực hiện đúng kỳ, đúng kỹ thuật.

Một đặc điểm của thu hái chè ngon là phải hái vào buổi sáng sớm, khi cây chè búp chè đang ngậm sương, lúc này sẽ cho nguyên liệu ngon nhất để sản xuất, nếu hái chè thái nguyên vào buổi trưa nắng, lá chè sẽ bị cháy nắng, cho ra chất lượng chè thành phẩm không tốt

Lá trà sau khi hái sẽ phải trải qua một giai đoạn là làm héo. Làm héo là quy trình khi lá trà tươi được rải lên những chiếc nong (nia) bằng tre. Sau đó những chiếc nong (nia) được đặt nơi khô ráo và thoáng mát để lá trà héo đi, hay mất đi một phần lượng nước có trong lá trà. Mục đích của giai đoạn này là làm lá trà mất nước, qua đó rút gọn công đoạn chế biến.

Khi làm héo, lượng nước của búp chè giảm đi 38 – 40%, làm cho búp chè dẻo dai hơn giúp cho quá trình vò đỡ giập nát. Sau khi làm héo thì lá trà sẽ được vò ở một nhiệt độ vừa phải. Vò là công đoạn giúp làm rách lớp biểu bì của lá trà. Qua đó giúp chất trà cũng như các thành phần enzyme thoát ra ngoài. Việc này giúp kích hoạt quá trình lên men thành hồng trà của lá trà, đồng thời giúp trà dễ pha hơn khi đã thành phẩm. Vò còn giúp định hình hình dáng lá trà đồng thời tác động lên hương vị trà sau khi chế biến. Lá trà sau khi vò sẽ được lên men bằng cách để ở nơi mát và có độ ẩm cao để lá trà thuận lợi trong việc tiếp xúc với không khí. Lúc này các thành phần enzyme (men) sẽ đóng vai trò là chất xúc tác để chuyển hoá các thành phần của lá trà tươi. Lúc này lá trà từ màu xanh sẽ từ từ chuyển sang màu đỏ như đồng.

Công đoạn cuối cùng của chế biến hồng trà là sấy khô định hương để lá trà ngừng quá trình lên men. Lá trà vừa được sấy, vừa tiếp tục được vò để định hình lá trà. Lúc này hồng trà đã được thành phẩm. Một số vùng trà còn đưa lá trà thành phẩm đi hun khói. Việc này giúp tạo nên hương vị khói riêng của hồng trà, đồng thời giúp bảo quản trà được lâu hơn.

Trà ô long thông thường hay còn gọi là ô long xanh thường lên men từ 40% đến 60%, còn loại lên men cao từ 80% đến 95% sẽ cho ra trà ô long chín hay còn gọi là trà hồng ô long.

Quá trình lên men đã cho trà hồng ô long có hương thơm ngào ngạt của trái cây rừng chín và vị mật tự nhiên. Những lá trà ô long được vo tròn có màu nâu sáng bóng rất đẹp mắt. Nước pha trà cũng sóng sánh ánh đỏ vàng được nhiều người ưa thích.

Chính hương thơm thuần khiết thiên nhiên, sắc màu quyến rũ của chén trà cùng dược tính quý mà trà hồng ô long được mọi người chọn là thức uống mỗi ngày và ô long cũng là phẩm trà thích hợp cho những người mới tập uống.

Uống Trà Thôi
Theo Đời sống tiêu dùng
0 0 7,915 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 3,558 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 3,489 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,950 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 3,420 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 4,024 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!